Hút thai bị sót nếu không được phát hiện kịp thời sẽ ảnh hưởng đến chức năng sinh sản sau này của chị em phụ nữ. Để tránh những di chứng về sau, nếu có quyết định hút thai, nhất thiết bạn cần lựa chọn một cơ sở y tế chất lượng và uy tín để thực hiện.
Bạn đang đọc: Hút thai bị sót và những điều lưu ý chị em cần nắm kĩ
Hút thai bị sót không chỉ khiến bạn bị vô sinh mà còn có thể ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng. Khi có dấu hiệu bất thường nào xảy ra sau khi hút thai, bạn phải lập tức đến ngay bệnh viện để bác sĩ có giải pháp xử lý phù hợp.
Contents
1. Hút thai bị sót là gì?
Hút thai bị sót có thể hiểu là tình trạng bị sót thai hoặc sót nhau thai khi tiến hành hút thai ra khỏi tử cung thai phụ, Hút thai bị sót rất nguy hiểm bởi vì bạn có thể bị viêm nhiễm, viêm tử cung, tắc vòi trứng, vô sinh, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng, nếu như băng huyết quá nhiều, mà không có biện pháp xử lý.
2. Sót thai, sót nhau thai và biến chứng
Hiện tượng sót thai hay sót nhau thai đều là những trường hợp rất nguy hiểm. Chính vì vậy khi có dấu hiệu bất thường sau hút thai, nhất thiết cần phải có các cách giải quyết an toàn cho sức khỏe. Một số người vẫn có thái độ chủ quan khi phát hiện triệu chứng của sót thai, sót nhau. Nếu không có biện pháp khắc phục kịp thời thì nguy cơ vô sinh, hiếm muộn rất cao.
Biến chứng của việc hút thai bị sót thai hay nhau thai thường gặp là chảy máu âm đạo nghiêm trọng, ứ máu trong tử cung, rách tử cung, thủng tử cung, nhiễm trùng, rong kinh, dính buồng tử cung gây vô kinh, dễ khiến mang thai ngoài tử cung và vô sinh,…
3. Các nguyên nhân cơ bản bị sót thai sau khi sinh
Có khá nhiều nguyên nhân khiến thai bị sót, dưới đây là một số nguyên nhân cơ bản:
- Sản phụ có nhau thai bám sâu vào thành tử cung, trong quá trình lấy ra nhau bị đứt hoặc không lấy hết.
- Nhau thai có thể dính vào vết sẹo lần trước mổ đẻ hay vết rạch nào đó ở tử cung gây nên.
Tìm hiểu thêm: Thuốc ngừa thai Drosperin có an toàn và chất lượng không?
- Những chị em đã từng thực hiện hút thai có thể bị sót nhau do phần này dính vào tử cung bi viêm nhiễm.
- Bên cạnh đó, do bác sĩ không lấy kỹ và không hết phần nhau thai.
Dấu hiện nhận biết rõ ràng nhất khi bị sót nhau thai đó là hiện tượng xuất huyết bất thường. Sau khi thực hiện thủ thuật này bạn sẽ bị chảy dịch nhưng nếu dịch quá nhiều, có mùi hôi khó chịu, màu đen, đau bụng dưới liên tục kèm theo sốt ớn lạnh… thì chị em phải lập tức đi khám, siêu âm để chẩn đoán kết quả cuối cùng.
4. Sau khi hút thai nên làm gì?
Hút thai rất ảnh hưởng đến sức khỏe của người phụ nữ. Vì vậy, bạn phải có những chế độ chăm sóc hợp lý để cơ thể nhanh chóng được hồi phục.
- Sau khi hút thai phải uống thuốc và tái khám sau 2 tuần đúng quy định của bác sĩ. Kiêng quan hệ tình dục ít nhất 1 tháng để tử cung có thời gian hồi phục.
- Bổ sung nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể như rau xanh, củ quả, thịt bò, thịt nạc, trứng, sữa… để bù lại lượng máu đã bị mất đi.
- Có chế độ nghỉ ngơi phù hợp, không làm việc quá sức, không thức quá khuya. Trường hợp khó ngủ có thể vận động nhẹ, đi bộ hoặc đến những nơi không khí trong lành để hít thở.
>>>>>Xem thêm: Nạo phá thai ảnh hưởng gì đến việc mang thai sau này của phụ nữ?
- Tuyệt đối không được tự ý thụt rửa vùng kín. Mọi quy trình vệ sinh âm đạo phải thực hiện theo sự chỉ dẫn của bác sĩ. Khi có dấu hiệu bất thường lập tức đến trung tâm y tế để thăm khám.
Hút thai bị sót nếu được phát hiện kịp thời, bác sĩ sẽ hút nốt phần còn lại ra bên ngoài và sử dụng kháng sinh để tránh tình trạng viêm nhiễm. Tuy nhiên, trường hợp không xử lý đúng và kịp thời đều dễ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng, khó cứu vãn. Hy vọng với bài viết này, chị em có thêm thông tin cần thiết, để từ đó tự biết cách bảo vệ bản thân khỏi các di chứng, biến chứng nếu gặp phải do sót nhau khi hút thai.
Tuyết Nguyễn tổng hợp