Hạ kali máu ở bà bầu: Dễ gây biến chứng nhưng cũng dễ đề phòng

Rate this post

Khi lượng kali trong máu thấp hơn so với mức trung bình cho phép (3,5 – 5,5mEq/L) nghĩa là mẹ bầu bị chứng hạ kali máu.

Bạn đang đọc: Hạ kali máu ở bà bầu: Dễ gây biến chứng nhưng cũng dễ đề phòng

Kali là dưỡng chất uy trì chức năng của thần kinh và củng cố sức mạnh của các cơ bắp. Vì vậy, hạ kali máu có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng cho mẹ bầu trong thai kỳ.

Hạ kali máu có thể gây ra kết quả tiêu cực đối với tim, cơ bắp và thần kinh, về lâu dài chúng sẽ gây ra bệnh mãn tính và đe dọa đến tính mạng của mẹ và bé. Hạ kali nghiêm trọng có thể dẫn đến tê liệt tạm thời cho mẹ bầu, các rối loạn này nếu không được can thiệp kịp thời cũng gây ra tử vong cho mẹ.

Hạ kali máu ở bà bầu: Dễ gây biến chứng nhưng cũng dễ đề phòng

Mệt mỏi là một trong những dấu hiệu hạ kali máu ở mẹ bầu.

Nguyên nhân làm giảm nồng độ kali trong máu

Hạ kali trong máu có những dấu hiệu gần giống như ốm nghén nên dễ bị mẹ bầu nhầm lẫn và không để ý. Những dấu hiệu để nhận biết triệu chứng này như: cảm giác mệt mỏi, cơ bị đau hay co giật, yếu cơ, táo bón, đau bụng, buồn nôn hay có nhịp tim bất thường.

Kali có thể mất qua nước tiểu, mồ hôi và phân. Ở mẹ bầu tình trạng mất kali còn do hormone aldosterone tăng cao hoặc chế độ dinh dưỡng nghèo nàn.

Khắc phục hạ kali máu ở mẹ bầu

Tốt nhất mẹ bầu nên có những biện pháp để phòng tránh chứng bệnh này, những động thái sau đây mẹ bầu không nên bỏ qua: giảm lượng kali thất thoát ra khỏi cơ thể, bổ sung nguồn kali cần thiết hàng ngày, để ý các dấu hiệu báo động của cơ thể về sự thiếu hụt để kịp thời khắc phục. Mẹ bầu thường đi tiểu nhiều hơn nên lượng kali cũng mất đi đáng kể. Vì vậy, khâu bổ sung kali cho cơ thể là cần thiết trong suốt thai kỳ.

Để cung cấp đủ kali cho cơ thể mẹ bầu nên ăn đa dạng các thực phẩm. Một số thực phẩm giàu canxi mẹ bầu nên ưu tiên như chuối, bơ, cam, cà rốt, cải bó xôi…

Tìm hiểu thêm: 9 công dụng diệu kỳ của chuối đối với mẹ bầu và thai nhi

Hạ kali máu ở bà bầu: Dễ gây biến chứng nhưng cũng dễ đề phòng

>>>>>Xem thêm: Sự phát triển của thai nhi theo tuần diễn ra như thế nào?

Cà rốt bổ sung kali cho cơ thể.

Mẹ cũng nên bổ sung khoảng 2 lít nước mỗi ngày để duy trì điện giải và lượng kali di chuyển trong máu ổn định.

Nếu cần thiết mẹ bầu cũng có thể uống viên bổ sung kali tổng hợp. Tuy nhiên cách này cần có sự cho phép và chỉ định của bác sĩ, mẹ bầu không nên tự ý uống.

Như vậy, phòng bệnh hạ kali trong máu không quá phức tạp. Chế độ ăn uống hàng ngày nếu được duy trì với đa dạng các loại thực phẩm cũng đã đáp ứng đủ lượng kali cho cơ thể. Do đó mẹ bầu nên phòng bệnh hơn chữa bệnh nhé.

Nếu mẹ bầu mắc bệnh lý di truyền gây mất kali trầm trọng thì có thể truyền kali theo đường tĩnh mạch để bù đắp

Blogtretho.edu.vn (Tổng hợp)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *