Việc theo dõi bảng cân nặng chuẩn của thai nhi giúp thai phụ đánh giá được sự lớn khôn của bé. Đây là việc làm cần thiết góp phần thắt chặt sợi dây liên kết giữa mẹ con. Bất cứ bà mẹ nào cũng mong muốn con mình luôn trong tình trạng khỏe mạnh nhất. Vì thế, thông qua các chỉ số quan trọng về trọng lượng cũng như chiều dài của bé, mẹ bầu cảm thấy an tâm hơn.
Bạn đang đọc: Dùng bảng cân nặng chuẩn của thai nhi theo dõi sự phát triển ở trẻ
Trong bài viết dưới đây, Yêu Trẻ sẽ cũng bạn đọc tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề trên. Bên cạnh đó, những thông tin liên quan đến cách chăm sóc bản thân để thai nhi có kích thước đạt chuẩn sẽ giúp một số thai phụ thoát khỏi nỗi lo lắng hiện tại.
Contents
Cách sử dụng bảng cân nặng chuẩn của thai nhi
Hiện nay, bảng cân nặng chuẩn của thai nhi được các trung tâm y tế chuyên khoa sử dụng do WHO công bố. Thông qua kết quả tham chiếu giữa những thông số được thống kê ở trẻ em trên toàn thế giới và số đo thực tế ở mỗi bé, thai phụ xác định được mức độ phát triển của con mình. Lưu ý, đây chỉ là những số liệu tham khảo, thai nhi có thể lớn hoặc bé hơn một chút nên mẹ đừng quá lo lắng khi thấy con mình hơi nhỏ.
Để sử dụng bảng cân nặng đạt chuẩn của thai nhi đúng cách, thai phụ phải đo chiều dài và một số thông tin liên quan khác liên quan. Theo đó, tùy thuộc vào số tuần tuổi của thai nhi mà bác sĩ đưa ra những cách đo khác nhau:
- Đối với thai nhi dưới 20 tuần tuần tuổi: Đo chiều dài của trẻ từ đầu đến mông.
- Đối với thai nhi trên 20 tuần tuổi: Đo chiều dài của bé từ đầu đến chân.
Khi đã có được số liệu về chiều dài thai nhi, bác sĩ tiến hành đo chu vi vòng bụng của thai phụ.
Cách tính cân nặng thai nhi được áp dụng thường xuyên nhất là trọng lượng thai = [(chiều cao tử cung +chu vi bụng)*100]/4. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể thông qua siêu âm để kiểm tra thông số này. Phương pháp tính toán cụ thể như sau:
Trọng lượng thai (gram) = 13,54 * đường kính lưỡng đỉnh + 42,32 * đường kính ngang bụng +30,53 * chiều dài xương đùi – 4213,37
Trong đó, các chỉ số về chiều dài xương đùi, đường kính lưỡng đỉnh hay ngang bụng đều được tính bằng đơn vị mm.
Tìm hiểu thêm: Mẹ muốn con thông minh hơn người từ khi mang bầu, đừng quên thực hiện 5 điều sau thường xuyên
Sau khi đã tính toán ra số liệu chuẩn xác nhất, thai phụ đem con số này đối chiếu với bảng cân nặng thai nhi do WHO công bố. Theo đó, nếu thai được 12 tuần tuổi sẽ có trọng lượng là 14g, khi ở 24 tuần là 600g và đạt số cân xấp xỉ 3460g lúc cuối thai kỳ, tức là ở tuần thứ 40.
Những điều cần lưu ý khi đo cân nặng thai nhi
Khi đo cân nặng thai nhi, mẹ bầu cần làm theo các hướng dẫn cụ thể của bác sĩ chuyên khoa. Theo đó, những điều cần lưu ý là:
– Thực hiện thăm khám định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ
– Các chỉ số cân nặng của bé phụ thuộc vào nhiều vấn đề, trong đó chủ yếu bị ảnh hưởng bởi yếu tố di truyền. Vì vậy, mẹ bầu đừng lo lắng nếu có sự sai số từ 10 – 15% so với con số tham chiếu mà bảng cân nặng thai nhi đã đưa ra.
Cách chăm sóc bản thân để thai nhi có kích thước đạt chuẩn
Để bé có cân nặng và chiều dài theo tuần tương ứng với các số liệu đã thống kê trong bảng cân nặng chuẩn của thai nhi, thai phụ cần đảm bảo được nhiều vấn đề khác nhau, trong đó có chăm sóc bản thân đúng cách.
Trước tiên, nữ giới khi mang thai nên tránh làm việc nặng nhọc. Thay vào đó, chị em cần nghỉ ngơi nhiều, hạn chế thức khuya hay đặt bản thân vào trạng thái tâm lý căng thẳng.Bên cạnh đó, thai phụ thường xuyên tập thể dục nhẹ nhàng có thể giúp sức đề kháng tăng cao, tránh trường hợp bị một số bệnh cảm cúm gây ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi.
Ngoài ra, chế độ dinh dưỡng phù hợp là rất cần thiết đối với sức khỏe của thai phụ. Theo đó, chị em nên ăn đủ chất, nhất là bổ sung nhiều rau xanh để tránh bệnh trĩ khi mang thai.
>>>>>Xem thêm: 7 tác hại khôn lường của mướp đắng đối với mẹ bầu
Hơn nữa, nữ giới khi mang thai nên ăn các loại thực phẩm có hàm lượng acid folic cao, giàu folate, sắt và canxi.
Tóm lại, bảng cân nặng chuẩn của thai nhi giúp ích rất nhiều trong việc xác định sự phát triển của bé trong từng giai đoạn. Do đó, để chắc chắn về sức khỏe của trẻ, thai phụ nên thăm khám định kỳ thường xuyên. Hy vọng những thông tin mà Blogtretho.edu.vn đã chia sẻ trên đây đã cung cấp cho nữ giới mang thai nhiều kiến thức hữu ích trong việc chăm sóc thai kỳ.
Như Nguyễn tổng hợp