Dấu hiệu mang thai tuần đầu và những điểm cơ bản liên quan chị em cần biết

Rate this post

Dấu hiệu mang thai tuần đầu xuất hiện sẽ giúp chị em phụ nữ kịp thời phát hiện mình đang có thai, từ đó có cách chăm sóc mẹ và bé sớm nhất. Tuy nhiên, tùy vào cơ địa của mỗi người mà các dấu hiệu có thể có ít, có nhiều hoặc không xuất hiện.  Sự khác biệt hoặc không xuất hiện dấu hiệu nào từ sớm so với chị em khác – điều này có thể sẽ làm nhiều người rất hoang mang. Để giúp chị em yên tâm hơn, các thông tin về dấu hiệu có thai tuần đầu và một số vấn đề liên quan, cùng các câu hỏi thường gặp đã được Blogtretho.edu.vn tổng hợp ngay dưới đây, chị em cùng tham khảo nhé.

Bạn đang đọc: Dấu hiệu mang thai tuần đầu và những điểm cơ bản liên quan chị em cần biết

Dấu hiệu mang thai tuần đầu và những điểm cơ bản liên quan chị em cần biết

1. Những dấu hiệu mang thai tuần đầu dễ nhận biết

1.1 Chất nhầy ở cổ tử cung

Khi mang thai tuần đầu, cổ tử cung của người phụ nữ sẽ xuất hiện chất nhầy có dạng đặc, đây được coi là sự thay đổi lớn nhất và dễ nhận thấy nhất khi có thai. Chất nhầy này sẽ làm bít chặt cổ tử cung lại, điều này sẽ ngăn cản các tác động xấu bên ngoài hay bên trong thông qua âm đạo, có thể xâm nhập vào bên trong buồng tử cung, gây hại cho thai kì. Lý do là lượng máu cung cấp cho các mô quanh khu vực này khi có thai sẽ tăng cao hơn thời điểm bình thường.

1.2 Cảm giác mệt mỏi, khó thở

Sau khi thụ thai, cơ thể người phụ nữ lúc này sẽ có các dấu hiệu như: nhiệt độ tăng cao, tim đập mạnh và nhanh hơn để cung cấp đủ lượng oxy cho cơ thể và buồng trứng. Nguyên nhân dẫn tới biểu hiện mang thai này, là do khi mới mang thai, hormone progestrrone trong cơ thể người phụ nữ tăng cao. Điều này làm cho những người mới có thai chưa thích ứng kịp, dễ gây cảm giác mệt mỏi vì cơ thể “đột nhiên” liên tục phải cung cấp các chất dinh dưỡng cho thai nhi.

Nhiều người cảm thấy cơ thể như bị rơi vào trạng thái kiệt sức. Đối với hiện tượng khó thở, nhiều phụ nữ có thể chỉ bị vài tháng đầu, nhưng cũng có những người bị khó thở trong suốt thời gian mang thai. Nguyên nhân là do lượng oxy không cung cấp đủ cho thai nhi khiến cho người mẹ cũng cảm thấy khó thở theo. Đây là hiện tượng bình thường hay gặp ở phụ nữ có thai nên bạn không cần phải lo lắng. Tình trạng này là do cơ thể của bạn vẫn chưa thích nghi với sự thay đổi của nồng độ hormone. Dần dần cơ thể bạn sẽ tự điều chỉnh để hít thích nghi với sự tồn tại của thai nhi trong cơ thể.

Bạn cần ăn uống bồi bổ sức khỏe một cách khoa học để thai nhi phát triển khỏe mạnh và tránh làm các công việc nặng nhọc ảnh hưởng tới thai nhi.

1.3 Đau, căng tức ngực

Khi có thai người phụ nữ đột nhiên cảm thấy đau tức ngực, vòng 1 phát triển to ra hơn mức bình thường, nhũ hoa chuyển sang màu sẫm, các tĩnh mạch nổi hẳn lên, đây cũng là dấu hiệu mang thai tuần đầu dễ nhận biết nhất mà chị em cần lưu ý.

Lúc này, cơ thể bạn đang tự điều chỉnh để chuẩn bị cho việc sản xuất sữa cho em bé bú mẹ. Theo đó, các tuyến sữa ở núm vú cũng phát triển nhanh, khiến đầu vú sưng và thâm lại. Dấu hiệu có thai phổ biến này xuất hiện ở hầu hết bà mẹ khi mang thai và nó không làm ảnh hưởng đến sức khỏe.

Cách khắc phục : Bạn nên lựa chọn loại áo ngực vừa vặn để giảm bớt cảm giác khó chịu. Tránh mặc loại áo ngực quá chật không vừa sẽ khiến ngực bị cọ sát và gây đau.

1.4 Đau lưng

Đau lưng cũng là hiện tượng khi ngày kinh nguyệt của bạn đến, vì vây hiện tượng này cũng nhiều phụ nữ bị hiểu nhầm. Tuy nhiên, khi mới có thai cũng có biểu hiện đau nhức ở lưng, bởi do dây chằng ở lưng bị kéo dãn, cơ bụng trở nên lỏng lẻo khiến cho các cơ quan ở lưng phải hoạt động nhiều hơn. Các thay đổi này gây nên những cơn đau nhức, mỏi ở lưng, dọc sống lưng…

1.5 Đi tiểu nhiều

Loại trừ những nguyên nhân sức khỏe khác, dấu hiệu này là bình thường với những người mang thai, vì khi mang thai, cơ thể sẽ sản sinh ra nhiều chất lỏng, lưu lượng máu trong cơ thể tăng lên đáng kể khiến cho thận phải làm hết công suất để bài tiết ra các chất thải nhiều hơn. Điều này dẫn tới cảm giác muồn đi vệ sinh thường xuyên ở “bà bầu”.

Lượng hoóc-môn hCG cao trong nước tiểu của bạn cũng là dấu hiệu để nhận biết bạn có thai sớm dựa vào việc việc làm xét nghiệm nước tiểu để biết có thai chính xác hơn. Đi tiểu nhiều lần tuy không ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi nhưng nếu buồn tiểu thì các mẹ hãy đi vệ sinh nhé và không nên nhịn tiểu vì nó sẽ ảnh hưởng đến thai nhi. Tất cả phụ nữ có thai đều có lượng hormone hCG nhiều hơn bình thường. Càng về sau, khi em bé của bạn càng lớn, số lần bạn đi tiểu sẽ càng nhiều hơn.

Dấu hiệu mang thai tuần đầu và những điểm cơ bản liên quan chị em cần biết

1.6 Khó chịu với các mùi

Khi có thai tuần đầu, xúc giác và vị giác của phụ nữ thường nhạy cảm hơn bình thường, chị em thường cảm thấy khó chịu với nhiều mùi, kể cả những mùi quen thuộc như mùi dầu mỡ, mùi của nước xả vải… Vì khứu giác có một mối liên hệ với hormone estrogen tình dục ở nữ giới.

Khó chịu với mùi sẽ gây nên ốm nghén khi mang thai. Chị em thường cảm thấy buồn nôn nhưng không nôn ra được gì(hay được gọi là nôn khan), đây cũng có thể được gọi là hiện tượng nghén. Thường thì dấu hiệu có thai này gặp phổ biến ở những chị em đang mang thai ở những tuần đầu.

Bạn có thể ăn ít thực phẩm và chia thành nhiều bữa ăn trong ngày. Tránh các thực phẩm kích thích dạ dày nhu đồ chiên, rán, đồ ăn có dậy mùi khó chịu, chất béo. Ngoài ra, Bạn có thể uống thêm nhiều nước, uống trà gừng, ăn vặt để quên đi cảm giác buồn nôn và lấn át những mùi khó chịu.

1.7 Thay đổi tính cách

Lượng hormone trong cơ thể bị thay đổi khiến cho tâm trạng của chị em trở nên thất thường hơn, nó cũng chính là dấu hiệu có thai tuần đầu tiên mà bạn cần lưu ý. Có nhiều người trước khi mang thai thì ít nói, hiền nhưng sau khi mang thai có thể thay đổi hẳn tính khí như đôi khi dễ bị kích động, dễ bị kích thích, dễ vui nhưng cũng mau buồn. Cũng có những người hay quên, trí nhớ bị giảm sút, khi thì ngủ li bì, khi thì mất ngủ dài, dễ nóng giận , gây khó chịu, bứt rứt trong người.

1.8 Chậm kinh

Hiện tượng mất kinh sẽ xảy ra sau khi tinh trùng gặp trứng và được thụ thai, khi đó thành phôi thai cổ tử cung sẽ không dày lên nữa và kỳ kinh nguyệt sẽ bị tạm dừng lại. Đây là dấu hiệu nhận biết có thai dễ dàng nhất mà chị em phụ nữ thường thấy. Tuy nhiên một số chị em phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt không đều cũng sẽ có hiện tượng này, do đó để chắc chắn bạn nên đi siêu âm để xác định chính xác có mang thai không.

Bạn có thể bị căng thẳng, làm việc quá sức hoặc do mắc bệnh lý nào đó như: rối loạn kinh nguyệt, áp lực tâm lý, stress kéo dài …cũng có thể gây ra chậm kinh. Vì vậy nếu không có thai bạn cần phải chữa trị vấn đề phụ khoa ngay để đảm bảo sức khỏe cũng như khả năng sinh sản của mình sau này.

1.9 Chảy máu âm đạo

Sau khoảng 6 – 12 ngày thụ tinh thành công , chị em sẽ thấy có hiện tượng chảy máu. Đây là dấu hiệu cho thấy phôi thai đã được cấy vào thành của tử cung và là nơi ở của em bé trong 9 tháng tiếp theo nhưng không phải chị em nào cũng gặp phải. Lượng máu ra khi chị em ít hơn so với chu kỳ kinh nguyệt, thường chỉ kéo dài từ 1 – 2 ngày. Màu máu kinh sẽ có màu nhạt hoặc màu nâu đậm. Sở dĩ khi có thai có thể xảy ra hiện tượng chảy máu âm đạo là do sau khi trứng thụ tinh lớp niêm mạc tử cung bị bung ra từ đó dẫn đến hiện tượng chảy máu âm đạo.

1.10 Táo bón và trướng bụng

Sự thay đổi của hormone khi mang thai cũng ảnh hưởng ít nhiều đến hoạt động của hệ tiêu hóa, làm bạn dễ bị đầy hơi, táo bón. Ngoài ra, sự phát triển của thai nhi làm tăng áp lực cho xương chậu và bàng quang cũng là nguyên nhân dễ khiến bạn bị táo bón khi có thai.

Nhiều phụ nữ mang thai thường bị trướng bụng khiến cơ thể mệt mỏi, chán ăn và ảnh hưởng đến sức khỏe của bà bầu và thai nhi. Lý do là Progesterone sẽ làm nhão các cơ trong cơ thể bao gồm cả cơ của đường ruột. Vì vậy, đường ruột của phụ nữ mang thai hoạt động chậm lại, giúp thai nhi trong bụng hấp thu được nhiều dưỡng chất hơn. Theo đó, cơ thể người mẹ sản sinh ra nhiều khi ga trong bụng hơn nên gây ra trướng bụng.

Để giảm cảm giác trướng bụng này, bà bầu nên chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ và đặc biệt tránh ăn các đồ ăn có thể gây ra khí ga trong cơ thể như các đồ chiên, rán, các đồ ăn ngọt, cải bắp và các loại hạt đậu. Nếu bạn đã ăn kiêng khem mà không đỡ thì nên đi gặp bác sĩ để chữa trị chứng đầy bụng sớm.

Dấu hiệu có thể đến sớm

Ngày thứ 3

  • Bụng đau lâm râm khu vực vòi trứng, dưới rốn khoảng 10cm.
  • Cơ thể mệt mỏi, khó chịu không rõ nguyên nhân.
  • Bất chợt thèm ăn nhưng lại ăn không ngon miệng.
  • Buổi chiều người nóng bừng như sốt.
  • Ra máu màu hồng nhưng lượng rất ít và ra trong 2 ngày sẽ hết.
  • Ngứa gan bàn tay.
  • Tóc cực kỳ ngứa ngáy.

Ngày thứ 5

  • Dù que thử vẫn 1 vạch nhưng vẫn tiếp tục xuất hiện các triệu chứng mới:
  • Đau ngực, ngực sưng to.
  • Âm hộ có vẻ như nở ra.
  • Ngứa bàn tay và chân.
  • Thèm ăn 1 món gì đó đến mức phải ăn bằng được.

Dấu hiệu mang thai tuần đầu và những điểm cơ bản liên quan chị em cần biết

2. Những dấu hiệu mang thai tuần đầu có thể bạn chưa biết

2.1 Đổ mồ hôi, cơ thể nóng lên

Một số chị em gặp tình trạng đổ mồ hôi và cảm thấy rất nóng nảy trong người vào buổi sáng, mặc dù không bị tác động bởi yếu tố nào. Khoa học chứng minh rằng rụng trứng làm cho nhiệt độ cơ thể của phụ nữ tăng lên. Và nếu tình trạng nóng bức bạn trải qua kéo dài khoảng hơn 2 tuần thì rất có thể là trong cơ thể bạn, trứng rụng và đã được thụ tinh thành công.

2.2 Mũi bạn bị sưng và khô

Do những thay đổi nội tại bởi tình trạng mang thai mà bà bầu chẳng cảm chẳng ốm đau gì cả, nhưng mũi vẫn bị sưng tấy, rất khô và khó chịu. Ngay từ khi thụ tinh thành công, tình trạng này cũng có thể đã bắt đầu diễn ra rồi, mà đôi khi chúng ta không biết hay không nhận ra, hoặc không hề hoài nghi các dấu hiệu có thai đó vì đây là một trong  các dấu hiệu mang thai xuất hiện cực kỳ sớm .

Việc tăng nội tiết tố và sản xuất máu tăng cường (để nuôi thai nhi) khiến màng nhầy bị sưng, khô, thậm chí là chảy máu. Và mũi cũng là một trong các bộ phận chịu ảnh hưởng rõ, ở một số phụ nữ, do cơ địa nên có biểu hiện này rất rõ rệt.

2.3 Nước miếng tiết ra nhiều hơn

Chứng tiết nước bọt trong y học gọi là pytalism. Nếu đột nhiên bạn thấy mình tiết nước bọt nhiều hơn bình thường, diễn ra thường xuyên và chẳng vì lý do nào, thì rất có thể đây là biểu hiện sớm nhất của thai kỳ rồi đó. Dù không cần lý do nào cả, nhiều người trong số họ vẫn phải trải qua chứng tiết nước bọt nhiều trong thai kỳ, dù có bị kích thích do thèm ăn hay các tác nhân khác hay không.

2.4 Nướu dễ bị chảy máu

Nếu tình trạng nướu trở nên dễ bị chảy máu hơn bình thường, dù không có tác động mạnh, thậm chí là đột nhiên chảy máu, thì cũng rất có thể liên quan đến tình trạng thai nghén. Nguyên nhân là do hormone thai kỳ làm cho nướu của bạn trở nên cực kỳ nhạy cảm với vi khuẩn, dễ dẫn đến chảy máu. Do đó, nướu nhạy cảm hơn dễ chảy máu hơn cũng được xếp vào một trong các dấu hiệu có thai có thể xuất hiện từ rất sớm.

2.5 Luôn trong tình trạng khát nước

Điều này là rất bình thường vì đa số phụ nữ đều gặp khi mang thai . Tình trạng khát nước cũng như việc đi tiểu thường xuyên, đi tiểu nhiều hơn bình thường – đều là triệu chứng phổ biến trong thai kỳ. Tuy nhiên, nếu tình trạng khát nước bất thường thì cũng có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường thai kỳ.

Dấu hiệu mang thai tuần đầu và những điểm cơ bản liên quan chị em cần biết

3. Những dấu hiệu mang thai tuần đầu nguy hiểm

Có nhiều dấu hiệu mang thai nguy hiểm xuất hiện mà bạn cần phát hiện kịp thời để chăm sóc và điều trị tốt hơn.

  • Mờ mắt.
  • Có một vùng, bộ phận nào đó nóng và đau.
  • Tiêu chảy, buồn nôn hoặc nôn kéo dài hơn 24h.
  • Đau bụng, đau bụng dưới hoặc đau vùng chậu nghiêm trọng.
  • Chảy máu âm đạo bất thường.
  • Đau đầu hoặc ngất xỉu.
  • Đi tiểu đau hoặc rát, hoặc đi tiểu ít hoặc không đi tiểu.
  • Nôn mửa nghiêm trọng hoặc nôn mửa liên tục, hoặc nôn mửa kèm theo đau hoặc sốt.
  • Ớn lạnh hoặc sốt trên 40 độ C hoặc cao hơn.
  • Khó thở, ho ra máu, hoặc đau ngực.
  • Táo bón trầm trọng, kèm theo đau bụng hoặc tiêu chảy nặng kéo dài hơn 24 giờ.
  • Ngất xỉu, thường xuyên chóng mặt, nhịp tim nhanh, tim đập mạnh.

Dấu hiệu có thai ngoài tử cung

Có thai ngoài tử cung là hiện tượng hết sức nguy hiểm, nếu không được phát hiện sớm sẽ nguy hiểm đến tính mạng, hoặc ảnh hưởng đến khả năng sinh sản sau này. Những biểu hiện bạn cần lưu ý:

  • Những cơn đau xuất hiện : Đau ở vùng xương chậu, vai, chuột rút thường xuyên hoặc đau dữ dội ở vùng lưng dưới,… có thể là các dấu hiệu báo bạn đã bị thai ngoài tử cung. Ngoài ra khi các cơn đau bụng trong thai kỳ này có thể từ nhẹ đến nặng dần và đau dai dẳng, hoặc xuất hiện đột ngột và hết đau rất nhanh sau đó.
  • Chảy máu âm đạo bất thường : Phôi làm tổ tại ống dẫn trứng (thay vì trong buồng tử cung) khiến ống dẫn trứng bị giãn và tổn thương dẫn tới rỉ máu. Đây là dấu hiệu nguy hiểm đầu tiên của tình trạng mang thai ngoài tử cung.
  • Lượng hCG trong máu giảm bất thường : Nếu mức độ hCG tăng nhưng tăng rất chậm hoặc có xu hướng đứng yên, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn làm thêm các xét nghiệm để xem có mang thai ngoài tử cung không.

Tìm hiểu thêm: Chỉ ra 7 yếu tố ảnh hưởng đến thời gian rụng trứng cản trở quá trình thụ thai

Dấu hiệu mang thai tuần đầu và những điểm cơ bản liên quan chị em cần biết

4. Những câu hỏi thường gặp về dấu hiệu mang thai tuần đầu

4.1 Cảm cúm có phải là dấu hiệu mang thai tuần đầu?

Khi mang thai, khả năng miễn dịch của cơ thể sẽ kém hơn, nên các chị em dễ bị cảm cúm khi mang thai hoặc cảm lạnh. Việc khó chịu, nghẹt mũi, khó thở có thể diễn ra trong suốt thai kỳ khiến các chị em mệt mỏi. Tuy nhiên, cúm, cũng chưa chắc là một hiện tượng mang thai vì thông thường khi chuyển mùa, nhiễm lạnh… các chị em sẽ dễ bị cảm cúm hơn.

Cúm thông thường :

  • Nhức đầu đi kèm triệu chứng sốt nhẹ, đầu óc lơ mơ, khó tập trung và buồn ngủ.
  • Chị em cảm thấy đau nhức xương khớp và cơ bắp, nó kéo dài và diễn ra cho đến khi bạn khỏe hoàn toàn.
  • Chán ăn do cảm cúm sẽ nhanh chóng hết và sau đó các chị em lại ăn uống như bình thường.

Cảm cúm là dấu hiệu có thai :

  • Các chị em khi mang thai sẽ có cảm giác lo lắng, chóng mặt.
  • Chị em cảm thấy mệt mỏi, uể oải vì cơ thể phải hoạt động với công sức tối đa để thích nghi với việc mang thai và tạo ra dưỡng chất nuôi dưỡng thai nhi.
  • Bạn đột ngột không muốn ăn một loại thực phẩm hoặc một món gì nữa kèm với triệu chứng buồn nôn.

Dấu hiệu mang thai tuần đầu và những điểm cơ bản liên quan chị em cần biết

4.2 Phân biệt giữa dấu hiệu mang thai và nhiễm trùng đường ruột

Dấu hiệu nhận biết nhiễm trùng đường ruột thường bị hiểu nhầm với dấu hiệu có thai. Bệnh cúm dạ dày gây ra các triệu chứng rất khác so với cúm thông thường. Chúng bao gồm tiêu chảy, đau bụng, buồn nôn và nôn mửa, sốt, chán ăn và đau cơ, những biểu hiện này thường không quá dữ dội. Nhưng vẫn có những đặc điểm để có thể phân biệt hai trường hợp này.

Nhiễm trùng đường ruột

  • Bạn có thể cảm thấy chán ăn vì lúc này vi khuẩn có tại dạ dày khiến cho bạn không có cảm giác đói dẫn đến việc chán ăn.
  • Buồn nôn và nôn kéo dài liên tiếp trong nhiều ngày mà không hề có dấu hiệu giảm bớt.
  • Khi bị nhiễm trùng đường ruột bạn thường bị sốt nhẹ.

Dấu hiệu có thai tuần đầu tiên

  • Bỗng dưng bạn sẽ cảm thấy không muốn ăn một số thực phẩm ưa thích của mình và luôn kèm theo triệu chứng buồn nôn.
  • Buồn nôn và nôn có thể xảy ra thường xuyên trong ngày tuy nhiên sẽ giảm bớt rất nhanh sau vài phút.

Dấu hiệu mang thai tuần đầu và những điểm cơ bản liên quan chị em cần biết

4.3 Độ chính xác của các dấu hiệu mang thai 1 tuần

Sau 1 tuần, dấu hiệu có thai  ở đa số phụ nữ thực tế thường biểu hiện chưa rõ ràng, do vậy bạn nên đợi thêm một thời gian nữa để biết chắc chắn hơn. Vì sau 24 tiếng kể từ thời điểm quan hệ, người phụ nữ có thể mang thai. Lúc này cơ thể họ vẫn chưa nhận thấy có dấu hiệu gì khác biệt.

Đa số các trường hợp mang thai trong tuần đầu tiên đều có những biểu hiện khá giống nhau. Mặc dù vậy, cũng có không ít trường hợp mà những dấu hiệu có thai nêu trên có thể chỉ đúng một phần nào đó mà thôi. Những dấu hiệu mang thai này đều đa được xác nhận bởi những bác sĩ sản khoa có uy tín, độ chính xác của nó ước tính lên đến 87%.

Cũng có trường hợp mặc dù đã có thai nhưng lại không có biểu hiện gì rõ rệt trong tuần đầu tiên. Hoặc dùng que thử thai trong tuần đầu vắng kinh nguyệt, nhưng kết quả vẫn không đúng. Ngoài quan sát những thay đổi của cơ thể trong tuần đầu tiên, chị em nên tiếp tục theo dõi những chuyển biến của cơ thể, bởi càng về sau thì những dấu hiệu càng trở nên rõ rệt và đưa tới kết luận có thai chính xác cao hơn.

Nếu muốn có những khẳng định mang đầy đủ bằng chứng khoa học hơn thì chị em có thể sử dụng que thử thai, đi siêu âm hay làm các xét nghiệm máu hoặc nước tiểu, thử lượng beta hCG. Những dấu hiệu khác có thể xuất hiện khi mang thai như: đau lưng, đi tiểu thường xuyên, thèm ăn, tăng cân, chảy máu cam, âm đạo ra máu,…

Nguyên nhân khiến dấu hiệu có thai không chính xác

  • Những ảnh hưởng từ tâm lý có thể khiến hiện tượng này xuất hiện dấu hiệu mang thai giả.
  • Nội tiết tố thay đổi khiến nhiều hoạt động trong cơ thể thay đổi dễ bị nhầm với dấu hiệu mang thai.
  • Một số loại bệnh như rối loạn tiền đình, cúm dị ứng, thiếu máu não , viêm loét dạ dày…có thể dẫn đến những triệu chứng tương tự như đang có thai.

Dấu hiệu mang thai tuần đầu và những điểm cơ bản liên quan chị em cần biết

4.4 Dấu hiệu mang thai sớm có gì khác so với hội chứng tiền kinh nguyệt

Hội chứng tiền kinh nguyệt là sự kết hợp giữa những rối loạn về thể chất, cảm xúc, tâm lý mà một số chị em gặp sau khi rụng trứng cho đến giai đoạn tiếp theo tức là kinh nguyệt. Vì thời điểm xuất hiện của dấu hiệu mang thai sớm và hội chứng tiền kinh nguyệt gần nhau nên việc nhầm lẫn là khó tránh khỏi.

Những dấu hiệu khác nhau dễ nhận biết nhất :

  • Khi bạn mang thai sẽ thấy xuất hiện một ít máu nhạt màu (màu hồng hoặc màu nâu sẫm) kéo dài trong một vài ngày. Còn hội chứng tiền kinh nguyệt thì không có bất kỳ hiện tượng chảy máu hoặc đốm máu nào.
  • Nếu chu kỳ kinh không xuất hiện, nhưng chị em vẫn cảm thấy mệt mỏi quá mức, đó có thể là dấu hiệu mang thai sớm.
  • Thói quen ăn uống sẽ thay đổi khi mà chuẩn bị vào chu kỳ kinh, nếu không phải nằm trong chu kỳ kinh mà bạn vẫn thay đổi thói quen ăn uống thì có thể bạn đã mang thai rồi đó.
  • Vào thời điểm chuẩn bị có kinh, phụ nữ không buồn nôn hoặc ói mửa. Còn khi có thai chị em sẽ cảm thấy buồn nôn.
  • Khi nguyệt san bắt đầu, cơn đau bụng, lưng sẽ giảm và dần dần biến mất khi kết thúc chu kỳ. Nhưng nếu bạn có thai thì hiện tượng như đau lưng chẳng hạn, có thể kéo dài hàng tuần hoặc thậm chí hàng tháng.

Dấu hiệu mang thai tuần đầu và những điểm cơ bản liên quan chị em cần biết

>>>>>Xem thêm: Tính chu kỳ kinh nguyệt và lưu ý chị em nên ghi nhớ

Như vậy, Blogtretho.edu.vn đã cho bạn những nhận biết có thai qua các dấu hiệu mang thai tuần đầu mà các mẹ có thể gặp. Những dấu hiệu này các chị em nên tham khảo vì không phải phụ nữ nào cũng có biểu hiện mang thai giống nhau. Nếu nghi ngờ các dấu hiệu của mình, bạn nên kiểm tra bằng que thử thai, sau đó đến các cơ sở y tế chuyên khoa tiến hành siêu âm, thử nước tiểu,…nhằm có kết quả chính xác nhất. Điều này sẽ giúp bạn lên kế hoạch chăm sóc thai kỳ kịp thời và chu đáo nhất nhé. 

Chi Lê tổng hợp

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *