Sự tăng tiết hoóc-môn trong thai kỳ khiến các bà mẹ nhạy cảm hơn với một loạt các bệnh nhiễm trùng âm đạo. Dưới đây là những thủ phạm phổ biến gây ra bệnh nhiễm trùng âm đạo, triệu chứng và cách để đối phó với chúng trong thai kỳ.
Bạn đang đọc: Điểm mặt các “thủ phạm” gây viêm nhiễm âm đạo trong thai kỳ
Nguyên nhân làm tăng dịch tiết âm đạo trong thai kỳ
Khi mang thai, cơ thể của bạn sẽ có rất nhiều thay đổi và tăng dịch tiết âm đạo cũng là một trong số những thay đổi đó
Khi mang thai, cơ thể của bạn sẽ có rất nhiều thay đổi và tăng dịch tiết âm đạo cũng là một trong số những thay đổi đó. Nếu dịch tiết có màu trắng và không mùi, có thể là do hoóc-môn thai kỳ gây ra và nó là một dấu hiệu cho thấy âm đạo vẫn rất khỏe mạnh. Nhưng nếu dịch tiết quá mức, khả năng nhiễm trùng sẽ tăng cao. Lúc này sự cân bằng tự nhiên của vi khuẩn có lợi sống trong âm đạo sẽ bị phá vỡ.
Bốn loại vi khuẩn dễ tấn công và gây ra nhiễm trùng âm đạo trong thai kỳ bao gồm: vi khuẩn viêm âm đạo (BV), nhiễm trùng nấm men, nhiễm khuẩn nhóm B Strep (GBS) và nhiễm Trichomonas. Tuy nhiên, các bà bầu không nên lo lắng quá vì nếu phát hiện sớm, các bác sĩ sẽ giúp bạn điều trị dứt điểm.
Vi khuẩn gây viêm âm đạo Bacterial Vaginosis (BV)
BV là gì?
Khoảng 1 trong 5 phụ nữ mang thai sẽ chịu sự ngứa ngáy do nhiễm trùng BV. BV xảy ra khi dịch tiết âm đạo vượt mức và làm mất cân bằng hệ vi khuẩn tự nhiên sống trong âm đạo. Nguyên nhân có thể do sự thay đổi hoóc-môn thai kỳ. Nếu không được điều trị, các triệu chứng BV sẽ tồn tại và gây ra sinh non hoặc trẻ sơ sinh nhẹ cân. Ở những phụ nữ không mang thai, BV có thể dẫn đến bệnh viêm vùng chậu, nguyên nhân gây vô sinh hoặc gây tổn thương đến các ống dẫn trứng. Tuy nhiên, BV có thể được ngăn chặn nếu chẩn đoán sớm.
Các triệu chứng của viêm âm đạo BV:
– Dịch tiết có màu trắng xám
– Đau hoặc rát khi đi tiểu
– Ngứa ngáy quanh khu vực âm đạo
Điều trị:
Nếu mắc BV trong 3 tháng đầu thai kỳ, bạn sẽ phải chờ đến giai đoạn sau để được bác sĩ kê đơn kháng sinh, thường là Metronidazole hoặc Clindamycin. Tất nhiên, tác dụng phụ khi dùng kháng sinh sẽ không có lợi cho thai nhi.
Phòng ngừa:
– Không mặc bộ đồ tắm ướt hoặc quần lót đẫm mồ hôi trong thời gian dài. Tốt nhất, sau khi tập thể dục hoặc bơi lội, nên thay ngay đồ ướt, tắm rửa sạch sẽ và thay đồ lót cotton có chất liệu thấm hút tốt.
– Mặc đồ thoải mái và tránh mặc quần lót hoặc quần ngoài quá chật vì mồ hôi có thể là nơi vi khuẩn sinh sôi
– Không mặc đồ lót trong lúc ngủ để giảm nguy cơ nhiễm trùng
– Khi vệ sinh, lau rửa sạch từ trước ra sau để tránh vi khuẩn lan từ hậu môn sang âm đạo
– Nếu các loại dầu tắm đang sử dụng gây kích ứng, hãy ngưng sử dụng.
Nhiễm trùng nấm men
Nhiễm trùng nấm men là gì?
Nhiễm trùng nấm men thường do nấm Candida, một loại nấm sống trong âm đạo phát triển quá mức. Nó thường gây ngứa và làm sưng đỏ âm đạo. Sự gia răng nồng độ estrogen và progesterone có thể đã tạo điều kiện để nấm men phát triển mạnh trong thai kỳ. Các nguyên nhân khác nhiễm trùng nấm men có thể là do thuốc kháng sinh và có giao hợp trong thai kỳ. Khi cả hai vợ chồng quan hệ trong thai kỳ, có thể đã phá vỡ độ pH tự nhiên trong âm đạo.
Các triệu chứng:
– Đau và ngứa ran ở âm đạo
– Da ở vùng âm đạo và môi âm hộ bị sưng đỏ
– Dịch tiết hơi trắng vàng, có thể không hoặc có mùi giống như mùi bánh mì nướng
– Đau hoặc khó chịu trong lúc quan hệ tình dục
– Rát khi đi tiểu.
Điều trị:
Có thể dùng kem hoặc viên nang nhét vào âm đạo hoặc uống thuốc chống nấm như Diflucan chẳng hạn.
Phòng ngừa:
Tìm hiểu thêm: Top 11 siêu thực phẩm tốt cho sức khỏe bà bầu trong 9 tháng thai kỳ
Lactobacillus có trong sữa chua là một probiotic giúp thúc đẩy tiêu hóa và ngăn ngừa nhiễm trùng âm đạo
– Mặc đồ lót cotton để tạo môi trường thông thoáng
– Không mặc đồ lót khi ngủ để làm giảm nguy cơ nhiễm trùng
– Uống nhiều nước để đào thải độc tố (ít nhất 8 ly nước/ngày)
– Đi tiểu thường xuyên để giúp loại bỏ vi khuẩn gây nhiễm trùng
– Ăn thức ăn carbohydrate và ngũ cốc để tránh tạo môi trường thích hợp cho vi trùng
– Ăn sữa chua thường xuyên vì lactobacillus có trong sữa chua là một probiotic giúp thúc đẩy tiêu hóa và ngăn ngừa nhiễm trùng âm đạo.
Vi khuẩn nhóm B Strep và trichomonas (Nhóm B Strep (GBS))
GBS là gì?
Theo Bác sĩ Sản – Phụ khoa Myra Wick, tại Bệnh viện Mayo ở Rochester, có đến 20 – 25% phụ nữ khỏe mạnh có vi khuẩn GBS sống trong cơ thể. Chúng thường tập trung ở đường ruột, trực tràng hoặc âm đạo. Vào giữa tuần 35 và 37 của thai kỳ, các bác sĩ sẽ tự động kiểm tra GBS cho bạn.
Triệu chứng:
GBS có thể gây nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) ở một số người, nhưng cũng có thể không có bất cứ triệu chứng nào ở những người khác. Các triệu chứng của nhiễm trùng đường niệu bao gồm đau hoặc nóng rát khi đi tiểu, nước tiểu đục và thường xuyên bị tiểu mót.
Điều trị:
Nếu xét nghiệm dương tính với GBS, bạn sẽ được điều trị bằng kháng sinh khi chuyển dạ nhằm tránh lây bệnh cho bé khi qua ngã âm đạo. Bằng không, trẻ sơ sinh sẽ có nguy cơ bị bệnh GBS với các triệu chứng khởi phát sớm, gây sốt, ăn uống khó khăn và lờ đờ.
Phòng ngừa:
Cho đến nay vẫn không có cách nào để ngăn chặn GBS vì các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân tại sao một số người có GBS trong khi số khác lại không.
Bệnh nhiễm trùng âm đạo do Trichomonas
Trichomonas là gì?
Ước tính, có khoảng 7,4 triệu trường hợp nhiễm trùng Trichomonas mỗi năm. Đây là một trong những bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến nhất và hầu hết đều có thể chữa được.
Nguyên nhân:
>>>>>Xem thêm: Trị ho hiệu quả cho bà bầu với 5 loại trái cây “họ nhà chanh”
Ước tính, có khoảng 7,4 triệu trường hợp nhiễm trùng Trichomonas mỗi năm
Bệnh do các ký sinh trùng Trichomonas gây ra. Nó có thể lây qua đường tình dục và thường sống trong âm đạo.
Triệu chứng:
– Dịch tiết có màu vàng xanh, sủi bọt và có mùi hôi
– Ngứa, rát hoặc đau đớn khi quan hệ tình dục.
Điều trị:
Bác sĩ co thể kê thuốc kháng sinh bằng đường uống như Metronidazole và Tinidazole.
Phòng ngừa:
– Hãy đi xét nghiệm để biết người bạn đời và chính bạn có nhiễm Trich hay không
– Nên quan hệ vợ chồng chung thủy để tránh nguy cơ lây nhiễm
– Sử dụng bao cao su để ngăn ngừa lây nhiễm.
Lưu ý: Tất cả thông tin trên đều mang tính tham khảo, không xem đó là một chẩn đoán cụ thể hoặc kế hoạch điều trị cho bất kỳ trường hợp cá nhân nào.
Blogtretho.edu.vn
Nguồn: Ps