Giải đáp 7 thắc mắc thường gặp về sinh mổ và sinh thường

Rate this post

Lần đầu được lên chức, hẳn mẹ bầu sẽ có rất nhiều lo lắng, thắc mắc về chuyện sinh nở của mình, nhất là gần đến ngày dự sinh. Dưới đây là 7 thắc mắc thường gặp ở các mẹ bầu về việc sinh thường và sinh mổ.

Bạn đang đọc: Giải đáp 7 thắc mắc thường gặp về sinh mổ và sinh thường

1. Mẹ sinh mổ lần đầu thì lần sau cũng sẽ phải sinh mổ?

Một số mẹ mặc định rằng nếu lần đầu tiên sinh mổ thì những lần mang thai sau đó cũng chỉ có thể sinh mổ. Tuy nhiên, nếu lần sinh mổ đầu tiên của mẹ không phải có nguyên nhân xuất phát từ mẹ (như gặp các vấn đề về tử cung)… thì xác suất sinh thường vào lần sau vẫn khá cao.

Giải đáp 7 thắc mắc thường gặp về sinh mổ và sinh thường

Sinh mổ tùy thuộc vào tình trạng của mẹ và bé.

Nếu sinh mổ lần đầu là do nước ối ít, nhịp tim thai nhi bất thường thì khả năng sinh thường trong lần 2 là 80 -90%. Nếu nguyên nhân là do xương chậu mẹ nhỏ, khó sinh thì khả năng sinh thường thành công trong lần 2 là 60%-70%.

Tuy nhiên, quyết định việc sinh mổ hay sinh thường trong lần 2 còn do sức khỏe mẹ bầu và khoảng cách giữa các lần sinh nữa nhé!

2. Mang thai đôi sẽ phải sinh mổ?

Thường các mẹ mang thai đôi hay đa thai thường được chỉ định đẻ mổ để an toàn cho cả mẹ lẫn con. Nhưng thực tế, nếu mẹ bầu có sức khỏe ổn định và thai nhi bình thường thì mẹ vẫn có thể sinh thường một cách thuận lợi được.

3. Thai nhi lớn sẽ khó sinh?

Thường thai nhi lớn khiến cho việc sinh con diễn ra khó hơn và có thể phải đẻ mổ để lấy em bé ra. Tuy nhiên, điều này không đúng với tất cả các mẹ bầu vì tùy vào khung xương chậu, mức độ co thắt của tử cung, sự chịu đau của mỗi mẹ mà việc sinh nở có thể chọn đẻ thường dù cân nặng của bé lớn hơn hoặc phải chọn đẻ mổ dù cân nặng của bé nhỏ hơn.

Tìm hiểu thêm: Bà bầu kiêng gì trong ngày Tết mẹ đã biết chưa?

Giải đáp 7 thắc mắc thường gặp về sinh mổ và sinh thường

Bụng mẹ bầu to hay nhỏ không phải là điểm quyết định có sinh mổ hay không.

4. Phụ nữ mông to dễ đẻ thường?

Đây là đặc điểm để người xưa đánh giá phụ nữ về khả năng sinh nở. Thế nhưng quan niệm này không phải lúc nào cũng đúng. Đặc biệt với những mẹ bầu có cặp mông đầy đặn do béo phì thì tiên đoán này luôn sai.

Vì vậy, nếu mẹ bầu không có khung xương chậu rộng khiến vòng ba có kích cỡ lớn tự nhiên thì không nên ăn uống bồi bổ quá nhiều để đạt được điều này. Vì béo phì dẫn đến khó sinh, gây bệnh cho mẹ bầu.

5. Mẹ lớn tuổi sẽ phải sinh mổ?

Một số quan niệm cho rằng càng nhiều tuổi thì mẹ bầu càng khó sinh nở, đặc biệt sau tuổi 35. Điều này không đúng. Chỉ cần mẹ bầu có kích thước xương chậu lớn, các cơn co thắt bình thường và có đủ sức khỏe thì vẫn sinh thường bình thường.

Tuy nhiên, tuổi cao hơn khiến khả năng làm mẹ cũng giảm đi, chưa kể nếu mang thai cũng dễ có nguy cơ mắc các bệnh trong thai kỳ gây ảnh hưởng đến mẹ và bé. Do đó, phụ nữ được khuyên không nên mang thai khi đã quá lớn tuổi.

6. Quá ngày dự sinh vẫn không cần đẻ mổ?

Giải đáp 7 thắc mắc thường gặp về sinh mổ và sinh thường

>>>>>Xem thêm: Mẹ bầu bị ra máu, đau bụng sau khi “yêu” nên đi khám để phòng sẩy thai, sinh non

Nếu quá ngày dự sinh mẹ nên làm theo chỉ dẫn của bác sĩ để mẹ tròn con vuông.

Một số mẹ chuộng việc sinh thường hơn đến độ không chịu sinh mổ dù đã quá ngày dự sinh và bé không có dấu hiệu nào muốn chào đời. Thực tế, sau ngày dự sinh, thai nhi trong tử cung không còn đủ dinh dưỡng để phát triển do chức năng của nhau thai và dịch ối không đáp ứng được nhu cầu.

Do đó, khi quá ngày dự sinh mẹ nên đi khám thai để kiểm soát tình hình và tốt nhất là làm theo lời khuyên của bác sĩ.

7. Sinh mổ ít đau hơn sinh thường?

Vì sợ các cơn gò chuyển dạ và rặn đẻ nên nhiều mẹ chọn đẻ mổ. Thế nhưng, các mẹ cũng sẽ phải chịu các cơn đau như sinh thường và thậm chí còn dữ dội hơn, nhất là vết mổ sau sinh. Mẹ có thể bị đau dai dẳng chừng 1 tuần.

Blogtretho.edu.vn (Tổng hợp)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *