Bà bầu hút thuốc sẽ gây ra nhiều nguy hiểm cho thai nhi hơn những gì chúng ta vẫn biết. Cụ thể, khói thuốc lá có thể làm thay đổi ADN của bé.
Bạn đang đọc: Hút thuốc khi mang thai có thể làm biến đổi ADN của trẻ
Tìm hiểu thêm: Thai chậm phát triển phải làm sao – nguyên nhân và cách phòng tránh mẹ bầu nên biết
>>>>>Xem thêm: 6 nguy cơ về sức khỏe thường gặp ở trẻ sinh non, mẹ ơi đừng bỏ qua!
Khói thuốc lá có thể làm thay đổi chuỗi ADN của thai nhi về mặt hóa học
Phát hiện trên là một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí American Journal of Human Genetics. Nó cho thấy mối liên quan giữa khói thuốc mẹ đã hút trong lúc mang thai và các biến chứng sức khỏe của thai nhi sau khi chào đời. Đây là một bằng chứng mạnh mẽ, giúp củng cố thêm những luận điểm cho rằng khói thuốc lá có thể làm thay đổi chuỗi ADN của thai nhi về mặt hóa học.
Khói thuốc lá làm thay đổi chuỗi ADN của trẻ
Các nhà nghiên cứu đã thu thập các mẫu máu được tìm thấy trong dây rốn thai nhi của hơn 6.000 bà mẹ. Đồng thời, họ cũng thông qua các bảng câu hỏi nhằm xác định xem các bà mẹ này có thuộc một trong các nhóm: “hút thuốc dài hạn” (nghĩa là hút thuốc khi mang thai), không hút thuốc, hút thuốc thường xuyên hay ngưng hút thuốc trước khi mang thai.
Kết quả nghiên cứu đã giúp các nhà khoa học xác định được các gen chịu ảnh hưởng và giải thích cho mối liên hệ giữa khói thuốc và sức khỏe của thai nhi. Trước đây, những nghiên cứu tương tự với quy mô nhỏ hơn cũng đã xem xét mối liên kết này. Tuy nhiên, nghiên cứu lần này trên quy mô lớn hơn và nó có thể giúp chúng ta hiểu được lý do tại sao khói thuốc lá lại có thể tàn phá thai nhi.
Nhà Dịch tễ học, Bác sĩ Stephanie London (thuộc Viện Khoa học Sức khỏe môi trường Quốc gia) và là đồng tác giả của nghiên cứu này cho biết các nhà nghiên cứu đã nhìn thấy những biến đổi về di truyền ngoại gen (epigenetics – những thay đổi trong biểu hiện gene và những chức năng khác của gene, những thay đổi này không liên quan đến trình tự của ADN và có thể di truyền được) ở trẻ sơ sinh có mẹ hút thuốc lá trong thai kỳ. Đây là một dạng tiếp xúc qua đường máu. Mặc dù thai nhi không hít phải khói thuốc nhưng có rất nhiều thứ có thể truyền qua nhau thai. Thậm chí, trong một phân tích khác còn cho thấy những biến đổi ADN này vẫn có thể xảy ra khi trẻ trưởng thành nếu mẹ đã từng hút thuốc trong thai kỳ.
Với các trẻ sơ sinh có bà mẹ hút thuốc trong thai kỳ, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy rất nhiều trường hợp ADN đã bị biến đổi về mặt hóa học, khác hẳn so với các trẻ sơ sinh trong nhóm “không hút thuốc”. Các bộ gen bị ảnh hưởng có liên quan đến phổi, sự phát triển của hệ thống thần kinh, các bệnh ung thư, các dị tật bẩm sinh (bao gồm sứt môi) và nhiều hơn thế.
Tại sao hút thuốc lại gây ra dị tật bẩm sinh?
Nghiên cứu này sẽ còn tiếp tục đi sâu để trả lời cho câu hỏi tại sao hút thuốc lại gây ra dị tật bẩm sinh nhất định trên mức độ di truyền. Tuy nhiên, trước mắt, theo bác sĩ London “Methyl hóa (không làm thay đổi trình tự ADN nhưng có thể điều chỉnh mức độ biểu hiện của gen) có thể bằng cách nào đó đã tham gia vào quá trình biến đổi này”.
Blogtretho.edu.vn
Nguồn: FP