Khi trẻ có em – tại sao tình trạng nổi loạn lại diễn ra?

Rate this post

Nổi loạn khi trẻ có em là tình trạng diễn ra khá phổ biến ở các gia đình. Có những bố mẹ hiểu được điều này, cùng giúp con vượt qua thời kỳ khủng hoảng của trẻ, nhưng trái lại cũng có những bố mẹ không có sự thấu hiểu ấy, dẫn đến diễn biến tâm lý trẻ ngày càng trở nên phức tạp hơn.

Bạn đang đọc: Khi trẻ có em – tại sao tình trạng nổi loạn lại diễn ra?

1. Biểu hiện nổi loạn của trẻ khi trẻ có thêm em

Gia đình bạn mới đón thêm một thành viên mới và bỗng dưng bé đầu của hai bạn trở nên nổi loạn và ngang bướng, thật là một sự tình cờ thú vị. Tôi dám chắc rằng bé nhà bạn có thể có một số hoặc tất cả những thái độ và hành động sau để chào đón em bé mới:

  • Giận dữ hơn
  • Quấy hơn
  • Có xu hướng bạo lực đối với em bé
  • Và bạo lực cả với bạn
  • Từ chối mọi sự dỗ dành trừ từ mẹ
  • Khó chịu ngủ
  • Khó đi toalet

Khi trẻ có em – tại sao tình trạng nổi loạn lại diễn ra?

Một số bậc phụ huynh cho rằng: “hãy phạt trẻ”, “trẻ phải hiểu rằng, trẻ không còn là ưu tiên số một của ba mẹ nữa”, “bé có thể ghen tỵ, nhưng bạn cần kiểm soát và ngăn chặn điều đó từ trong trứng nước”… Tất cả những lời khuyên này thực tế sẽ làm cho mọi chuyện trở nên tệ hại hơn nhiều.

Nếu bạn ở trong tình huống này, hãy ưu tiên cho bé lớn vì sự thực bé đang bị tổn thương. Thế giới của bé đã bị đảo lộn và bé đang thấy buồn hơn bao giờ hết. Tại sao ư? Bạn hãy tưởng tượng kịch bản sau nhé:

“Bạn trở về nhà vào buổi tối, người yêu của bạn đang đợi sẵn ở cửa và hào hứng báo với bạn rằng bạn sắp có thêm tình địch, cả ba người sẽ sống chung và người yêu của bạn cam đoan rằng mọi người sẽ hạnh phúc, mọi thứ sẽ rất tuyệt. Ban đầu bạn có thể buồn đôi chút nhưng người yêu bạn tin rằng hai người sẽ là bạn tốt và tình yêu của cô ấy đủ lớn cho cả hai người.”

Bạn sẽ cảm thấy thế nào? Giận dữ? Buồn hay sốc? Và tự hỏi rằng tại sao phải cần thêm người khác, một mình bạn là chưa đủ hay sao? Bạn sẽ không được quan tâm nữa sao? Việc này nghe có vẻ buồn cười, nhưng bạn hãy cứ tưởng tượng mình trong hoàn cảnh đó và bạn sẽ hiểu được tâm trạng của con mình. Bé không yêu cầu có thêm em. Cuộc sống của bé đang rất tuyệt vì được bạn quan tâm 100% và bây giờ chỉ còn 50%. Tại sao bạn lại cần thêm em bé? Một mình bé với bạn là chưa đủ hay sao?

Khi trẻ có em – tại sao tình trạng nổi loạn lại diễn ra?

Quay trở lại tình huống trên, trong hoàn cảnh như vậy bạn có thể, theo bản năng, trút giận lên người thứ ba kia, vì anh ta chính là nguồn cơn làm cho cuộc sống của bạn bị phá rối. Đồng thời, bạn có thể hét lên, khóc và đau khổ cho rằng chuyện này thật không công bằng. Có khi tối bạn còn không ngủ được. Ở góc độ của trẻ đang độ tuổi tập đi hay học mẫu giáo, trẻ cũng có thể cảm nhận và hành động tương tự. Và điều tệ nhất mà bạn – ở vị trí cha mẹ – có thể làm là càng làm cho vấn đề nghiêm trọng hơn bằng cách cho rằng trẻ hư và áp dụng hình phạt. Khi làm như vậy, bạn vô tình làm cho trẻ cảm thấy mình bị phớt lờ và đẩy bé xa bạn hơn. Cũng chính vì cách xử lý này khiến cho tâm lý trẻ khi có em càng thực sự trở nên phức tạp hơn. 

2. Vậy, bạn nên làm gì?

Hãy tham khảo một số gợi ý sau đây để ứng phố với sự thay đổi tâm lý của trẻ khi có em nhé:

2.1 Đồng cảm

Trước hết bạn phải đồng cảm với bé và hiểu cảm giác của con. Hãy cố gắng quan sát đằng sau hành động có vẻ như hư đốn, ngang bướng là gì. Tất cả những thái độ và hành vi đó thể hiện sự giao tiếp của bé đối với bạn. Bé chỉ muốn cho bạn thấy bé đang bị tổn thương mà thôi. Bé càng chống đối nghĩa là sự tổn thương càng lớn.

2.2 Con vẫn là em vé của ba mẹ

Hãy ngừng gọi bé là anh lớn, chị lớn. Khi bạn có thêm con, bé đầu nghiễm nhiên trở nên “lớn” hơn, tuy nhiên thực tế bé vẫn còn là trẻ con. Và nếu mọi sự chú ý trong gia đình đều dành cho thành viên “nhỏ” mới xuất hiện thì việc là “người lớn” sẽ chẳng có gì là thích thú đối với bé. Vì vậy thay vì coi bé là “người lớn”, hay nói những câu nói không nên , hãy nói với bé “con vẫn là em bé của ba/ mẹ” sẽ làm cho bé thấy dễ chịu hơn nhiều.

Tìm hiểu thêm: Nhận biết trẻ bị sởi qua 4 thời kỳ của bệnh và những lưu ý cơ bản dành cho phụ huynh

Khi trẻ có em – tại sao tình trạng nổi loạn lại diễn ra?

2.3 Dành thời gian cho bé lớn

Hãy luôn phiên dành thời gian riêng (không có mặt em bé) cho bé lớn, đặc biệt là mẹ. Bạn thường thấy khi có thêm em bé, các gia đình thường sắp xếp lịch để bố là người chăm sóc bé lớn. Tuy nhiên bạn nên làm điều ngược lại, hãy để bố chăm sóc em bé một khoảng thời gian nào đó trong ngày và bạn ở bên cạnh bé lớn. Bên cạnh đó, bạn hãy tranh thủ thời gian không cho em bé bú để chơi với con lớn.

2.4 Đừng thay đổi đột ngột vì tính nhất quán giúp trẻ cảm thấy an toàn hơn

Hãy cố gắng không thay đổi mọi thứ quá nhiều ít nhất 3 tháng trước và sau khi đón thành viên mới. Chắc chắn bạn không muốn bé lớn phải đối mặt với điều gì đó quá mới mẻ đến nỗi qua đó gây tác động tới em bé. Ví dụ, đừng dời bé đi khỏi phòng, hay giường ngủ của hai bạn (nếu bé ngủ chung) để dành chỗ cho em bé. Đừng cố gắng dạy bé lớn ngồi bô trong khoảng 6 tháng thai kỳ và ít nhất đến khi em bé được 3 tháng tuổi. Bạn cũng đừng thay đổi nhà trẻ nếu có thể. Tính nhất quán sẽ giúp cho bé cảm thấy an toàn trong thế giới của mình.

Khi trẻ có em – tại sao tình trạng nổi loạn lại diễn ra?

>>>>>Xem thêm: Nứt kẽ hậu môn ở trẻ: Mẹ không thể xem thường

2.5 Hãy giao cho trẻ một số trách nhiệm

Hãy yêu cầu trẻ giúp đỡ em bé: lấy tã, đồ ngủ hay vú da cho em bé. Bé càng cảm thấy mình có vai trò nào đó trong việc chăm sóc em bé thì càng tốt. Bạn cũng có thể mua búp bê cho bé, hãy chọn búp bê cùng giới tính với em của bé và khi bạn thay tã hoặc cho em bé ăn, hãy gợi ý cho bé làm tương tự với búp bê. Hiểu tâm lý trẻ và hãy chắc chắn rằng bạn khích lệ trẻ và nhấn mạnh vai trò của bé trong việc chăm sóc em bé và đừng quên cám ơn con vì điều đó.

Theo thời gian, hy vọng rằng bạn có thể tạo dựng được tình cảm khắng khít giữa các con, tuy nhiên trong khoảng thời gian ban đầu, sẽ khá khó khăn cho tất cả các thành viên trong gia đình. Bạn hãy nhớ rằng con đầu lòng của bạn thể hiện thái độ bướng bỉnh không phải vì khi có thêm em làm bé ghen tỵ mà vì, bé buồn và bối rối nhiều hơn. Bạn cũng nên chấp nhận sự thật là đôi khi, có thể là nhiều lần, bạn không thể đáp ứng được nhu cầu của bé. Thêm một điều nữa: bạn cũng chỉ là người bình thường nên đôi lúc bạn phải nhìn thấy con trẻ phải khóc là điều không tránh khỏi.

Theo HuffPost UK

Lily Nguyễn lược dịch

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *