Dậy thì muộn ở trẻ có đáng lo như ba mẹ vẫn nghĩ?

Rate this post

Dậy thì muộn ở trẻ trong cuộc sống hiện đại dù không phổ biến như dậy thì sớm, song cũng là một vấn đề mà bất cứ bố mẹ nào có con đang ở độ tuổi dậy thì, đều cần phải lưu tâm. Con bước vào độ tuổi dậy thì, hẳn các bậc cha mẹ sẽ có những niềm vui khi được thấy con trưởng thành, tự lập, con thay đổi, con biết suy nghĩ hơn theo từng ngày. Tuy nhiên, nếu như con dậy thì muộn – liệu các bậc cha mẹ có phải lo lắng? 

Bạn đang đọc: Dậy thì muộn ở trẻ có đáng lo như ba mẹ vẫn nghĩ?

1. Thế nào là dậy thì muộn?

Dậy thì muộn ở trẻ có đáng lo như ba mẹ vẫn nghĩ?

Dậy thì là thuật ngữ chỉ sự thay đổi trong cơ thể, khi bắt đầu dậy thì, một đứa trẻ dần trở thành người lớn, hoàn thiện về mặt thể chất và tâm lí. Dậy thì muộn là khi cơ thể đứa trẻ bắt đầu những thay đổi đó muộn hơn nhiều so với bình thường.

Dậy thì thường bắt đầu đối với trẻ nữ ở độ tuổi từ 9-12 tuổi và ở trẻ nam từ 10-13. Dậy thì trước độ tuổi này thì gọi là dậy thì sớm . Đối với dậy thì muộn thì đã qua tuổi dậy thì bình thường trên, nhưng trẻ vẫn vẫn không có dấu hiệu thay đổi rõ nét.

2. Nguyên nhân dậy thì muộn

Dậy thì muộn ở trẻ có đáng lo như ba mẹ vẫn nghĩ?

  • Gen di truyền : Dậy thì muộn dù có rất nhiều nguyên nhân, tuy nhiên nguyên nhân đầu tiên chúng ta cần nghĩ tới đó là ảnh hưởng yếu tố gen di truyền. Nếu trong gia đình có người “lớn muộn” thì việc dậy thì muộn ở trẻ cũng sẽ bị ảnh hưởng.
  • Chế độ dinh dưỡng : Dinh dưỡng đóng một vai trò quan trọng trong quá trình dậy thì. Khi trẻ đang trong quá trình dậy thì nhưng không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng, thì việc dậy thì cũng không tạo ra những thay đổi khác biệt trong cơ thể; hoặc cơ thể bị suy dinh dưỡng, khả năng hấp thụ kém sẽ dẫn tới việc cơ thể dậy thì muộn. Do đó, khi trẻ dậy thì muộn, sau yếu tố di truyền thì chế độ dinh dưỡng cũng là một trong những nguyên nhân để xem xét.
  • Bệnh mãn tính : Bệnh đái tháo đường, bệnh thận, bệnh suyễn … hoặc các vấn đề về bệnh mãn tính khác cũng có thể gây ra nguyên nhân dậy thì muộn. Khi trẻ gặp những bệnh như vậy, các bậc cha mẹ nên cho trẻ đi khám để các bác sĩ chuyên khoa tư vấn và điều trị giúp trẻ vượt qua tuổi dậy thì một cách bình thường.

Dậy thì muộn ở trẻ có đáng lo như ba mẹ vẫn nghĩ?

  • Vấn đề nhiễm sắc thể : Một số trẻ cũng có thể không dậy thì bình thường vì có vấn đề với nhiễm sắc thể. Vấn đề này có thể gây trở ngại cho quá trình tăng trưởng bình thường. Điều này có thể làm chậm sự phát triển của bộ phận sinh dục.

Một số trẻ dậy thì muộn do có nhiễm sắc thể bất thường, khiến ADN “lập trình” kế hoạch phát triển của cơ thể cũng trục trặc. Hội chứng Turner là một ví dụ của một rối loạn nhiễm sắc thể. Nó xảy ra khi một trong hai nhiễm sắc thể X của con gái bất thường hoặc bị mất. Điều này khiến sự phát triển của buồng trứng và sản xuất hormone cũng không bình thường. Với các bạn nam mắc hội chứng Klinefelter khi được sinh ra có nhiều hơn 1 nhiễm sắc thể X (XXY thay vì XY). Tình trạng này có thể làm chậm phát triển giới tính.

  • Tuyến giáp : Dậy thì muộn cũng có thể xảy ra vì các vấn đề trong các tuyến yên hoặc tuyến giáp . Các tuyến sản xuất hormone quan trọng cho sự tăng trưởng cơ thể và phát triển.

3. Dậy thì muộn ở trẻ – liệu bố mẹ có phải lo lắng?

Tìm hiểu thêm: Đây là 6 thói quen nguy hại ở trẻ nhỏ mẹ nên biết để bảo vệ sức khỏe con yêu

Dậy thì muộn ở trẻ có đáng lo như ba mẹ vẫn nghĩ?

Dậy thì muộn nhìn chung thực sự không ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển của cơ thể trẻ, tuy nhiên vấn đề lại ở chỗ, dễ ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ . Khi thấy các bạn xung quanh đều có sự thay đổi rõ rệt, còn bản thân mình lại chẳng có gì thay đổi sẽ tạo ra tâm lí mặc cảm, tự ti cho trẻ. Có thể các em sẽ buồn vì nghĩ mình vẫn luôn là trẻ con, thậm chí còn nghĩ mình không bình thường. Do đó, nếu con dậy thì muộn, thì các bậc cha mẹ cần phải tinh tế trong việc chia sẻ với con mình về vấn đề này nhé.

Và, khi con gái 16 tuổi, con trai khoảng 18 tuổi mà chưa thấy có dấu hiệu dậy thì, thì cha mẹ nên đưa con đi khám để được tư vấn, điều trị giúp con có được sự phát triển tốt nhất.

4. Điều trị dậy thì muộn như thế nào?

Dậy thì muộn ở trẻ có đáng lo như ba mẹ vẫn nghĩ?

Liên quan đến việc điều trị dậy thì muộn, thì phương pháp điều trị sẽ phụ thuộc vào độ tuổi của trẻ và nguyên nhân của việc dậy thì muộn.

Nếu dậy thì muộn do nguyên nhân bệnh lí nào đó, bác sĩ sẽ chữa trị bệnh lí đó (nếu có thể). Các phương pháp khác có thể sử dụng thuốc (hormone) hoặc phẫu thuật. Thường thì sau điều trị trẻ sẽ bắt đầu dậy thì.

Nếu đứa trẻ hoàn toàn bình thường nhưng chậm lớn hay dậy thì muộn di truyền trong gia đình thì lời khuyên thường là “theo dõi và chờ đợi” cho thời kì dậy thì tự bắt đầu. Nếu đứa trẻ nhẹ cân hoặc tập thể dục quá mức, bác sĩ có thể đưa ra lời khuyên để giúp đứa trẻ có cân nặng và lối sống khỏe mạnh.

Dậy thì muộn ở trẻ có đáng lo như ba mẹ vẫn nghĩ?

>>>>>Xem thêm: Bệnh dị ứng ở trẻ em – tình trạng, nguyên nhân, hướng điều trị và phòng tránh

Một số trẻ (hầu hết là nam) hoàn toàn bình thường nhưng chậm lớn được điều trị bởi hormone để giúp thời kì dậy thì bắt đầu.

Tuy nhiên, những can thiệp như trên chỉ được áp dụng khi việc dậy thì muộn ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của trẻ mà thôi.

Bước vào độ tuổi dậy thì, con sẽ có những thay đổi khác biệt đánh dấu sự trưởng thành của con. Tuy nhiên nếu con dậy thì muộn, các bậc cha mẹ cũng đừng quá lo lắng mà hãy bình tĩnh, trò chuyện chia sẻ cùng con , lắng nghe con và tìm hiểu các vấn đề cùng với con. Như vậy, con đã có một quá trình lớn lên, trưởng thành trong tâm hồn và suy nghĩ rồi. Thêm vào đó, chính bản thân con cũng hiểu được vấn đề dậy thì muộn ở bản thân, thực sự không ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển của con, cũng như mỗi cơ thể là một cá thể đặc biệt, sẽ có quá trình thay đổi của riêng mình. 

Đài Trang tổng hợp

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *