Đau mắt đỏ trong thai kỳ: những điều cần lưu ý

Rate this post

Hệ miễn dịch suy yếu trong thai kỳ khiến mẹ bầu dễ bị các loại virut, vi khuẩn tấn công. Một trong những bệnh mẹ bầu dễ bị lây lan nhất là bệnh đau mắt đỏ.

Bạn đang đọc: Đau mắt đỏ trong thai kỳ: những điều cần lưu ý

  • Đề phòng 5 bệnh về mắt có thể gặp ở phụ nữ mang thai

Bệnh đau mắt đỏ là tình trạng mắt bị nhiễm trùng do vi khuẩn liên cầu, tụ cầu, phế cầu hoặc do viruta denovirus gây ra. Triệu chứng đặc trưng của bệnh là hai mắt đỏ, sưng. Bệnh dễ mắc, có thể lây lan qua không khí.

Đau mắt đỏ trong thai kỳ: những điều cần lưu ý

Đau mắt đỏ là bệnh dễ lây lan.

Ảnh hưởng của bệnh đau mắt đỏ đối với mẹ bầu

Thường bệnh đau mắt đỏ nếu được điều trị kịp thời sẽ thuyên giảm và khỏi hẳn mà không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Với mẹ bầu, khả năng ảnh hưởng đến thai nhi rất thấp nếu điều trị đúng cách. Tuy nhiên, nếu mẹ tự dùng thuốc điều trị có thể gây ra những tổn hại đối với bé.

Bởi trong ba tháng đầu thai kỳ, thai nhi còn yếu ớt và cực kỳ nhạy cảm với các loại thuốc, do đó việc sử dụng thuốc không có sự kiểm soát của bác sĩ, dù là thuốc nhỏ mắt cũng có thể gây nguy hại cho bé. Vì vậy, mẹ bầu nên đi khám để được điều trị kịp thời khi phát hiện bị đau mắt đỏ. Và để bệnh nhanh hết, mẹ nên uống nhiều nước, cho mắt nghỉ ngơi nhiều hơn và uống thuốc theo đúng liều lượng, chỉ định của bác sĩ.

Ngoài đi bác sĩ, một số mẹ bầu làm theo các phương pháp dân gian như xông mắt bằng lá trầu hay đắp cây lá bỏng để chữa trị bệnh đau mắt đỏ là không an toàn. Lúc đầu khi xông hoặc đắp, có thể bạn cảm thấy sự khó chịu của mắt dịu lại, nhưng sau đó bệnh lý có thể nặng hơn, mắt sưng, đau nhức và có thể bị chảy máu vì các loại cây lá này đều chứa tinh dầu và có thể gây bỏng mắt. Điều này hoàn toàn không nên nhé!

Tìm hiểu thêm: 8 chia sẻ chưa chắc đúng của người đi trước mẹ bầu không nên tin

Đau mắt đỏ trong thai kỳ: những điều cần lưu ý

>>>>>Xem thêm: Bà bầu ăn gì trong 3 tháng đầu – thực phẩm cần thiết và những điều cơ bản mẹ nên biết

Mẹ bầu nên nhỏ nước muối sinh lý để phòng hoặc giúp mắt bị bệnh mau hồi phục.

Phòng bệnh

Phòng bệnh hơn chữa bệnh, mẹ bầu nên chú ý những điều sau để có thể phòng tránh được bệnh đau mắt đỏ trong thai kỳ của mình.

  • Không nên dụi mắt bằng tay, thường xuyên rửa sạch tay với nước ấm để tiêu trừ vi khuẩn.
  • Ra giường và gối nên được giặt thường xuyên và phơi nơi thông thoáng.
  • Nên tránh dùng chung khăn mặt hay chậu rửa với người khác.
  • Nên tránh đứng trong môi trường có người đau mắt đỏ.
  • Dùng nước muối sinh lý 0,9% để làm sạch mắt mỗi ngày.
  • Nên đeo kính râm khi ra ngoài.
  • Nên lau mắt, lấy dịch và dử mắt 2 lần một ngày bằng khăn giấy mềm và nên vứt khăn bẩn đi ngay.

Lưu ý: Khi mẹ bầu dùng các loại thuốc nhỏ mắt để điều trị bệnh thì chỉ nên dùng trong 7-10 ngày, không nên dùng hơn vì có thể làm tăng nguy cơ kháng thuốc của cơ thể.

Việc dùng thuốc tuyệt đối tuân theo chỉ định của bác sĩ, việc tự tiện có thể khiến cho bệnh biến chứng thành các bệnh nguy hiểm khác như viêm giác mạc sợi, viêm mạc đốm… có thể gây sẹo hoặc giảm thị lực, tế nhất có thể gây mù lòa.

Blogtretho.edu.vn (Tổng hợp)

Xem thêm các bài viết khác nếu bạn quan tâm:

  • Vượt qua chứng đãng trí trong thai kỳ bằng 5 cách đơn giản
  • Mẹ bầu khóc nhiều trong thai kỳ khiến thai nhi chậm phát triển?
  • Bệnh tiểu đường trong thai kỳ và những cách phòng tránh hiệu quả

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *