Đau nhức mông khi mang thai có thể nguy hiểm sức khỏe bà bầu đừng chủ quan!

Rate this post

Tình trạng ê mông khi mang thai khá phổ biến và đây là một trong những dấu hiệu bị chuột rút. Tuy nhiên, nếu để tình trạng này kéo dài có thể ảnh hưởng đến tinh thần, sức khỏe của bà bầu, do đó chị em đừng chủ quan khi ê mông kéo dài.

Bạn đang đọc: Đau nhức mông khi mang thai có thể nguy hiểm sức khỏe bà bầu đừng chủ quan!

1. Nguyên nhân bị ê nhức mông khi mang thai

Đau nhức mông khi mang thai có thể nguy hiểm sức khỏe bà bầu đừng chủ quan!

– Do thay đổi nội tiết tố trong cơ thể khiến phần gân từ mông tới chân bị ảnh hưởng, tắc nghẽn trong thời gian dài. Vì vậy bà bầu sẽ cảm thấy bị ê hoặc tê cứng phần mông, khó khăn trong việc di chuyển.

– Sự phát triển của thai nhi cũng khiến mẹ bị ê nhức mông. Do khi thai nhi phát triển làm tăng sức ép lên vùng xương chậu, tử cung và sinh ra tình trạng đau nhức vùng xương chậu. Hiện tượng này có thể kéo dài xuống dưới hai chân.

– Cuối thai kỳ bà bầu sẽ cảm thấy đau nhức mông hơn bình thường do cơ thể dần có các chuyển hướng nhằm phù hợp cho việc ra đời của thai nhi. Vì vậy, máu dồn về xương chậu nhiều hơn, gây sức ép lên dây thần kinh và sinh ra ê mông.

2. Triệu chứng bình thường khi ê mông

– Bà bầu cảm thấy phần mông, lưng, hông kèm theo dấu hiệu nóng ran nhiều hoặc ít tùy theo tình trạng thai phụ.

– Bà bầu cảm thấy đau mông chạy xuống khớp gối, mắt cá chân, nặng nề.

– Ê mông nhiều hơn khi về đêm và lúc nằm ngủ.

3. Ê nhức mông ở bà bầu có nguy hiểm?

Tìm hiểu thêm: Bỏ túi 3 bí kíp này, bạn sẽ không biết đau đẻ là gì

Đau nhức mông khi mang thai có thể nguy hiểm sức khỏe bà bầu đừng chủ quan!

>>>>>Xem thêm: 6 dấu hiệu chuyển dạ sớm mọi mẹ bầu cần biết

Theo thống kê, cứ khoảng 5 bà bầu thì có 1 trường hợp bị đau thắt vùng lưng chậu khiến các cơn ê mông xuất hiện. Thông thường, ê mông khi mang thai không quá nghiêm trọng tuy nhiên, điều đó không có nghĩa bà bầu chủ quan.

Một số dấu hiệu sau đây cho thấy tình trạng này nguy hiểm và bà bầu cần phải khám bác sĩ ngay:

– Cơn đau tương tự như hiện tượng co thắt chuyển dạ. Bạn cảm thấy đau vùng chậu và ê mông với mức độ nặng dù chưa tới ngày sinh nở.

– Xuất hiện thêm các triệu chứng như chảy máu âm đạo, nước ối, chuột rút liên tục dù cơ thể thai phụ không hề bị té ngã hay chấn thương, va chạm.

4. Làm gì để cải thiện tình trạng này?

Nếu bà bầu vẫn cảm thấy ê nhức mông thường xuyên dù đi khám bác sĩ nói đây là hiện tượng bình thường thì chị em vẫn cần phải áp dụng một số cách sau đây để giảm việc đau nhức:

– Nên nằm nghiêng sang một bên, đặc biệt bên trái để cung cấp oxy dễ dàng cho thai nhi, tránh chèn ép lên bàng quang, giảm hiện tượng đi tiểu. Khi nằm nghiêng, đầu gối không quá cao hoặc quá thấp, gối thêm một chiếc gối mỏng dưới chân và xoay người nhẹ nhàng khi xuất hiện cơn đau.

– Không nên nằm trên bề mặt cứng, nên chọn loại đệm phù hợp với phụ nữ mang thai.

– Tránh cúi người, di chuyển mạnh, đặc biệt thời gian cuối thai kỳ.

– Có thể đắp gạc nóng vào vùng ê mông để giảm đau nhức.

– Tắm ngâm mình trong nước ấm để thả lỏng và thư giãn, giúp cơ cơ bắp giải phóng và giảm tình trạng nhức mỏi toàn thân.

– Tuyệt đối không khiêng đồ nặng vì có thể làm cho tình trạng tràm trọng hơn.

– Áp dụng một số phương pháp massage giúp giảm đau nhức.

Blogtretho.edu.vn (Tổng hợp)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *