Hậu quả suy dinh dưỡng ở trẻ em thường rất nghiêm trọng và đồng thời ảnh hưởng xấu đến sự phát triển chung của bé. Liên quan đến chủ đề này, Blogtretho.edu.vn sẽ chỉ ra 5 hậu quả khôn lường của bệnh suy dinh dưỡng và cách phòng bệnh cho trẻ mà mẹ nên tìm hiểu.
Bạn đang đọc: Hậu quả suy dinh dưỡng và cách phòng bệnh mẹ nên tham khảo
1. Hậu quả khó lường của bệnh suy dinh dưỡng đối với sức khỏe trẻ
- Suy dinh dưỡng khiến thể chất bé phát triển chậm
Thiếu dinh dưỡng là nguyên nhân chính kìm hãm sự phát triển của toàn bộ cơ quan trong cơ thể, từ đó gây hạn chế trong sự phát triển về cả mặt thể chất lẫn tinh thần của bé. Trong cơ thể con người, cấu trúc xương cần vitamin D và canxi để chắc khỏe, đôi mắt nếu không có vitamin A sẽ yếu dần, nguyên tố sắt giúp trẻ sản sinh hồng cầu, đảm bảo oxy được vận chuyển đến mỗi tế bào. Vì vậy khi cơ thể bé thiếu đi nguồn dinh dưỡng cần thiết, các cơ quan sẽ phải gánh chịu những hậu quả suy dinh dưỡng nghiêm trọng. Bé sẽ không thể phát triển cả chiều cao và cân nặng, gây ra bệnh suy dinh dưỡng thấp còi ở bé.
- Suy giảm hệ miễn dịch ở trẻ nhỏ
Hoạt động của hệ miễn dịch phụ thuộc rất nhiều vào các nguồn dinh dưỡng. Nếu thiếu đi các dưỡng chất thiết yếu như tinh bột, chất đạm, chất béo và vitamin, các kháng thể sẽ không được sản sinh gây ra sự suy giảm miễn dịch. Khi hệ miễn dịch suy giảm, cơ thể bé sẽ không thể chống lại các tác động xấu từ bên ngoài, từ đó gây ra các bệnh như tiêu chảy, nhiễm trùng hô hấp…Các loại bệnh này thường kéo dài và lặp đi lặp lại nếu bé không được bổ sung dinh dưỡng kịp thời.
Trẻ càng lớn, nhu cầu dinh dưỡng càng cao, bệnh suy dinh dưỡng sẽ làm bé biếng ăn, kén ăn vì vậy trẻ không thể đáp ứng được lượng dinh dưỡng thiết yếu của cơ thể. Từ đó bé sẽ ngày càng gầy yếu, chậm phát triển so với bạn bè cùng trang lứa.
- Chậm phát triển tinh thần và trí tuệ
Tìm hiểu thêm: Bệnh lác mắt ở trẻ em và các dấu hiệu cha mẹ cần biết
Trẻ bị suy dinh dưỡng thường thiếu đồng bộ các loại dinh dưỡng cần thiết. Trong đó có các chất dinh dưỡng quan trọng cho sự phát triển của não bộ như chất đường, chất sắt, DHA, Iốt,..Trong khoảng thời gian từ 1 đến 3 tuổi, đây là lúc não bộ và các cơ quan chạy đua để phát triển hoàn thiện, nhằm tạo nền móng vững chắc cho tương lai của bé sau này. Trẻ suy dinh dưỡng không được cung cấp đủ lượng dưỡng chất cần thiết, gây ảnh hưởng đến sự phát triển của não bộ. Từ đó có thể gây ra các hậu quả như bé chậm phát triển, lờ đờ, giao tiếp xã hội và điều khiển hành vi kém.
Ngoài ra, hậu quả suy dinh dưỡng là hệ thần kinh của trẻ cũng sẽ bị ảnh hưởng và gây ra các biểu hiện như: Ngủ không ngon giấc, hay giật mình, quấy khóc…Các biểu hiện xảy ra lâu dài sẽ ảnh hưởng không tốt đến tinh thần của trẻ nhỏ, nhất là trong việc hình thành tính cách sau này của bé.
- Biến chứng ảnh hưởng đến tương lai của trẻ
Khi não bộ chậm phát triển, trẻ suy dinh dưỡng có khả năng đi học chậm hơn so với bạn bè cùng trang lứa. Hơn nữa, hậu quả suy dinh dưỡng còn làm ảnh hưởng đến trí thông minh của bé, giảm khả năng học tập và làm việc sau này. Bên cạnh đó, não bộ chậm phát triển hoặc kém thông minh còn gây ra nhiều sự thiệt thòi trong cuộc sống, nhất là sau này khi bé bước chân vào xã hội làm việc.
- Tăng tỉ lệ tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), có đến 54% trường hợp tử vong ở bé dưới 5 tuổi đều có liên quan đến bệnh thiếu dinh dưỡng ở mọi mức độ. Trẻ suy dinh dưỡng có hệ miễn dịch suy yếu nên khả năng chống lại các loại bệnh rất hạn chế. Do đó hậu quả suy dinh dưỡng làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh và tử vong ở trẻ, đây là một trong những hậu quả nghiêm trọng nhất của bệnh suy dinh dưỡng đối với trẻ nhỏ.
2. Phòng suy dinh dưỡng ở trẻ
>>>>>Xem thêm: 6 dấu hiệu bị cận thị ở trẻ em và biện pháp phòng tránh hiệu quả
Dinh dưỡng chính là giải pháp quan trọng nhất đối với sự phát triển ở trẻ nhỏ. Để chống hậu quả suy dinh dưỡng cho con, mẹ cần đảm bảo bữa ăn hàng ngày của bé phải đầy đủ bốn nhóm chất quan trọng bao gồm tinh bột, chất đạm, chất béo cùng các loại vitamin và khoáng chất.
Đối với trẻ còn trong bụng mẹ và trẻ dưới 6 tháng tuổi, mẹ cần bổ sung dinh dưỡng hợp lý và nghỉ ngơi thoải mái trong thời gian này. Có như vậy mẹ mới cung cấp cho con nguồn sữa tốt, giúp bé hấp thu đủ lượng dinh dưỡng cần thiết, phát triển khỏe mạnh, thông minh.
Đối với trẻ dưới 5 tuổi hệ miễn dịch còn non yếu nên bé rất dễ mắc các loại bệnh hô hấp thông thường. Vì vậy trong giai đoạn này mẹ đặc biệt lưu ý bảo vệ sức khỏe cho con khỏi hậu quả suy dinh dưỡng, tăng cường thực phẩm giàu chất xơ hòa tan để hạn chế các bệnh vặt ở trẻ. Dinh dưỡng này có trong các loại thực phẩm như chuối, bơ, cà rốt, bột yến mạch, hạnh nhân, bông cải xanh,…Mẹ có thể chế biến thành các món yêu thích của con để bé ăn ngon và dễ hấp thu hơn.
Cuối cùng mẹ nên nhớ thực hiện tẩy giun định kỳ cho bé, tập cho trẻ thói quen vệ sinh tay chân trước khi ăn. Đây là những thói quen nhỏ nhưng rất hữu ích cho sự phát triển của trẻ, giúp bé tăng cường hệ miễn dịch và có được sức khỏe tốt hơn.
Hậu quả suy dinh dưỡng thường nghiêm trọng và ảnh hưởng đến sự phát triển chung của trẻ nhỏ. Tuy nhiên đây là bệnh lý hoàn toàn có thể phòng ngừa và điều trị nếu có sự chăm sóc đúng cách của các bà mẹ. Vì vậy hãy tạo ra một chế độ dinh dưỡng đúng cách, khoa học để giúp con phát triển toàn diện mẹ nhé.
Thương Biện tổng hợp