Có thể mẹ sẽ lúng túng với một số biểu hiện về sức khỏe của bé sau sinh. Thường các mẹ chưa có kinh nghiệm sẽ hoảng lên và nghĩ bé đang rơi vào tình trạng nghiêm trọng nào đó. Nhưng trên thực tế, nhiều biểu hiện sức khỏe của bé rất bình thường và mẹ có thể dễ dàng xử lý.
Bạn đang đọc: Giúp mẹ đối phó với 6 bất thường không đáng lo của trẻ sơ sinh
1. Làm gì khi bé thở khò khè?
Bé có thể thở khò khè do một chút đờm dãi gây tắc đường thở của bé vì mũi trẻ sơ sinh rất nhỏ. Lúc này mẹ không nên quýnh quáng đưa trẻ nhập viện mà đơn giản chỉ cần nhỏ ít muối khoáng theo chỉ định của bác sĩ để thông mũi là được.
Nếu bé sinh ra vẫn khỏe mạnh bình thường thì chỉ vài hôm sau là bé sẽ thở lại bình thường mà thôi.
Để bé có thể hít thở dễ dàng mẹ không nên giữ trẻ suốt ngày trong phòng kín, kiêng nắng, kiêng gió. Nên cho trẻ ở trong không gian thoáng đãng. Mẹ cũng nên cho trẻ tắm nắng sớm để có vitamin D.
2. Làm gì khi bé trớ?
Để trẻ khỏi trớ mẹ cần cho bé bụ đúng cách.
Bé thường trớ khi bú khiến không chỉ quần áo bị dấy bẩn mà mẹ còn lo lắng về vấn đề sức khỏe dạ dày của bé.
Thế nhưng để bé không trớ mẹ cần chú ý cho bé bú đúng phương pháp. Nghĩa là bé nên ngậm hết đầu vú và áp mặt vuông góc với đầu vú. Bé bú sữa không tạo ra tiếng kêu. Sau khi bú xong mẹ nên vỗ nhẹ vào lưng bé để giúp bé ợ hơi. Mẹ nên tiếp tục bế bé áp sát vào ngực mình khoảng 15 phút sau mới nên đặt bé nằm.
3. Làm gì khi bé táo bón?
Thường trẻ đi tiêu đi tiểu rất nhiều lần mỗi ngày khi còn sơ sinh. Thế nhưng nếu bé đi khoảng 2-3 ngày một lần nhưng khi quan sát thấy bé không bị trướng bụng, không nôn, phân vàng… thì sức khỏe hoàn toàn bình thường, mẹ không cần lo lắng. Lúc này mẹ chỉ cần cho bé bú bình thường và uống thêm nước. Nếu có dấu hiệu bất thường gì thêm thì mới nên đi khám.
4. Làm gì khi bé toát mồ hôi?
Trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi chỉ đáng lo ngại khi bé bị toát mồ hôi đầm đìa mà thôi. Đây là dấu hiệu cho thấy có thể bé bị mắc bệnh còi xương. Lúc này mẹ nên cho bé ăn uống đầy đủ, nhớ tắm nắng để bổ sung vitamin D. Sau cùng, nếu tình trạng trên vẫn không được đã cải thiện dù mẹ đã chú ý chăm sóc bé rất kỹ thì mẹ nên đưa bé đến bác sĩ.
5. Làm gì khi bé lạnh?
Tìm hiểu thêm: 9 cách giúp mẹ bầu giảm ốm nghén nhanh nhất
>>>>>Xem thêm: Cảnh báo các biểu hiện tiểu đường thai kỳ và cách điều trị mẹ bầu nên lưu ý
Mẹ nên giữ ấm cho trẻ ở nhiệt độ khoảng 32-34 độ.
Nhiệt độ tốt nhất cho bé là 32-34 độ. Đây là nhiệt độ gần như là nhiệt độ trong bụng mẹ. Do đó buổi sáng sớm và chiều tối nên mặc ấm cho bé. Buổi trưa nóng bức thì mẹ có thể cho bé mặc đồ thoáng hơn. Cách để kiểm tra xem bé có lạnh không là xem nhiệt độ trên lòng bàn chân bé, nếu lòng bàn chân lạnh là bé cũng lạnh toàn thân.
Những vị trí mẹ cần phải luôn giữ ấm cho trẻ là ngực, đầu và chân.
6. Làm gì khi bé quấy đêm?
Bé quấy đêm là do đồng hồ sinh học của bé vẫn chưa ổn định sau khi sinh ra. Giống như khi còn ở trong bụng mẹ, thai nhi thường thức khi mẹ nghỉ ngơi. Vì vậy mà bé sau khi chào đời cũng giữ thói quen thức đêm của mình. Lúc này mẹ và bố hãy chia sức để chăm sóc theo nhu cầu của bé nhé.
Ngoài ra, mẹ cũng nên chú ý xem bé có khó chịu ở đâu như bị đói, bị lạnh hay không. Thường thì bé cũng quấy khóc vì các nhu cầu này.
Blogtretho.edu.vn (Tổng hợp)