Chứng “muộn phiền sau sinh” – baby blues syndrome là dạng ít nghiêm trọng nhất của rối loạn trầm cảm sau sinh. Nhưng, bạn cũng không nên bỏ qua những biến đổi đang diễn ra trong chính cơ thể mình. Nhiều phụ nữ cảm thấy bối rối với việc phải đấu tranh với nỗi buồn phiền sau sự kiện đáng vui mừng là mới sinh em bé – thành viên mới trong gia đình. Và thường họ không muốn nói gì về điều đó. Nếu nói ra được những cảm xúc, thay đổi và khó khăn này thì đây sẽ là một trong những cách tốt nhất để ứng phó với chứng “muộn phiền sau sinh”.
Bạn đang đọc: Hội chứng muộn phiền sau sinh – Baby blues syndrome
Contents
1. Hội chứng muộn phiền sau sinh có triệu chứng như thế nào
Khoảng 70 – 80% tất cả phụ nữ mới sinh con đều trải qua một số cảm xúc tiêu cực, hay những thay đổi tâm trạng.
Thường thì các triệu chứng của “muộn phiền sau sinh” sẽ phát triển mạnh mẽ trong vòng 4 đến 5 ngày sau khi sinh. Dù rằng các triệu chứng này còn tùy thuộc vào việc sinh con diễn ra như thế nào nhưng chúng vẫn có thể được nhận biết sớm.
Các triệu chứng của “muộn phiền sau sinh” bao gồm:
- Khóc lóc, ủ rũ không rõ nguyên do
- Thiếu kiên nhẫn
- Khó chịu
- Bồn chồn
- Lo lắng
- Mệt mỏi
- Mất ngủ (ngay cả lúc em bé đã ngủ)
- Buồn rầu
- Thay đổi tính khí
- Kém tập trung
2. Nguyên nhân của chứng baby blues
Sau khi sinh con, cơ thể của bạn sẽ thay đổi một cách nhanh chóng. Nồng độ hormone giảm, sữa chảy ra và bầu ngực ứ sữa. Vì vậy, bạn sẽ cảm thấy rất mệt mỏi. Những biến đổi hiện tại về cơ thể có thể dẫn đến hội chứng muộn phiền sau sinh.
Các yếu tố về cảm xúc cũng góp phần gây nên trạng thái muộn phiền. Bạn sẽ cảm thấy lo lắng về tình trạng khỏe mạnh của con mình, về quá trình chuyển giao để trở thành một người mẹ. Hoặc bạn lo lắng về khả năng thích nghi điều chỉnh với những thói quen mới. Đồng thời, những trách nhiệm mới xuất hiện sẽ khiến bạn cảm thấy bị choáng ngộp và mệt mỏi hơn.
3. Cách nhận biết hội chứng muộn phiền sau sinh
Chúng ta thường nhầm lẫn hội chứng muộn phiền sau sinh với rối loạn trầm cảm sau sinh . Vì chúng có những triệu chứng rất giống nhau. Vậy làm cách nào để bạn nhận biết được là mình đang mắc chứng muộn phiền sau sinh hay bệnh lý trầm cảm?
Vào những tuần đầu tiên sau khi sinh con , bạn sẽ trải qua những biến động về mặt cảm xúc. Nhưng nếu bạn tiếp tục rơi vào trạng thái này trong hơn từ 2 đến 3 tuần sau sinh thì hãy liên hệ với bác sĩ hoặc nữ hộ sinh ngay. Như vậy, bạn sẽ được trợ giúp chuyên môn.
Bạn cũng hãy tìm đến các nhà chuyên môn ngay khi có thể nếu:
- Bạn từng mắc chứng trầm cảm .
- Trong gia đình có người thân bị trầm cảm.
- Xuất hiện những triệu chứng đặc biệt gây khó chịu như có ý nghĩ tiêu cực, cảm xúc lo âu.
Tìm hiểu thêm: Trẻ em bao nhiêu độ là sốt – những điều quan trọng mẹ nên biết
4. Phương hướng điều trị hội chứng muộn phiền sau sinh
Tin tốt lành là hội chứng “muộn phiền sau sinh” không phải là một bệnh lý và nó sẽ tự biến mất. Không có phương pháp điều trị nào hữu hiệu hơn sự quan tâm, hỗ trợ từ gia đình và bạn bè. Kết hợp với đó là việc bạn nên thực hiện chế độ, cùng thời gian nghỉ ngơi hợp lý.
Tình trạng thiếu ngủ có thể làm cho trạng thái muộn phiền trở nên nặng nề hơn. Do đó, bạn hãy cố gắng nghỉ ngơi vào bất kì khi nào có thể. Thậm chí chỉ cần ngủ trưa chừng 10 phút thôi cũng có thể giúp bạn cảm thấy tốt hơn.
5. Bạn có thể làm những gì để tự chăm sóc bản thân mình?
Việc chăm sóc các bà mẹ là cách tốt nhất để làm giảm triệu chứng của tình trạng “muộn phiền sau sinh”. Và có nhiều cách khác nhau để bạn có thể tự áp dụng chăm sóc chính mình nếu bạn mắc hội chứng này:
- Hãy nói chuyện với người mà bạn tin tưởng về việc bạn đang cảm thấy như thế nào.
- Hãy duy trì một chế độ ăn uống cân bằng lành mạnh. Việc mới sinh em bé có thể khiến bạn ăn uống không đúng cách, và ăn quá nhiều carbonhydrates đơn giản có thể làm thay đổi tâm trạng của bạn rõ rệt hơn.
- Hãy lưu lại nhật kí về tất cả những suy nghĩ và cảm xúc của bạn.
- Hãy thường xuyên đi ra ngoài để tận hưởng không khí trong lành và cuộc sống bên ngoài của thế giới chỉ có tã em bé, cho em bé ăn, xử lý khi em bé bị nôn sữa. Đôi khi chỉ cần vài phút nhìn mọi thứ dưới góc độ khác đi cũng có thể tạo nên những khác biệt rất lớn trong cuộc sống.
- Hãy đề nghị được giúp đỡ – trợ giúp về các bữa ăn, về những đứa con còn lại, về việc thiết lập và duy trì thói quen thường ngày. Hoặc bất kì sự trợ giúp nào cho phép bạn chỉ tập trung vào niềm vui của việc có thêm em bé mới và giảm bớt áp lực của việc phải giải quyết tất cả mọi thứ.
- Đừng mong đợi sự hoàn thiện trong những tuần đầu tiên sau sinh. Hãy cho bản thân bạn thêm thời gian để hồi phục sau khi sinh, để thích nghi với “công việc” mới của bạn. Và, để cho những thói quen ngủ nghỉ hay việc cho con ăn đi vào quỹ đạo.
>>>>>Xem thêm: 10 tên đệm cực hot và cực ý nghĩa cho con gái sinh năm 2017
Điều quan trọng cần nhớ là, bạn không đơn độc chống chọi với những cảm xúc của mình. Bất kỳ mẹ sau sinh nào cũng có thể mắc hội chứng muộn phiền sau sinh. Nếu các triệu chứng của bạn kéo dài hơn 14 ngày thì đây có thể là chỉ báo cho một rối loạn nghiêm trọng hơn – như là trầm cảm sau sinh. Hãy trung thực với người điều trị chăm sóc của mình trong những buổi hẹn gặp theo dõi sau đó. Hãy nhớ rằng, bạn sẽ không thể gây ngạc nhiên được với họ bằng những cảm xúc của bản thân. Họ thường trò chuyện với những người phụ nữ sau khi sinh vào mọi lúc có thể. Do đó, họ sẽ đánh giá được tình trạng của bạn đang chuyển biến thế nào nếu bạn thành thật về mức độ hiện tại của bạn.
Nguyễn Trúc
Theo American Pregnancy & Baby Center