Biếng ăn là một trong những vấn đề phổ biến ở trẻ nhỏ dưới 3 tuổi và khiến không ít ông bố, bà mẹ đau đầu khi xử lý các tình huống biếng ăn ở trẻ.
Bạn đang đọc: Giúp mẹ trị triệt để 4 tình huống biếng ăn ở trẻ dưới 3 tuổi cực hiệu quả
Và nếu việc xử lý tình huống không đúng có thể khiến trẻ biếng ăn hơn, kéo dài và ảnh hưởng đến sự phát triển lâu dài ở trẻ. Dưới đây là các mách nước:
1. Trẻ ăn 1 hoặc vài miếng, rồi dừng
Trong tình huống này, cha mẹ cần hiểu: Trẻ không hứng thú với loại thức ăn đó. Nguyên nhân có thể do cấu trúc thức ăn không phù hợp. Ví dụ trẻ thích ăn thức ăn có cấu trúc mềm nhưng thức ăn lại có cấu trúc cứng và trẻ không thích. Nguyên nhân thứ 2, trẻ không thích thức ăn đó. Nếu tiền sử cha mẹ là người kén ăn thì trẻ cũng có thể là “bản sao” của cha mẹ và kén ăn – điều này liên quan đến gen di truyền.
– Giải pháp: Mẹ hãy cho trẻ nhiều lựa chọn bằng cách thực hiện 2 – 3 món ăn trong bữa ăn để trẻ có quyền lựa chọn. Vai trò của cha mẹ là cho trẻ tập ăn trên bàn ăn cùng gia đình, đặc biệt khi trẻ đã 3 tuổi thì việc này cần phải thực hiện nghiêm chỉnh, thường xuyên.
Khi trẻ ngồi ăn cùng gia đình trẻ sẽ nhìn mọi người ăn, học cách ăn và ăn được nhiều mùi vị thức ăn khác nhau.
2. Trẻ không tập trung ăn, trẻ muốn chạy ra khỏi chỗ ăn/ ghế
Một số trẻ sẽ không chịu ngồi yên ăn, trẻ muốn được bồng đi rong hoặc thích xem cái này, cái kia, luôn có ý định nhào ra khỏi chỗ ăn khiến nhiều mẹ mệt mỏi và tất yếu sẽ phục vụ yêu cầu của trẻ – cho trẻ ăn rong.
Cha mẹ cần hiểu, trong tình huống này, trẻ đang không biết là đang ăn hay đang chơi. Nói chung, trẻ luôn nghĩ rằng ăn là 1 phần của trò chơi nên sẽ không nghiêm túc thực hiện và muốn được vận động tay chân. Và trẻ từ 8 – 18 tháng tuổi sẽ thực hiện việc ăn theo cách này nếu cha mẹ không xử lý tốt.
– Giải pháp: Cha mẹ bắt trẻ ngồi yên một chỗ ở độ tuổi này là rất khó, tuy nhiên, nếu trẻ muốn chơi khi ăn thì cha mẹ có thể đáp ứng và việc đáp ứng cần phải có nghệ thuật. Mẹ nên loại bỏ tivi, ipad và tuyệt đối không cho trẻ xem khi ăn, hãy giới thiệu 1 – 2 món đồ chơi trẻ thích và chơi cùng trẻ. Đó là những món đồ chơi dễ bỏ và không gây nghiện như ipad hay điện thoại, tivi, máy tính. Mẹ có thể vừa chơi, vừa nói chuyện và vừa cho bé ăn, hạn chế cho bé chạy vòng vòng vì sẽ hình thành thói quen xấu cho bé sau này. Chưa kể điều này làm cho trẻ mất tập trung và ăn vô thức, có hại cho dạ dày.
3. Đột nhiên không chịu ăn mà không có lý do gì
Tìm hiểu thêm: Bệnh u não ở trẻ em và các triệu chứng tưởng đơn giản nhưng nguy hiểm khôn lường
>>>>>Xem thêm: Đánh giá sữa tắm Arau Baby Nhật Bản – sản phẩm an toàn cho làn da trẻ sơ sinh và bán chạy nhất hiện nay
Trong tình huống này, cha mẹ nên hiểu trẻ đang cảm thấy việc ăn là nhàm chán và không muốn ăn nữa hoặc trẻ cũng đang dư thừa năng lượng nên không cảm thấy đói.
– Giải pháp: Mẹ hãy thay đổi thời gian ăn cho trẻ. Thay vì thời gian các bữa ăn quá gần nhau (3 tiếng/bữa ăn), mẹ có thể tăng thời gian các bữa ăn cách xa nhau hơn (4 – 5 tiếng/bữa). Mẹ cũng có thể giới thiệu món ăn khác cho trẻ như giới thiệu thêm bún, mì, nui thay vì cơm, cháo như mọi lần.
4. Trẻ ngậm đồ ăn trong miệng, không có hứng thú nhai
Điều này hẳn làm các mẹ vô cùng bực bội, khó chịu vì con không chịu nhai, ngậm chặt miệng và mỗi bữa cơm phải đánh vật với việc đe dọa, quát mắng. Hãy bình tĩnh, đây là điều rất bình thường xảy ra ở trẻ trong một vài bữa ăn và hầu hết trẻ nào cũng trải qua ít hoặc nhiều lần.
Trong tình huống này, mẹ nên hiểu, trẻ đang muốn kéo dài bữa ăn và đang biếng ăn ở cấp độ 1. Trẻ chưa hoàn toàn biếng ăn nhưng đang có xu hướng biếng ăn, kén ăn và cha mẹ phải xử lý tình huống này thật khéo léo.
– Giải pháp: Khi nhận thấy muỗng thứ 2 trẻ vẫn ngậm và không chịu nhai, bạn hãy yêu cầu trẻ nhả thức ăn ra và cho trẻ uống 1 ngụm nước nhỏ. Sau đó, bạn hãy đút tiếp miếng thứ 3. Nếu miếng thứ 3 trẻ vẫn ngậm không chịu nhai, bạn tiếp tục yêu cầu trẻ nhả ra. Tiếp lần thứ 4 bạn hãy đút một ít cơm cho trẻ (ít hơn những lần trước) để trẻ ăn.
Trẻ đang có xu hướng biếng ăn vì vậy cha mẹ cần kiên nhẫn làm nhiều lần. Những lần thất bại không hẳn là thất bại mà nó là nền tảng thành công sau này. Tuyệt đối không cho trẻ có cơ hội ngậm thức ăn lâu vì sẽ hình thành thói quen của trẻ. Dạy trẻ cách nhai như: “Con làm giống như mẹ này”. Bạn có thể nhai làm mẫu cho trẻ.
Nếu trẻ kiên quyết không muốn nhai và chỉ ngậm, bạn nên dừng bữa ăn, cho trẻ uống một ngụm nước nhỏ và có thể cho trẻ ăn vào thời gian khác.
Blogtretho.edu.vn (Tổng hợp)