Để con không mắc bệnh giữa những ngày nắng nóng, mẹ cần ghi nhớ 10 điều sau

Rate this post

Thời tiết nắng nóng khiến trẻ dễ bị mắc bệnh, đặc biệt trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ sức đề kháng rất kém. Vì vậy, trong những ngày nắng như hiện nay, trẻ cần được chăm sóc cẩn thận hơn nếu không rất dễ bị ốm.

Bạn đang đọc: Để con không mắc bệnh giữa những ngày nắng nóng, mẹ cần ghi nhớ 10 điều sau

1. Hạn chế cho trẻ ra ngoài vào giờ nắng cao điểm

Để con không mắc bệnh giữa những ngày nắng nóng, mẹ cần ghi nhớ 10 điều sau

Trong những ngày nắng nóng như hiện nay, cha mẹ tuyệt đối không cho trẻ ra ngoài vào những lúc nắng cao điểm như khung giờ 10h sáng – 2h chiều. Đây là khoảng thời gian mặt trời chiếu nhiều tia cực tím nhất và dễ gây tổn hại làn da trẻ cũng như khiến trẻ dễ bị cảm nắng, nhiễm siêu vi hơn.

Nếu trẻ phải ra ngoài vào giờ cao điểm cần đảm bảo trẻ được mặc áo chống nắng, mắt kính, bao tay, đội mũ để tránh ánh nắng chiếu trực tiếp vào da gây tổn hại cho trẻ.

2. Không nên cho trẻ ở trong phòng điều hòa cả ngày

Phòng điều hòa khiến trẻ cảm thấy dễ chịu hơn vì nhiệt độ ổn định, mát mẻ. Tuy nhiên, đây là chính là nguyên nhân khiến trẻ dễ nhiễm bệnh, suy giảm sức đề kháng, đặc biệt nếu ở chung cùng nhiều trẻ khác.

Điều hòa khiến trẻ bị khô da, mất nước, dẫn đến suy nhược cơ thể và rất dễ bị ốm. Tốt nhất, ban ngày cha mẹ chỉ nên cho trẻ ở phòng điều hòa vào giờ nóng cao điểm, buổi tối chỉ nên để chế độ mát vừa phải hoặc có thể hẹn tắt điều hòa sau 2 – 3 tiếng trẻ đã ngủ, sau đó chuyển sang chế độ quạt.

3. Cho trẻ mặc quần áo thoáng mát

Để con không mắc bệnh giữa những ngày nắng nóng, mẹ cần ghi nhớ 10 điều sau

Tránh mua quần áo chất liệu bí và nóng sẽ khiến cơ thể trẻ không thoát được mồ hôi ra ngoài và rất dễ bị thấm ngược mồ hôi trở lại người và cảm. Chọn những bộ quần áo thoáng mát, chất liệu mềm, thấm hút mồ hôi tốt để trẻ luôn cảm thấy mát mẻ và thoải mái.

Gợi ý cho mẹ mùa hè nên chọn quần áo chất liệu cotton, áo thun và quần sooc để trẻ vận động thoải mái dễ dàng, thấm hút mồ hôi tốt.

4. Không cho trẻ ở môi trường quá kín và nóng

Đóng kín cửa và giữ trẻ trong nhà không cho tiếp xúc bên ngoài cũng như thiếu không khí khiến trẻ sẽ cảm thấy vô cùng mệt mỏi, bí bách. Điều này còn khiến trẻ bị bệnh vì ở phòng kín mà không có điều hòa quá lâu sẽ dẫn đến thân nhiệt tăng cao, dễ ốm, thậm chí có thể dẫn đến tử vong.

5. Không cạo trọc đầu cho trẻ

Bố mẹ Việt thường cho rằng, mùa hè nóng nực nên cạo trọc đầu cho con mát. Tuy nhiên đây là quan niệm hết sức sai lầm vì sẽ nó thực sự không hề tốt cho trẻ chút nào, đặc biệt trẻ sơ sinh.

Trên thực tế, tóc dày và có tính đàn hồi có thể ngăn chăn hoặc giảm nhẹ tổn thương do lực bên ngoài va chạm vào đầu trẻ. Chúng có tác dụng bảo vệ đầu trẻ và giúp cơ thể tản nhiệt, điều tiết nhiệt.

Nếu cạo trọc đầu sẽ làm giảm chức năng tản nhiệt của cơ thể và khiến thân nhiệt tăng cao, trẻ dễ bị bệnh hơn.

6. Đảm bảo trẻ được cung cấp đủ nước trong ngày

Tìm hiểu thêm: Điểm mặt 6 mùi hương gây suy giảm trí nhớ, ngộ độc ở trẻ mẹ nên biết

Để con không mắc bệnh giữa những ngày nắng nóng, mẹ cần ghi nhớ 10 điều sau

Thời tiết nắng nóng khiến trẻ dễ đổ mồ hôi khi vui chơi, vận động do đó trẻ cần được bổ sung nước đầy đủ trong một ngày. Để bù lại lượng nước đã mất, cha mẹ có thể cho trẻ uống nước lọc hoặc nước ép trái cây, sinh tố, nước canh, các loại nước thanh nhiệt như râu ngô, nước đậu xanh, đậu đen để giúp bé giải nhiệt.

Đối với trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi thì không cần uống nước, nên cho trẻ bú mẹ liên tục để bù nước. Theo đó mẹ cần uống nhiều hơn 2l nước mỗi ngày để cung cấp đủ nước cho cơ thể và cho con.

7. Không để quạt thốc vào mặt con

Khi thời tiết nắng nóng khiến trẻ thường có xu hướng để quạt điện thốc thẳng vào mặt để giải tỏa nhiệt. Tuy nhiên, điều này có thể khiến trẻ dễ dàng bị bệnh hơn do thân nhiệt bị hạ đột ngột từ nóng – lạnh và dễ suy giảm sức đề kháng và cảm.

Mẹ nên để quạt quay phe phẩy quanh người trẻ vừa giúp trẻ khô ráo mồ hôi vừa cảm thấy dễ chịu và không cảm thấy bị khô mũi, đau họng.

8. Để trong phòng ngủ trẻ một chậu nước

Để tránh cho trẻ bị viêm họng, đau đầu chóng mặt nên để trong phòng một chậu nước. Hoặc thi thoảng mẹ có thể lau sàn bằng khăn ấm để duy trì độ ẩm trong phòng. Nhờ vậy trẻ sẽ không bị viêm mũi, đau họng trong mùa hè này.

Ngoài ra, khi định ra ngoài nên mở rộng cửa khoảng 2 – 3 phút sau mới ra khỏi phòng, nhờ vậy cơ thể sẽ dễ dàng thích nghi với không khí bên ngoài.

9. Tiêm phòng vắc xin các bệnh mùa hè

Để con không mắc bệnh giữa những ngày nắng nóng, mẹ cần ghi nhớ 10 điều sau

>>>>>Xem thêm: Dạy trẻ 3 tuổi những gì để giúp con phát triển toàn diện?

Vào mùa hè trẻ thường dễ bị mắc một số bệnh phổ biến như cúm hay viêm não nhật bản B. Mẹ cần phải lưu ý vấn đề tiêm phòng cho trẻ và tiêm đầy đủ mũi để trẻ có thể phòng được các biến chứng nguy hiểm từ bệnh trong mùa nóng.

Trong trường hợp trẻ bị sốt bệnh và sốt cao và cần phải theo dõi để kiểm tra xem nhiệt độ tăng thế nào. Nên hạ sốt cho trẻ bằng cách mặc quần áo rộng, chườm khăn dấp nước ấm vào nách, bẹn, trán và cho uống thuốc hạ sốt. Sau đó đưa trẻ đi bệnh viện kiểm tra để phòng biến chứng.

10. Tắm bằng bồn tắm cho trẻ

Mẹ biết không, tắm bằng bồn tắm hay tắm trực tiếp từ vòi hoa sen sẽ giúp bé mát đồng đều hơn và không bị cảm lạnh.

Mẹ cũng lưu ý, không nên lau khô người hoàn toàn sau khi tắm cho bé vì nước bốc hơi từ da là một cách tuyệt vời giúp sản sinh lượng nhiệt. Vào mùa hè, mẹ cũng không cần tắm nước ấm cho bé vì nước ấm dễ làm khô da, mẹ có thể tắm nước mát cho bé vào chiều sớm (3h chiều – 5h chiều) là được.

Và dù nắng nóng nhiều nhưng mẹ cũng chỉ nên tắm nhiều nhất 2 lần/ngày cho bé thôi nhé để đảm bảo sức khỏe cho bé.

Blogtretho.edu.vn (Tổng hợp)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *