Giúp bé tập nói là một hành trình đầy khó khăn, thử thách. Giúp con biết nói sớm, khả năng ngôn ngữ tốt không phải đợi tới khi con “đến tuổi nói”, mà bố mẹ có thể giúp con ngay từ giai đoạn sơ sinh. Thậm chí, nếu bố mẹ có thói quen trò chuyện cũng bé mỗi ngày từ khi con chưa chào đời, thì bố mẹ đã có thể giúp bé tập nói ngay từ trong “trứng nước”.
Bạn đang đọc: Giúp bé tập nói bằng cách trò chuyện với con hàng ngày
Trò chuyện với con hàng ngày tưởng chừng như một công việc chỉ để vui, song điều này có tác dựng tích cực rất nhiều mặt, trong đó có những đóng góp nhất định đến sự phát triển khả năng ngôn ngữ của trẻ, mà có thể bố mẹ không ngờ tới. Dựa trên nền tảng này, bé sẽ gặp nhiều thuận lợi hơn trong sự phát triển ngôn ngữ lẫn cảm xúc của mình. Từ khi con còn trong bụng mẹ, đến giai đoạn sơ sinh, việc bố mẹ nói chuyện giao tiếp với con hàng ngày, được xem là một trong những cách tuyệt vời giúp trẻ tập nói, nói sớm và khả năng ngôn ngữ của bé phát triển tốt hơn. Để biết rõ thêm chi tiết về vấn đề này, Blogtretho.edu.vn mời bố mẹ cùng tìm hiểu qua nội dung đề cập dưới đây nhé.
Contents
1. Sự phát triển khả năng “nói chuyện” của trẻ sơ sinh
Các nghiên cứu cho thấy, từ sau khi sinh bé được 1 – 2 tháng tuổi thì bé đã có thể “tự nói chuyện” một mình. Biểu hiện đó chính là những tiếng ư e nho nhỏ lúc bé vừa ngủ dậy, lúc bé đói hay lúc bé đòi mẹ… Và, những ngôn ngữ này sẽ ngày càng xuất hiện nhiều hơn, khi bé ngày càng lớn hơn. Trong giai đoạn từ 4 tháng tuổi, bé đã có thể dễ dàng nhận ra các âm thanh xung quanh mình. Bé bắt đầu ê a những âm thanh ngộ nghĩnh mà bố mẹ hoàn toàn nghe rõ được, đánh dấu cho khả năng phát âm rõ ràng hơn.
Chính trong giai đoạn này, việc thường xuyên trò chuyện với bố mẹ đóng vai trò then chốt trong sự phát triển ngôn ngữ của bé. Phần lớn sự phát triển ngôn ngữ của bé là do bắt chước và lặp lại từ những người xung quanh. Bé nghe được một câu, từ nào đó và bắt đầu tập nói theo dù còn ngọng nghịu và chưa thể tự mình hiểu hết ý nghĩa. Do đó, việc trò chuyện cùng bé mỗi ngày là một cách giúp bé tập nói vô cùng hiệu quả.
2. Trò chuyện để giúp bé tập nói như thế nào?
Trò chuyện với bé cụ thể ở việc bố mẹ nên tận dụng thời gian ở bên con, nói chuyện với con, để giúp bé tập nói. Bố mẹ có thể nói bất cứ điều gì dù là nhỏ nhặt nhất kể cả khi bé tỏ ra “chẳng hiểu gì” như: miêu tả việc bố mẹ đang làm, chỉ cho bé tên gọi những vật dụng xung quanh, trò chuyện với bé về những điều bé trải qua trong ngày.
Sau mời thời gian “nằm nghe” bé nhà bạn tưởng chừng “không hiểu gì” nhưng lại đang hình thành vốn từ vựng và khả năng phát âm, nhằm tích lũy cho việc tập nói về sau. Đây cũng là một trong những nền tảng để bố mẹ gặp nhiều thuận lợi hơn khi dạy trẻ tập nói .
Tìm hiểu thêm: Trẻ sơ sinh bị khàn tiếng có nguy hiểm hay không?
Hành động nói chuyện bao gồm cả việc “nói” và “nghe”. Do đó, ngoài nói chuyện cùng bé về mọi thứ xung quanh để giúp bé tập nói, bố mẹ cũng cần luôn luôn lắng nghe và thấu hiểu nhiều nhất những gì bé nói. Bất cứ khi nào bé bập bẹ, mẹ nên nhìn vào mắt bé với hàm ý mẹ hiểu rồi hoặc cùng bé ê a, lặp lại những “ngôn ngữ riêng” của bé. Đây là cách khuyến khích bé nói nhiều hơn. Bé nói nhiều hơn cũng là để để thu hút sự tập trung, chú ý của bố mẹ. Vì thế, khi con ê a, bố mẹ hãy hưởng ứng và trò chuyện cùng con nhé.
3. Những lưu ý khi trò chuyện cùng bé
Khi nói chuyện cùng bé, bố mẹ có thể giúp bé tập nói bằng cách nói thật chậm, nói những mẫu câu đơn giản, ngắt nghỉ một lúc sau mỗi câu trước khi nói tiếp câu sau. Khẩu hình miệng càng to, rõ càng tốt. Bố mẹ nên dành nhiều thời gian ngồi xuống và nói chuyện từ tốn với bé. Nên nhìn thẳng vào mắt bé khi trò chuyện và có sự trao đổi ánh mắt với bé, cộng với những cử chỉ khích lệ như kiên nhẫn, gật đầu, lặp lại những từ bé ê a.
>>>>>Xem thêm: Mất sổ tiêm chủng của bé bố mẹ phải làm thế nào?
Một lưu ý khác trong giai đoạn bé mới tập nói, là bố mẹ luôn kiên nhẫn nói những câu, từ chính xác, giúp con tập nói từ ngữ, câu chính xác ngay từ đầu. Vì giai đoạn tập nói là giai đoạn mới bắt đầu làm quen với phát âm, thể hiện ngôn ngữ, nên chắc chắn có không ít trường hợp bé không biết nói thế nào mới đúng, bé có thể nói ngọng, hoặc bé có thể bắt chước tật nói ngọng , nói tiếng địa phương, nói những từ xấu do tác động của môi trường bên ngoài,… Ý thức này được hình thành như một phản xạ tự nhiên, bố mẹ nên giúp bé tập nói đúng ngay từ đầu, bằng cách thường xuyên quan tâm, uốn nắn, bé sẽ có vốn từ vựng phong phú, chính xác, biết phát âm chuẩn, đồng thời học hỏi được quy tắc lịch sự trong giao tiếp. Ngược lại, nếu bố mẹ lơ là, bỏ mặc, hoặc không can thiệp uốn nắn ngôn từ cho bé, một khi con tiếp nhận những ngôn từ tiêu cực, chưa đúng,…bố mẹ sẽ khó sửa đổi sau này.
Có thể thấy rằng, giúp bé tập nói là một hành trình cần rất nhiều sự chú ý, kiên nhẫn của bố mẹ, ngay từ khi con cất tiếng ê a. Hy vọng rằng, với những thông tin chia sẻ từ bài viết, bố mẹ sẽ “trò chuyện” cùng bé nhiều hơn, để giúp bé tập nói nhanh, nói giỏi và nói chuẩn.
Ngọc Hoài tổng hợp