Không ít bố mẹ có thắc mắc về phương pháp dạy bé tập nói như thế nào để bé sớm biết nói. Có các câu trả lời khác nhau cho vấn đề này. Tuy nhiên, có 3 cách tiêu biểu dưới đây sẽ giúp ích cho mẹ rất nhiều, trong việc thúc đẩy quá trình học nói của bé.
Bạn đang đọc: Dạy bé tập nói như thế nào để bé sớm biết nói – 3 cách hay để bố mẹ tham khảo
Contents
1. Cùng bé kể lại những xảy ra trong ngày của con
Hôm nay bé theo bà đi chợ, theo bố đi công viên hay theo mẹ đến nhà họ hàng… tất cả những việc này mẹ có thể tường thuật lại cùng bé sau mỗi ngày. Vậy dạy bé tập nói như thế nào thông qua việc kể các câu chuyện hằng ngày như thế?
Khi bé được 6 – 8 tháng tuổi, bé đã có thể bắt đầu nhận thức xung quanh và nhận biết các việc mình làm. Khi đó, bé sẽ học nói bằng cách kể tiếp chuyện hằng ngày của bé bằng các câu hỏi. Ví dụ, mẹ sẽ nói với bé “Hôm nay mẹ đưa con đi chơi nhà bác A, con có vui không?”, “Con đi siêu thị với ai?”, “Con thích chơi trò gì nhất?”…
Dĩ nhiên, lúc đầu bé sẽ không thể trả lời mẹ, nhưng chính việc trò chuyện của mẹ sẽ thúc đẩy động lực cho bé tập nói sớm. Nếu bé chỉ mới nói được từ đơn hoặc từ đôi, mẹ có thể hỏi bé những câu hỏi cụ thể có đáp án trả lời trong khoảng từ 1 đến 2 từ để bé trả lời mẹ. Giao tiếp giữa trẻ sơ sinh và mẹ, thông qua sự việc và tường thuật lại những chuyện hàng ngày đặc biệt có ích, cho quá trình tập nói của bé. Ngoài ra, nếu hình thành thói quen này sớm,sẽ rất có lợi cho việc sau này bé đi học, để mẹ có thể biết được các hoạt động ở lớpcủa bé, khi bé xa khỏi tầm mắt của mình.
2. Tạm ngừng khi đang kể chuyện cho bé nghe
Khi bé vừa lọt lòng, mẹ đã có thể bắt đầu đọc truyện cho bé nghe mỗi ngày. Do đó, sẽ không có gì lạ lẫm nếu đến 11 – 12 tháng tuổi bé đã có thể thuộc lòng hoặc hình dung được câu chuyện mẹ đang kể với bé. Khi đến giai đoạn học nói của bé, mẹ có thể vừa đọc câu chuyện quen thuộc cho bé nghe, vừa thỉnh thoảng tạm ngưng đọc, để bé có thể “điền vào chỗ trống”. Nếu cần, mẹ có thể nhắc bé và yêu cầu bé lặp lại theo mẹ. Để tăng vốn từ ngữ cho bé, mỗi lần kể chuyện mẹ hãy ngừng ở những chỗ khác nhau, để bé có thể luyện phát âm từ mới.
Tìm hiểu thêm: 2 loại thuốc ngừa thai tốt nhất được chị em truyền tai nhau
Tạm ngừng khi kể chuyện, khơi gợi và kích thích bé thể hiện cảm nhận hay những chi tiết mà con nhớ liên quan, thực sự là một cách hay, khá thú vị và cũng rất hiệu quả, trong việc thúc đẩy con tập nói. Cách này chính là một câu trả lời khác cho câu hỏi dạy bé tập nói như thế nào. Cũng bằng cách này, bé vừa có thể luyện nói vừa tăng khả năng ghi nhớ, học từ mới.
3. Nói chuyện qua điện thoại
Hầu hết các bé đều tỏ ra rất thích thú với điện thoại trước cả khi bé biết nói. Vì thế, đây sẽ là một vật dụng rất hay để hỗ trợ cho việc dạy bé học nói như thế nào. Khi có bạn bè hoặc người thân gọi điện thoại đến, mẹ có thể để bé cầm máy một lát. Dù bé sẽ chưa nói được hoặc nói những từ người khác không hiểu, nhưng sau một vài lần cầm máy, do lúc nói chuyện điện thoại, bé không thể sử dụng các ngôn ngữ hình thể, nên nhờ những dịp này, bé sẽ phải cố gắng để phát âm và nói.
>>>>>Xem thêm: Trẻ em bao nhiêu độ là sốt – những điều quan trọng mẹ nên biết
Liên quan đến việc nói chuyện bằng điện thoại, mẹ lưu ý rằng, khi bé bắt đầu tỏ ra bực bội vì không diễn đạt được ý mình với người bên kia đầu dây, mẹ có thể giúp bé. Mẹ có thể vừa kể chuyện về bé với đầu dây bên kia và dẫn dắt câu chuyện, để bé cùng tham gia hội thoại như “con có thể cho bà ngoại biết trưa nay con ăn gì không?”, “Con có thể nói cho bố biết mẹ vừa mua chiếc áo màu gì cho con không?”… cứ như vậy, dần dần bé sẽ từ không trả lời đến cố gắng trả lời, bằng ngôn từ mình có được học được, để người khác hiểu. Đây được xem là cách để thúc đẩy quá trình tập nói cho bé cũng rất hiệu quả.
Dạy bé tập nói như thế nào để bé sớm biết nói không chỉ dựa vào một vài cách, nó sẽ đòi hỏi bố mẹ phải biết kết hợp linh động và phù hợp các phương pháp khác nhau mà mình tiếp cận được. Nhưng nói chung, dù là bằng cách gì đi nữa, đáp án cho câu hỏi dạy bé tập nói như thế nào để bé nói sớm, không dừng lại ở những phương pháp hay của bố mẹ, mà một phần quan trọng cũng còn phụ thuộc ở thời điểm khi bé đã sẵn sàng. Do đó, bố mẹ cũng đừng quá kì vọng vào bé hay vào các cách mà mình nắm bắt được, để rồi từ đó thúc ép con một cách không thích hợp, điều này thực sự không tốt cho trẻ. Nên tạo không khí học tập vui vẻ, thoải mái, tự nhiên, và đừng nên đặt yêu cầu quá cao với bé, khi dạy con tập nói bố mẹ nhé.
Ngọc Hoài tổng hợp