Đến ngày dự sinh mà chưa có dấu hiệu gì thì phải làm sao?

Rate this post

Chờ đón ngày con chào đời là một trong những khoảnh khắc hạnh phúc nhất với những ai làm cha mẹ. Thế nhưng con số 9 tháng 10 ngày không phải lúc nào cũng chính xác, có trường hợp trẻ sinh sớm, những cũng có trường đến ngày dự sinh mà chưa có dấu hiệu gì. Trong bài viết sau Blogtretho.edu.vn sẽ thông tin rõ hơn đến bạn đọc về những trường hợp này, mời bạn đọc cùng theo dõi chi tiết nhé.

Bạn đang đọc: Đến ngày dự sinh mà chưa có dấu hiệu gì thì phải làm sao?

1. Ngày dự sinh là ngày gì?

Chúng ta đều biết rằng, thời gian mang thai trung bình là 9 tháng 10 ngày (40 tuần). Và ngày dự sinh là ngày mà các bác sĩ dự đoán bé đúng 40 tuần tuổi và chào đời. Tuy nhiên, bạn đọc nên lưu ý rằng đây là “dự đoán” chứ không phải khẳng định 100% em bé sẽ sinh ra vào ngày đó. Chính vì thế có rất nhiều trường hợp đến ngày dự sinh mà chưa có dấu hiệu gì cả.

Theo thống kê, trên thế giới có đến 80% em bé không chào đời đúng vào ngày dự sinh. Thông thường các em bé sẽ sinh trước hoặc sau ngày dự sinh này khoảng 1 tuần. Thậm chí thế giới cũng ghi nhận nhiều trường hợp em bé sinh vào tuần thứ 42 – chậm hơn 2 tuần so với bình thường và gọi đây là thai già tháng.

Hiện nay vẫn chưa rõ nguyên nhân vì sao có hiện tượng em bé đến ngày dự sinh mà vẫn chưa chào đời. Tuy nhiên, theo thống kê thông thường trường hợp này do một số nguyên nhân sau:

  • Sinh con so (tức con đầu lòng). Tuy nhiên vẫn có trường hợp sinh con rạ (con thứ) vẫn quá ngày dự sinh.
  • Mang thai con trai.
  • Bà bầu từng có thai kỳ quá ngày dự sinh trước đó.
  • Bà bầu béo phì.

Đến ngày dự sinh mà chưa có dấu hiệu gì thì phải làm sao?

2. Đến ngày dự sinh mà chưa có dấu hiệu gì có sao không?

Thông thường các bà bầu sẽ sinh sớm hơn hoặc trùng với ngày dự sinh. Tuy nhiên, như đã đề cập ở trên vẫn có nhiều trường hợp đến ngày dự sinh mà chưa có dấu hiệu gì chuyển dạ. Lúc này tùy thuộc vào từng bà bầu chúng ta mới có thể đánh giá đúng tình hình.

Cụ thể, nếu đến đúng ngày dự sinh mà chưa chuyển dạ thì tốt nhất bà bầu nên nhập viện và thông báo để bác sĩ chuyên khoa biết. Rất có thể quá trình tính ngày dự sinh của bà bầu có sai số nên ngày dự sinh chính xác vẫn chưa đến. Hoặc một số trường hợp nếu bác sĩ tính lại ngày dự sinh đúng thì sẽ có các bước tiếp theo để bảo vệ sức khỏe mẹ và bé tốt nhất.

Khi đến ngày dự sinh nhưng vẫn không thấy dấu hiệu chuyển dạ , bà bầu nhập viện sẽ được bác sĩ theo dõi chỉ số nước ối. Thông qua chỉ số này bác sĩ sẽ đánh giá được thừa hay thiếu nước ối, có cần mổ đẻ hay không. Trong nhiều trường hợp bác sẽ sẽ chỉ định mổ “bắt bé” gấp để bảo vệ sức khỏe cả hai.

Theo các chuyên gia, thai phụ quá ngày mà không chuyển dạ có thể do một số rủi ro nguy hiểm sau:

  • Thai chết lưu.
  • Thai nhi tăng cân quá nhanh, quá lớn.
  • Thai nhi hít phải nước ối có phân su nên khó thở.
  • Thai phụ thiếu nước ối hoặc dây rốn quấn thai nhi khiến thai nhi thiếu oxy.

Tìm hiểu thêm: Tránh thai bằng cách cho con bú chỉ là một ngộ nhận của các mẹ

Đến ngày dự sinh mà chưa có dấu hiệu gì thì phải làm sao?

3. Đến ngày dự sinh mà chưa có dấu hiệu gì thì cần làm gì?

Như đã đề cập ở trên, khi đến ngày dự sinh mà chưa có dấu hiệu gì tốt nhất người thân nên đưa bà bầu nhập viện kịp thời. Sau khi nhập viện các bác sĩ chuyên khoa sẽ có những đánh giá chính xác về sức khỏe bà bầu và thai nhi, từ đó có quyết định tốt nhất. Cụ thể quy trình ở các bệnh viện trong trường hợp thai nhi quá ngày như sau:

  • Bác sĩ sẽ tiến hành khám thai, theo dõi tim thai, sau đó đánh giá nước ối , bánh rau… Nếu phát hiện bất thường ở một trong những vấn đề này thì bác sĩ sẽ chỉ định mổ lấy thai kịp thời.
  • Trường hợp sau khi khám và em bé vẫn phát triển bình thường, cổ tử cung thuận lợi, bác sĩ sẽ đánh giá tuổi của thai nhi, đánh giá các nguy cơ cùng lợi ích lẫn nguyện vọng sinh thường hay sinh mổ của thai phụ. Sau đó tùy vào quyết định của gia đình mà có thể để thai phụ chờ chuyển dạ tự nhiên hoặc dùng biện pháp kích thích chuyển dạ.

Hiện nay, đa số thai phụ đến ngày dự sinh mà không thấy chuyển dạ thường chọn hình thức mổ “bắt con”. Hình thức này được đánh giá là “khỏe mẹ, khỏe con” thay vì chờ cơn chuyển dạ. Tuy nhiên, mổ đẻ cũng có nhiều điều bất cập, vì thế thai phụ và người thân nên cân nhắc nhé. Hãy nhớ rằng, nếu bác sĩ khám và cho biết em bé vẫn khỏe mạnh, thai phụ vẫn ổn định thì hãy kiên nhẫn, đừng quá lo lắng về tình trạng này.

Đến ngày dự sinh mà chưa có dấu hiệu gì thì phải làm sao?

>>>>>Xem thêm: Các bước chuẩn bị mang thai nhất định bạn cần phải lưu ý

4. Một số lưu ý để phòng ngừa tình trạng thai quá ngày dự sinh

Để chủ động tránh tình trạng đến ngày dự sinh vẫn không chuyển dạ các bà bầu cần lưu ý một vài điều sau:

  • Xác định đúng ngày đầu tiên xuất hiện kinh nguyệt của kỳ kinh cuối để tính đúng ngày dự sinh.
  • Đi khám thai theo lịch khám của bác sĩ và làm theo các khuyến cáo ở những lần khám này.
  • Bổ sung dinh dưỡng một cách khoa học, tránh tăng cân quá nhiều ở thời kỳ cuối thai kỳ.
  • Khi gần đến ngày dự sinh mà không có dấu hiệu gì tốt nhất hãy đến các cơ sở y tế gần nhất để được khám và tư vấn.

Cuối cùng trường hợp đến ngày dự sinh mà chưa có dấu hiệu gì là vô cùng phổ biến. Bà bầu không nên quá hoang mang hay lo lắng về tình trạng này nhé. Lời khuyên tốt nhất mà Blogtretho.edu.vn chia sẻ trong trường hợp này là hãy đi khám, đến bệnh viện để mẹ tròn con vuông thay vì áp dụng các mẹo dân gian như một số diễn đàn khuyến nghị.

Đức Lộc

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *