Đây là lý do bà bầu không nên trữ nhiều bò khô trong nhà

Rate this post

Vị cay, ngọt và chua chua rất ngon miệng của bò khô khiến bà bầu xem đây như món chữa cháy rất lý tưởng cho những ngày nôn nghén. Tuy nhiên, bò khô không phải là món ăn vặt lành tính như mẹ biết.

Bạn đang đọc: Đây là lý do bà bầu không nên trữ nhiều bò khô trong nhà

Đây là lý do bà bầu không nên trữ nhiều bò khô trong nhà

Nếu khô bò mua ngoài hàng, các mẹ cần phải đắn đo

Khô bò được làm tại nhà, qua chế biến kỹ lưỡng và gia giảm gia vị phù hợp thì không sao. Nhưng nếu khô bò mua ngoài hàng, các mẹ cần phải đắn đo vì những lý do sau:

1. Tăng nguy cơ sưng phù

Một số loại khô bò được ướp gia vị rất đậm. Do đó, khô bò cũng không khác gì các loại thịt hộp, chứa một lượng muối khá cao. Nếu dùng quá nhiều, nguy cơ bị sưng phù và tăng huyết áp thai kỳ sẽ rất khó tránh khỏi.

2. Nguyên liệu bẩn

Một số hãng sản xuất khô bò có thể đảm bảo cho mẹ nguồn nguyên liệu sạch và an toàn. Tuy nhiên, nếu mẹ mua loại khô bò cân ký, không nhãn mác thì nguy cơ ăn phải thịt bò chết, thịt bò thối sẽ rất cao.

3. Nhiễm khuẩn listeria

Cũng giống như những loại thức ăn được chế biến sẵn, một số loại khô bò không thể đảm bảo chất lượng vệ sinh thực phẩm như mong muốn. Nếu không may ăn phải lô thịt bò nhiễm khuẩn listeria, mẹ bầu chẳng những khổ sở vì tiêu chảy mà còn vô tình đem đến những hệ lụy nguy hiểm cho thai nhi như viêm não hoặc thậm chí sẩy thai.

4. Nhiễm khuẩn toxoplasmosis

Tìm hiểu thêm: Hướng dẫn mẹ 8 tư thế cho con bú đúng bằng hình vẽ

Đây là lý do bà bầu không nên trữ nhiều bò khô trong nhà

>>>>>Xem thêm: Chảy máu cam khi mang thai: nguyên nhân và cách phòng tránh

Trong thịt khô bò cũng tiềm ẩn nguy cơ nhiễm khuẩn toxoplasmosis cho bà bầu

Ngoài khuẩn listeria, trong thịt khô bò cũng tiềm ẩn nguy cơ nhiễm khuẩn toxoplasmosis cho bà bầu. Đây là một loại vi khuẩn không nguy hại cho bà bầu nhưng với thai nhi, nó có thể để lại nhiều di chứng nặng nề như suy giảm thị lực, suy giảm chức năng não bộ hoặc thậm chí chết lưu. Ngoài khô bò ra, mẹ bầu còn thể nhiễm khuẩn toxoplasmosis từ những nguồn sau:

– Tiếp xúc với chó, mèo hoặc phân chó, mèo đã nhiễm khuẩn

– Ăn phải nguồn thực phẩm đã dính phân mèo trên nền sàn như rau quả, trái cây… Ngay cả khi mèo nhiễm bệnh bước qua thực phẩm, nếu ăn phải mẹ cũng có nguy cơ nhiễm khuẩn

– Ăn thức ăn chưa nấu chín kỹ hoặc thực phẩm sống

Một khi nhiễm khuẩn toxoplasmosis, mẹ bầu sẽ có cảm giác giống với các triệu chứng cảm cúm. Nguy hiểm hơn là bệnh không phát ra dấu hiệu đặc trưng mà âm thầm tàn phá thai nhi dần dà theo thời gian. Đối với trường hợp này, chỉ có xét nghiệm máu hoặc nước ối mới có thể cho mẹ câu trả lời chính xác nhất.

Blogtretho.edu.vn (Tổng hợp)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *