Em bé uống nước khi dưới 6 tháng tuổi và mối nguy hiểm mẹ nhất định phải biết

Rate this post

Em bé uống nước khi dưới 6 tháng tuổi sẽ để lại những hậu quả nghiêm trọng. Tuy nhiên nhiều bà mẹ lại cho đó là điều hết sức bình thường. Để cho các mẹ có kiến thức hơn và tăng kĩ năng nuôi con trẻ thì bài viết dưới đây sẽ làm rõ điều đó.

Bạn đang đọc: Em bé uống nước khi dưới 6 tháng tuổi và mối nguy hiểm mẹ nhất định phải biết

Nhiều bậc phụ huynh lâu nay luôn quan niệm rằng em bé uống nước giúp lưỡi sạch và không bị chua miệng sau khi uống sữa. Nhiều mẹ lại nghĩ nước giúp bé không bị táo bón nên cho uống liên tục. Tuy nhiên hệ lụy mà việc này để lại quả thực rất đáng báo động.

Em bé uống nước khi dưới 6 tháng tuổi và mối nguy hiểm mẹ nhất định phải biết

1. Em bé uống nước dưới 6 tháng tuổi có cần thiết hay không?

Theo các chuyên gia thì trẻ em dưới 6 tháng tuổi không nên uống nước. Việc bổ sung lượng sữa cần thiết là đầy đủ rồi. Mẹ nên cho con bú hoàn toàn trong 6 tháng sơ sinh đầu đời, qua giai đoạn này thì sẽ cho bé ăn dặm và bổ sung sữa liên tục ít nhất đến 24 tháng tuổi.

Qua tháng thứ 6 thì bạn có thể cho bé uống thêm nước nhưng chỉ dừng ở mức 59 đến 118 ml/ngày. Sau 12 tháng thì bé có thể sử dụng nước kết hợp với nước hoa quả tươi.

Em bé uống nước khi dưới 6 tháng tuổi và mối nguy hiểm mẹ nhất định phải biết

Việc uống nước sẽ khiến con bị đầy bụng và không gây cảm giác thèm sữa nữa cho nên lượng hấp thụ sữa giảm đáng kể khiến trẻ chậm tăng cân. Hơn nữa, nếu bạn sử dụng nước không đảm bảo sẽ là mầm bệnh cho bé bởi vì hệ miễn dịch lúc này còn quá kém.

Tuy nhiên bạn không nên quá rập khuôn, trong một số trường hợp thì mẹ vẫn có thể cho con uống nước khi bị sốt, tiêu chảy, trẻ khát khô miệng, nước tiểu vàng đục… Tuy nhiên, phải hỏi ý kiến chuyên gia bác sĩ và nước phải nấu chín, sạch sẽ và an toàn.

2. Những hậu quả khi em bé uống nước dưới 6 tháng tuổi

Hệ lụy khi cho trẻ dưới 6 tháng tuổi uống nước quá nhiều rất nguy hiểm. Dưới đây là một số nguy hiểm có thể nhận thấy nhất.

2.1 Trẻ bị còi cọc, chậm tăng cân

Có thể bạn chưa biết, trong sữa mẹ 88% lượng nước, cung cấp đầy đủ chất lỏng cần thiết cho con. Khi cả trời nắng và nóng bé vẫn nhận được lượng nước trong sữa cần thiết. Ngoài ra, việc trẻ dưới 6 tháng tuổi uống nước khiến quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng bị cản trở, bé bị đầy bụng và không muốn uống sữa mẹ. Tóm lại việc cho bé uống nước có thể là nguyên nhân khiến bé bị sụt cân , còi cọc, chậm phát triển về chiều cao, cân nặng.

Tìm hiểu thêm: Cách nấu bột cho trẻ ăn dặm như thế nào mẹ có biết?

Em bé uống nước khi dưới 6 tháng tuổi và mối nguy hiểm mẹ nhất định phải biết

Đối với những trẻ sử dụng sữa công thức thì mẹ vẫn có thể cho con tráng miệng một ngụm nhỏ nước, tuy nhiên không vượt mức 30 ml/ngày. Bên cạnh đó việc mẹ pha sữa công thức không đúng liều lượng, muốn tiết kiệm sữa hay muốn bé tránh tình trạng táo bón sẽ khiến chất dinh dưỡng không đủ cung cấp cho một ngày, gây ra những nguy hiểm về sau này rất cao.

2.2 Trẻ bị nhiễm độc nước

Trẻ tiêu thụ lượng nước quá mức cho phép sẽ làm loãng nồng độ natri trong cơ thể và sẽ ảnh hưởng đến sự hoạt động não cho bé. Dấu hiệu của tình trạng này đó là bé cảm thấy khó chịu, buồn ngủ và những thay đổi khác. Nếu con bị co giật và khả năng phản ứng kém, các bậc phụ huynh phải nhanh chóng đưa con ngay đến cơ sở y tế gần nhất, kịp thời cấp cứu.

Em bé uống nước khi dưới 6 tháng tuổi và mối nguy hiểm mẹ nhất định phải biết

2.3 Dễ mắc bệnh hơn

Nước có thể là mầm bệnh cho trẻ khi nguồn nước không đảm bảo độ sạch sẽ, dẫn đến nguy cơ bé bị tiêu chảy rất cao. Theo thống kê thì trẻ uống thêm nước bị bệnh tiêu chảy cao gấp 2 đến 3 lần so với trẻ chỉ bú sữa mẹ. Vậy nên mẹ không cho trẻ uống nước lọc như là một loại thức uống hàng ngày.

Em bé uống nước khi dưới 6 tháng tuổi và mối nguy hiểm mẹ nhất định phải biết

>>>>>Xem thêm: Trẻ ra nhiều mồ hôi trộm là vấn đề sinh lý hay bệnh lý

Em bé uống nước chỉ khi qua tháng thứ 6. Với những em bé dưới tầm độ tuổi này thì việc bổ sung sữa cho con là đầy đủ và cần thiết rồi. Hãy trang bị một kiến thức nuôi dạy con trẻ tốt để bé phát triển toàn diện kĩ năng và sức khỏe. 

Tuyết Nguyễn tổng hợp

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *