Khi nào nên cho trẻ ăn dặm và những điều mẹ cần lưu ý

Rate this post

Khi nào nên cho trẻ ăn dặm là câu hỏi được rất nhiều cha mẹ quan tâm. Bởi lẽ, nhiều người vẫn truyền miệng nhau rằng nếu thấy trẻ bắt đầu cứng cáp, có dấu hiệu thèm ăn, chứng tỏ con đã bước vào giai đoạn ăn dặm. Điều này có hợp lý và đáng tin cậy không? Blogtretho.edu.vn sẽ giúp các bố mẹ giải đáp thắc mắc này, cùng những lưu ý liên quan, thông qua bài viết dưới đây.

Bạn đang đọc: Khi nào nên cho trẻ ăn dặm và những điều mẹ cần lưu ý

Khi nào nên cho trẻ ăn dặm và những điều mẹ cần lưu ý

1. Điều mẹ cần biết khi cho trẻ ăn dặm

Thể trạng và sự phát triển mỗi trẻ là hoàn toàn khác nhau. Nhiều mẹ nghĩ đơn giản là chỉ cần thấy con cứng cáp hơn là có thể bắt đầu cho trẻ ăn dặm, mà không cần biết khi nào nên cho trẻ ăn dặm sẽ hợp lý, tốt cho sức khỏe của con. Lời khuyên cho các mẹ là phải thật sự hiểu con mình để phân tích được thời gian chính xác cho trẻ ăn dặm, giúp trẻ có thể hấp thụ được trọn vẹn nguồn dinh dưỡng từ thức ăn. Trên thực tế, ăn dặm không thể hoàn toàn thay thế sữa. Khi trẻ không bú mẹ nữa thì bạn nên thay thế sữa mẹ bằng sữa bột, có thể cho bé bú bình hoặc uống bằng ly. Sữa là nguồn dinh dưỡng tốt, giàu canxi nên cực kỳ quan trọng với trẻ.

Ngoài ra, để có thể chế biến những món ăn dặm thơm ngon, bổ dưỡng dành cho nhóc yêu nhà mình, các mẹ nên thực hiện theo những điều sau đây:

1.1 Những điều nên làm

  • Chọn thực phẩm tươi ở các cửa hàng thực phẩm sạch, mua ngày nào dùng hết ngày đó.
  • Dùng trái cây và rau ngay sau khi mua về.
  • Hấp rau củ hoặc nấu chín với ít nước (giúp giữ được các vitamin trong quá trình đun nấu).
  • Nấu chín kỹ thức ăn: thịt, cá, trứng…

Khi nào nên cho trẻ ăn dặm và những điều mẹ cần lưu ý

1.2 Những điều nên tránh

  • Cho bé ăn thức ăn thừa.
  • Đun nấu quá lâu rau củ (vì sẽ hủy hết vitamin).
  • Khi chế biến thức ăn với khối lượng lớn, đừng để nguội thức ăn trước khi cho vào tủ lạnh (vì vi khuẩn sẽ có cơ hội sinh sôi) mà hãy đặt thức ăn nóng vào đĩa lạnh, đậy kín nắp lại và cho vào tủ lạnh.
  • Dùng nhiều chất béo bão hòa (mỡ động vật, bơ).
  • Dùng nhiều muối, đường.
  • Khi mới tập ăn, không nên cho bé ăn phô-mai mềm, lòng đỏ trứng, đậu phộng tán nhuyễn sẽ làm bé dễ bị sặc.

Ăn dặm là bữa ăn đầu đời của trẻ, quan trọng không phải chỉ vì cung cấp những dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển mạnh mẽ của trẻ, mà còn giới thiệu thế giới muôn ngàn mùi vị của thức ăn. Những bữa ăn đầu đời này sẽ định hướng cảm nhận ẩm thực, thói quen ăn uống cho trẻ.

Tìm hiểu thêm: Cách chữa táo bón cho trẻ sơ sinh hiệu quả mẹ cần bỏ túi ngay

Khi nào nên cho trẻ ăn dặm và những điều mẹ cần lưu ý

Tùy thể trạng từng bé, bạn có thể tập cho con nhỏ ăn đặc (ăn dặm) từ từ, bắt đầu từ 6 tháng tuổi trở đi. Gọi là ăn dặm vì đây là những bữa ăn tập dần cho trẻ làm quen với thức ăn đặc. Các mẹ cần nhớ rằng bữa ăn dặm không thể thay thế được sữa mẹ hoặc sữa bột ngay tức thời, mà phải xen kẽ. Thoạt đầu, mẹ chỉ cần cho trẻ ăn vài muỗng bột để làm quen. Nhưng khi con đã khoái khẩu rồi và hệ tiêu hóa của trẻ cũng đã làm quen với thức ăn, thì bạn tăng dần thành bữa chính.

2. Khi nào nên cho trẻ ăn dặm

  • Nếu mẹ đủ sữa, trẻ tăng cân tốt (500 – 600 g/tháng) và mẹ có điều kiện thì hãy cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, chỉ cho trẻ bắt đầu ăn dặm khi trẻ tròn 6 tháng tuổi.
  • Chỉ cho bé ăn dặm từ 4 – 6 tháng tuổi trong trường hợp:

– Mẹ phải đi làm sớm, không có điều kiện cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu

– Trẻ được bú sữa mẹ hoàn toàn và đúng cách nhưng không tăng cân tốt

– Trẻ bị đói sau khi cho bú, nhưng lại từ chối sữa

– Trẻ thức dậy nhiều lần vào ban đêm và đòi bú, thời gian giữa các cữ bú ngắn dần.

– Nếu trẻ 4 tháng tuổi tăng 200g mỗi tuần thì có thể lùi thời điểm ăn dặm đến tháng thứ 5 hoặc thứ 6. Nếu không đạt mức tăng trường như vậy, trẻ cần được tập ăn dặm, vì có thể sữa mẹ lúc này không còn đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng.

  • Thời điểm để tập cho trẻ ăn dặm tốt nhất là khi trẻ được 6 tháng tuổi. Các mẹ không nên để đến khi trẻ được 7 – 8 tháng tuổi mới cho ăn dặm vì lúc này trẻ đã quá quen với việc bú sữa, khó chấp nhận các thực phẩm có mùi vị và độ đặc, loãng khác sữa, cũng không quen với việc ăn bằng thìa. Và như thế, việc cho trẻ ăn dặm sẽ gặp nhiều khó khăn.

Khi nào nên cho trẻ ăn dặm và những điều mẹ cần lưu ý

>>>>>Xem thêm: Em bé khỏe nhờ những động tác vận động đơn giản mẹ siêng thực hiện

Khi nào nên cho trẻ ăn dặm và mẹ cần lưu ý những gì để chế biến những bữa ăn dặm thật tốt cho con – câu hỏi này đã được giải đáp khá cụ thể thông qua những chia sẻ ở trên. Hy vọng rằng các mẹ có thể tạo ra những bữa ăn dặm hoàn hảo cho trẻ để trẻ phát triển khỏe mạnh.

Hạnh Sử tổng hợp

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *