Một số mùi hương có vẻ không gây hại với người lớn tuy nhiên lại cực kỳ hại đối với trẻ nhỏ. Hầu hết chúng tác động đến hành vi, cảm xúc của trẻ và nếu ngửi thường xuyên chúng sẽ tác động đến não bộ, thậm chí gây ngộ độc.
Bạn đang đọc: Điểm mặt 6 mùi hương gây suy giảm trí nhớ, ngộ độc ở trẻ mẹ nên biết
Contents
1. Khói thuốc lá
Khói thuốc lá cực kỳ gây hại cho trẻ. Việc ngửi thuốc lá bị động còn nguy hiểm hơn việc hút thuốc lá trực tiếp, đó là lí do đây là “mùi hương” cần loại khỏi môi trường sống của trẻ.
Tiếp xúc nhiều với khói thuốc sẽ khiến trẻ có nguy cơ lên cơn hen suyễn và mắc các bệnh về đường hô hấp. Ngoài ra, mùi khói thuốc còn gây ra hàng loạt các bệnh khác ở trẻ em như nhiễm trùng tai, suy giảm thính giác, suy giảm trí nhớ, sâu răng… Thậm chí, thuốc lá còn là nguyên nhân gây đột tử ở trẻ sơ sinh.
Một số người lớn quan niệm rằng, hút thuốc lá tại nơi không có sự xuất hiện của trẻ nhỏ thì sẽ không ảnh hưởng đến trẻ. Nhưng thực tế, khói thuốc ẩn trong người và khi tiếp xúc với trẻ trẻ vẫn ngửi thấy mùi khói thuốc qua đường hô hấp, trò chuyện trực tiếp sau đó.
2. Mùi long não
Long não có tác dụng đuổi côn trùng, mối mọt, rận rệp trên quần áo. Tuy nhiên, mùi long não này cực kỳ nguy hiểm có thể gây ngộ độc cấp ở trẻ dưới 5 tuổi nếu trẻ thường xuyên ngửi hoặc hít hà quá nhiều mùi long não trong môi trường kín, thiếu khí trời, không thông thoáng.
Đặc biệt khi bạn để long não trong tủ quần áo nhằm tiêu diệt gián, mùi long nhãn sẽ bám lên quần áo và bám khá lâu, khi trẻ mặc và hít nhiều có thể gây bệnh vàng da.
Chính vì vậy, các bà mẹ nên hạn chế sử dụng long não trong nhà tránh gây hại cho con.
3. Mùi nến thơm
Tìm hiểu thêm: Trẻ dưới 3 tuổi bị rối loạn ngôn ngữ: Mẹ phát hiện muộn, con có thể mắc bệnh tự kỷ
Nến thơm thường dùng với mục đích để thư giãn trong gia đình, giảm căng thẳng, xả stress. Tuy nhiên, mùi nến thơm đối với trẻ nhỏ không hề tốt chút nào. Nếu sử dụng tinh dầu tự nhiên trong nến, mùi hương sẽ bay hơi rất nhanh và không thơm nhiều, do đó hầu hết nến thơm đều pha thêm hương liệu tổng hợp để tạo hương bền lâu.
Về nguyên tắc, mùi càng thơm càng nhiều hóa chất và càng gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của trẻ nhỏ và người lớn. Thậm chí, nến đặt trên dây kim loại có thể gây nhiễm độc chì ở trẻ gây ra vấn đề về thần kinh, gan thận, chậm lớn ở trẻ…
4. Mùi nước hoa
Mùi nước hoa giúp tăng sự quyến rũ ở người lớn nhưng nó lại gây hại không khác gì mùi khói thuốc. Rất ít người biết được những tác hại từ nước hoa gây ra và vô tư sử dụng, để con trẻ ngửi nhiều.
Mùi nước hoa sẽ gây ra các triệu chứng như đau đầu, chóng mặt, dị ứng, đau họng… Do nước hoa là sự kết hợp của nhiều hóa chất. Một số thành phần trong nước hoa có thể có độc, gây kích thích đến bộ phận nào đó trong não bộ trẻ. Do vậy, với những bà mẹ quen sử dụng nước hoa nên tránh gần con cũng như bỏ ngay thói quen dùng nước hoa vào vết muỗi đốt của con.
5. Mùi khói xe
>>>>>Xem thêm: Đồ Tết trẻ em và lưu ý quan trọng mẹ hãy tham khảo ngay
Khói xe chứa rất nhiều khí độc hại như CO, CO2 và nhiều chất độc hại khác. Những loại khí này có thể gây ra ngạt thở, đau mũi, đau họng, khô da, ảnh hưởng tuần hoàn máu, tiêu hóa, gan thận…
Do đó, khi cho trẻ ra đường mẹ cần lưu ý sử dụng khẩu trang, mắt kiếng để giảm mùi khói xe đi vào cơ thể trẻ. Ngoài ra, nên hạn chế cho trẻ ra đường vào giờ cao điểm, nếu có thể nên ưu tiên đi xe bus để tránh được khói bụi, khói xe ngoài đường.
6. Mùi khói hương đốt trong nhà
Đốt hương là một trong những tín ngưỡng tâm linh và hầu hết gia đình nào cũng thực hiện. Tuy nhiên, mùi khói hương có thể gây tổn hại đến sức khỏe của trẻ, đặc biệt trẻ dưới 5 tuổi khi hệ miễn dịch còn thấp.
Khói hương vốn là mùi thơm quyến rũ nhưng lại là nguyên nhân trực tiếp gây kích ứng đường hô hấp và thậm chí nếu ngửi lâu dài có thể ảnh hưởng đến sức khỏe hoặc gây ung thư, tử vong. Do khói hương cũng chứa các chất độc hại như benzen, toluene, xylenes… Và khi nén hương càng cong càng đẹp thì nồng độ hóa chất và thời gian ngâm tẩm càng nhiều, mức độ nguy hại đến sức khỏe trẻ nhỏ và gia đình càng cao.
Do đó, nếu mẹ đốt hương hãy tránh đốt thời gian trẻ ở nhà. Có thể để trẻ đi học sau đó mới về nhà đốt hương. Không nên cho trẻ ngửi khói hương thường xuyên sẽ tốt hơn cho trẻ rất nhiều nhé mẹ.
Blogtretho.edu.vn (Tổng hợp)