Thai nhi 10 tuần tuổi, con yêu của bạn đã có nhiều sự phát triển rõ nét hơn và bạn cũng có những sự thay đổi rõ rệt, cùng xem điều thú vị đó là gì nhé.
Bạn đang đọc: Khám phá sự phát triển của thai nhi 10 tuần tuổi
1. Những thay đổi lớn của thai nhi 10 tuần
So với những tuần trước, bé con của bạn đã lớn hơn hẳn và có thể tính ra được trọng lượng rồi đấy. Lúc này chiều dài cơ thể tầm từ 3-4cm và nặng khoảng 5g. Bắt đầu từ thời điểm này thì bạn đã có thể theo dõi cụ thể về cân nặng của con yêu qua từng tuần một.
Vào tuần thứ 10, phần đuôi của bào thai sẽ không còn nữa và phần cổ bắt đầu hình thành. Đầu của bé vẫn có chiều dài chiếm 1/2 trên tổng kích thước của cơ thể đồng thời phần trán nhô cao lên, đây hoàn toàn là những biểu hiện phát triển bình thường của bé nên các mẹ không có gì phải lo lắng hết. Điều thú vị nhất trong tuần này là não bộ đã có thể kết nối với các dây thần kinh và cơ, nhờ vậy bé chuyển động được chân tay và nuốt chất lỏng.
Mẹ sẽ thấy thích thú hơn khi biết rằng bàn tay nhỏ xíu của con trong tuần này đã có thể nắm lại và thả ra rồi đấy. Tuy nhiên thì đây là một động tác ngẫu nhiên chứ không phải do não bộ của bé điều khiển hành động. Không chỉ có vậy, sang tuần này mí mắt của bé đã lộ diện, chồi răng hình thành, lưỡi cũng dần hoàn thiện đồng thời phần xương phát triển rất nhanh.
Các cơ quan chính của thai nhi 10 tuần tuổi đang dần phân hóa các chức năng và cùng nhau hoạt động. Tinh hoàn hoặc buồng trứng cũng đang trong giai đoạn hoàn thiện nhưng lúc này thì còn quá sớm để có thể biết chính xác giới tính của bé. Nhịp tim của bé đập nhanh gấp nhiều lần so với cơ thể trưởng thành – khoảng 180 lần/phút. Và cuối tuần thứ 10, các ngón tay và chân sẽ được tách rời nhau hoàn toàn, ngoài ra móng chân tay, tóc và lông tơ cũng đã xuất hiện.
2. Mẹ bầu thay đổi thế nào khi thai nhi 10 tuần tuổi?
Tìm hiểu thêm: 10 loại thuốc chống rạn da cho bà bầu được nhiều mẹ tin dùng
Sang tuần thứ 10 thì mẹ bầu vẫn còn phải mệt mỏi nhiều vì những cơn ốm nghén hành hạ liên tục. Tùy vào thể trạng của từng người, có người sẽ thấy nhức đầu kéo dài, có người lại thấy đau lưng hoặc cả hai tình trạng trên. Đặc biệt là thời điểm này rất dễ mắc phải những chứng viêm nhiễm âm đạo nếu không biết cách chăm sóc đấy. Thai nhi bây giờ còn quá nhỏ nên dường như thân hình của mẹ bầu chưa có gì thay đổi nhiều, vòng eo và ngực có thể đầy hơn một chút và làn da bắt đầu sạm nhẹ.
3. Mẹ bầu cần làm gì?
>>>>>Xem thêm: Rau bám mặt trước có phải nhau tiền đạo không?
Thăm khám bác sĩ định kỳ là điều nên làm để theo dõi sát sao sự phát triển của con yêu đồng thời lắng nghe tư vấn về chế độ dinh dưỡng cũng như cách chăm sóc để giúp cho thai nhi phát triển khỏe mạnh và đảm bảo cho cả sức khỏe của mẹ. Thời điểm thai nhi 10 tuần tuổi khá là “nhạy cảm” nên các mẹ tránh vận động mạnh và ăn uống tùy tiện. Không nên lạm dụng các chất kích thích, ăn nhiều rau xanh, các loại thịt đỏ, rau củ quả tươi nhiều dinh dưỡng, uống nhiều nước mỗi ngày và vận động nhẹ nhàng.
Blogtretho.edu.vn (Tổng hợp)