Trẻ sốt co giật là một trong những nỗi ám ảnh của các bậc phụ huynh vì nếu không xử lý kịp thời hoặc để hiện tượng này diễn ra liên tục, co giật kéo dài có thể khiến trẻ gặp nhiều tổn thương và nguy hiểm.
Bạn đang đọc: Hướng dẫn cha mẹ 5 bước cấp cứu đúng cứu mạng trẻ khi bị sốt co giật
Việc xứ lý trẻ bị co giật cũng cần phải thực hiện chính xác để bảo toàn tính mạng của trẻ. Hiện nay, phần đa phụ huynh đều xử lý sai do tâm lý hoảng loạn lúc trẻ co giật, do đó, các mẹ hãy nằm lòng những bước xử lý sau để khi tình huống xảy ra, chúng ta có thể dễ dàng bình tĩnh thực hiện.
Contents
1. Hiểu đúng về sốt co giật
Sốt co giật có gây tổn thương não? Và vì sao lại có hiện tượng co giật khi trẻ bị sốt? Đây là 2 câu hỏi phổ biến nhất mà cha mẹ băn khoăn khi trẻ bị sốt co giật. Trả lời được 2 câu hỏi này, bậc cha mẹ sẽ hiểu đúng về sốt co giật để bình tĩnh xử lý tốt hơn.
Sốt co giật có gây tổn thương não?
Các nghiên cứu cho thấy, không có sự khác biệt về trí tuệ của các trẻ bị co giật khi sốt so với anh em cùng cha mẹ không bị co giật do sốt. Co giật không phải là dấu hiệu trẻ bị động kinh như nhiều người thường nghĩ . Chỉ 2 – 4% trẻ bị co giật do sốt mắc động kinh sau này hay 10 – 20% người bị động kinh có tiền sử co giật do sốt cao. Và nếu bị động kinh, các cơn co giật thường kéo dài trên 15 phút hoặc có nhiều cơn trong 24h đầu. Điều này liên quan tới bệnh lý thần kinh sẵn có của trẻ và không phải do trẻ bị sốt, sau đó co giật mà trẻ bị động kinh.
Như vậy, sốt co giật không hề gây tổn thương não như cha mẹ vẫn lầm tưởng. Sốt co giật chỉ gây tổn thương não khi trong quá trình co giật trẻ bị tổn thương như trẻ bị va chạm mạnh vào phần đầu khi co giật.
Ngoài ra, sau khi trẻ bị co giật do sốt, trẻ sẽ thường ngủ lịm đi có thể tới cả giờ, sau đó tỉnh lại vẫn lờ đờ, một số trẻ có thể ngừng thở do cha mẹ không xử lý đúng và nhét dị vật vào đường thở.
Vì sao có hiện tượng sốt co giật ở trẻ?
Chúng ta luôn nghĩ rằng sốt cao sẽ gây ra co giật. Thực tế không phải vậy, nhiều trẻ chỉ cần sốt 38 độ C vẫn co giật. Lý giải về điều này, các bác sĩ cho biết, nguyên nhân chính của co giật là do nhiệt độ thay đổi quá nhanh trong thời gian ngắn dẫn đến co giật và các cơn co giật thường kéo dài không quá 5 phút. Sau khi tỉnh dậy trẻ lờ mờ chậm chạp và ngủ nhiều.
2. Các bước xử lý khi trẻ bị co giật đúng cách
Tìm hiểu thêm: Cách dạy trẻ 2 tuổi cực hay bố mẹ nên tham khảo ngay đừng bỏ lỡ
>>>>>Xem thêm: Cách chăm sóc trẻ mùa lạnh và những điều cơ bản cha mẹ cần lưu ý
Bước 1: Cần gọi người giúp đỡ ngay.
Bước 2: Cho trẻ nằm nghiêng sang một bên và giữ cho trẻ ở tư thế an toàn (chân duỗi, chân co). Cần tránh cho trẻ lật ngửa trở lại và không được giữ trẻ quá chặt vì có thể làm gãy tay chân của trẻ. Đây là bước quan trọng nhất trong các bước xử lý. Bởi vì khi trẻ co giật nằm nghiêng sẽ tránh cho trẻ bi sặc do hít phải đờm dãi, chất nôn từ dạ dày vào đường thở. Do đó, khi trẻ co giật cần cho nằm nghiêng ngay để cứu trẻ và cơn co giật sẽ tự hết nếu trẻ không hề có dấu hiệu bệnh lý thần kinh trước đó.
Bước 3: Không nhét bất kỳ vật gì vào miệng trẻ vì không có tác dụng gì cả, thậm chí còn tăng thêm tổn thương như gãy răng, rách môi, lưỡi và lợi. Hầu hết cha mẹ đều tin rằng trẻ co giật sẽ cắn lưỡi, các bác sĩ khẳng định hoàn toàn không có hiện tượng này. Trẻ sẽ không cắn lưỡi khi bị co giật do đó cha mẹ bình tĩnh xử lý và không cần đưa vật gì vào miệng trẻ.
Bước 4: Khi trẻ co giật cần cho trẻ nằm trên mặt phẳng an toàn, không gần lửa, điện hay dụng cụ làm tổn thương trẻ.
Bước 5: Gọi xe cấp cứu.
Các mẹ lưu ý, sau co giật khoảng 5 phút trẻ sẽ trở lại bình thường, tuy nhiên, cha mẹ nên đưa trẻ đi bệnh viện để tìm hiểu thêm các nguyên nhân gây co giật.
Blogtretho.edu.vn (Tổng hợp)