Hiện tượng sẩy thai liên tiếp khiến nhiều phụ nữ hoang mang, lo lắng. Vậy nguyên nhân của hiện tượng này là do đâu và cách phòng ngừa ra sao để giúp chị em xua tan nỗi muộn phiền này?
Bạn đang đọc: Hiện tượng sẩy thai liên tiếp là do đâu?
Theo Đông y, hiện tượng sẩy thai liên tiếp gọi là “hoạt thai”. Sẩy thai tự nhiên liên tiếp 2 lần trở lên và thường xảy ra vào thời điểm tương tự nhau. Dựa vào thời gian sẩy thai mà phân thành sẩy thai liên tiếp thời kì sớm (trước 12 tuần thai), thời kì muộn (sau 12 tuần thai).
Nguyên nhân sẩy thai rất phức tạp và phụ thuộc vào nhiều yếu tố.Ảnh minh họa
Biểu hiện của sẩy thai liên tiếp
Cũng giống như sẩy thai tự nhiên, bạn cũng sẽ gặp các triệu chứng từ dọa sẩy thai, sẩy thai không tránh được, sẩy thai hoàn toàn và sẩy thai không hoàn toàn như:
Chảy máu âm đạo: Thai phụ có thể thấy những đốm máu nhỏ hoặc nhiều hơn có màu đỏ tươi. Đây chính là dấu hiệu đầu tiên của sẩy thai mà các mẹ cần lưu ý.
Chuột rút:Là dấu hiệu bình thường trong thai kỳ, tuy nhiên nếu chuột rút kéo dài kèm theo dấu hiệu chảy máu và cảm giác đau quặn ở bụng thì chớ chủ quan.
Đau lưng: Đây là dấu hiệu cho biết các dây chằng đang lỏng dần. Cảm giác này sẽ càng tăng rõ khi bạn lên cân và trọng tâm cơ thể thay đổi. Tuy nhiên, nếu bạn bị đau lưng kèm theo ra máu thì hãy cẩn trọng.
Không còn dấu hiệu thai kỳ và thử thai âm tính:Các triệu chứng ốm nghén tự nhiên biến mất và khi thử thai thì cho kết quả âm tính nghĩa là bạn đang có nguy cơ sẩy thai cao.
Nguyên nhân sẩy thai liên tiếp
Do di truyền:Nếu những người thân trong gia đình, bạn hoặc chồng bạn có dị tật di truyền, được xác định có dị tật trong lần mang thai trước đó, hoặc đã từng sinh ra em bé dị tật thì bạn có nguy cơ sẩy thai cao hơn những phụ nữ khác.
Yếu tố lây nhiễm: Theo các nghiên cứu, nếu trong quá trình mang thai bạn bị nhiễm listeria, nhiễm cytomegalovirus, nhiễm parvovirus, bệnh lậu, bệnh quai bị, nhiễm rubella, bệnh sởi, bệnh AIDS, và một số bệnh lây nhiễm khác sẽ có nguy cơ sẩy thai cao .
Rối loạn hệ thống miễn dịch:Trong trường hợp mang thai, nếu mẹ bị rối loạn hệ thống miễn dịch có nghĩa là cơ thể người mẹ coi thai nhi như một biến thể lạ và tiến hành tấn công bào thai khiến thai nhi bị đẩy ra ngoài tử cung.
Bất thường tử cung: Đó là những vấn đề về cổ tử cung hoặc tử cung: Có một số dị tật bẩm sinh ở tử cung, cổ tử cung yếu hoặc ngắn một cách bất thường (gọi là suy cổ tử cung) hay dính tử cung nghiêm trọng (những dải mô sẹo hình thành do phẫu thuật, phá thai…) làm tăng nguy cơ sẩy thai.
Rối loạn đông máu: là hiện tượng rối loạn chảy máu do thiếu một protein trong máu giúp kiểm soát chảy máu hoặc protein này có nhưng không hoạt động bình thường làm cho máu chậm đông, hoặc khó cầm máu. Trường hợp sẩy thai sau 10 tuần nguyên nhân thường do bệnh rối loạn đông máu thuộc hội chứng kháng phospholipid gây nên. Do vậy, khi mẹ có biểu hiện của bệnh rối loạn đông máu nên tìm đến bác sĩ để được tư vấn.
Bất đồng nhóm máu mẹ và con: Nếu mẹ và đứa con trong bào thai bất đồng về nhóm máu Rh thì sẽ dẫn đến tình trạng miễn dịch chống lại yếu tố Rh trong máu con và gây sẩy thai liên tiếp.
Rối loạn nội tiết:Theo thống kê, có tới 80% phụ nữ bị sẩy thai liên tiếp do hội chứng đa nang buồng trứng. Nguyên nhân là do rối loạn nội tiết bởi chất lượng testosterone dư thừa đã kích thích buồng trứng khiến sinh ra noãn non và gây sẩy thai ở phụ nữ.
Không rõ nguyên nhân:Có tới 50-60% phụ nữ bị sẩy thai liên tiếp và được chuẩn đoán không rõ nguyên nhân. Đối với những trường hợp này, các bác sĩ cần phải theo dõi và kiểm tra thêm nhiều xét nghiệm khác.
Tìm hiểu thêm: Bí quyết sống lạc quan để dễ dàng thụ thai
>>>>>Xem thêm: Cách tính chu kỳ kinh nguyệt để có thai dễ dàng
Có tới 50 – 60% phụ nữ sẩy thai không rõ nguyên nhân. Ảnh minh họa
Theo khuyến cáo của các bác sĩ, đối với bệnh nhân sẩy thai liên tiếp là phải tìm ra nguyên nhân chính xác để điều trị đặc hiệu bởi nguyên nhân sẩy thai vô cùng phức tạp và phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Khi đã tìm ra nguyên nhân, bạn hoàn toàn có thể tiếp tục có con sau nhiều lần sẩy thai liên tiếp nhưng với điều kiện phải tuân thủ nghiêm ngặt sự hướng dẫn của bác sĩ, hạn chế tất cả các yếu tố tiêu cực tác động tới thai nhi nhằm giúp thai nhi trụ lại được và phát triển bình thường trong cung lòng người mẹ.
Bạn đã biết?
Theo thống kê, có đến 60 – 70% số người đã bị sẩy thai đều có khả năng mang thai thành công trở lại, hơn thế nữa nếu tìm ra được nguyên nhân tại sao bạn bị sẩy thai thì tỷ lệ thành công sẽ rất cao (khoảng 90%).
Blogtretho.edu.vn