Dấu hiệu mang thai tuần đầu và bệnh cảm cúm – đôi điều chị em cần biết

Rate this post

Dấu hiệu mang thai tuần đầu và bệnh cảm cúm thường được đề cập cùng nhau. Điều này khiến nhiều người nghĩ rằng, cảm cúm liên quan đến dấu hiệu mang thai, cũng như sau khi quan hệ mà bị cảm cúm là có thể đã có thai. Liệu có đúng cảm cúm liên quan đến dấu hiệu mang thai tuần đầu hay không, và cách xử lý cảm cúm trong quá trình mang thai như thế nào để không ảnh hưởng đến thai nhi? Mời chị em cùng Blogtretho.edu.vn cùng tìm hiểu rõ hơn qua nội dung sau đây nhé. 

Bạn đang đọc: Dấu hiệu mang thai tuần đầu và bệnh cảm cúm – đôi điều chị em cần biết

Dấu hiệu mang thai tuần đầu và bệnh cảm cúm – đôi điều chị em cần biết

1. Cảm cúm có phải dấu hiệu mang thai tuần đầu

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, khi mang thai, khả năng miễn dịch của cơ thể sẽ kém hơn, nên các chị em dễ bị cảm cúm hoặc cảm lạnh. Việc khó chịu, nghẹt mũi, khó thở có thể diễn ra trong suốt thai kỳ khiến các chị em mệt mỏi.

Tuy nhiên, cúm, cũng chưa chắc là một hiện tượng mang thai vì thông thường khi chuyển mùa, nhiễm lạnh… các chị em sẽ dễ bị cảm cúm hơn.

Cảm cúm là một bệnh có thể truyền nhiễm và có nguồn gốc từ virus, cảm cúm là một bệnh có thể truyền nhiễm và có nguồn gốc từ virus. Nhưng cảm cúm cũng có những giới hạn của mình đó là sẽ hết trong khoảng một tuần hoặc hơn. Bệnh cúm ảnh hưởng đến tất cả hệ thống của cơ thể.

Dấu hiệu mang thai tuần đầu và bệnh cảm cúm – đôi điều chị em cần biết

Vậy, có cách nào phân biệt cảm cúm thông thường và cảm cúm do mang thai không?

2. Phân biệt cảm cúm thông thường và dấu hiệu mang thai

2.1 Nhức đầu

Do cảm cúm: Nhức đầu do cảm cúm thông thường sẽ đi kèm triệu chứng sốt nhẹ, đầu óc lơ mơ, khó tập trung và buồn ngủ.

Do mang thai: Thay vì nhức đầu, các chị em khi mang thai sẽ có cảm giác lo lắng, chóng mặt.

2.2 Mệt mỏi

Do cảm cúm : Với bệnh cúm thường khiến các chị em cảm thấy đau nhức xương khớp và cơ bắp. Cảm giác mệt mỏi rã rời này kéo dài và diễn ra cho đến khi bạn khỏe hoàn toàn.

Do mang thai: Việc mang thai khiến các chị em cảm thấy mệt mỏi, uể oải  vì cơ thể phải hoạt động với công sức tối đa để thích nghi với việc mang thai và tạo ra dưỡng chất nuôi dưỡng thai nhi. Đồng thời, thỉnh thoảng chị em sẽ có cảm giác bị chuột rút cho đến cuối thai kỳ . 

2.3 Chán ăn

Do cảm cúm: Cảm cúm sẽ khiến các chị em chán ăn do vị giác thay đổi, khiến cho miệng có cảm giác khô đắng, không muốn ăn. Chán ăn do cảm cúm sẽ nhanh chóng hết và sau đó các chị em lại ăn uống như bình thường.

Do mang thai: Việc mang thai sẽ khiến các bạn đột ngột không muốn ăn một loại thực phẩm hoặc một món gì nữa kèm với triệu chứng buồn nôn. Đồng thời sẽ thích ăn một món gì đó hơn, hoặc thường xuyên thèm ăn. Đa số các chị em sau khi có thai đều thèm ăn và ăn nhiều để bổ sung dưỡng chất cho thai nhi.

Để xác định chính xác mình đang cảm cúm thông thường hay cảm cúm do mang thai, các chị em nên sử dụng que thử, hoặc đến bác sĩ thăm khám để tránh việc sử dụng thuốc, có thể sẽ làm ảnh hưởng đến thai nhi nếu chị em đã thụ thai. 

Tìm hiểu thêm: Phụ nữ quá gầy sẽ làm giảm khả năng mang thai

Dấu hiệu mang thai tuần đầu và bệnh cảm cúm – đôi điều chị em cần biết

3. Cách xử lý cảm cúm khi mang thai

Bị cảm cúm khi mang thai có thể ảnh hưởng đến thai nhi và khiến các chị em mệt mỏi thêm, bên cạnh những biểu hiện ốm nghén thai kỳ.

Các chị em cần cẩn thận với những biểu hiện cảm cúm, cũng không nên sử dụng tùy tiện các loại thuốc điều trị cảm cúm nhằm tránh ảnh hưởng đến thai nhi.

Để trị cúm khi mang thai chị em có thể lưu ý sử dụng một số loại thực phẩm gia vị được xem là thuốc tự nhiên chữa cúm như tỏi, chanh,…cũng như áp dụng một số cách đẩy lùi bệnh cúm:

Dùng tỏi: Tỏi nếu dùng thường xuyên có tác dụng phòng ngừa và điều trị cảm cúm khi mang thai rất tốt ngoài ra còn có nhiều công dụng cho phụ nữ mang thai như chữa ra huyết khi mang thai và chứng khó tiêu…

Tỏi chưa chế biến có tác dụng chống nấm, chống vi khuẩn và vi-rút. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tỏi có thể làm tăng nhanh tốc độ phục hồi sức khỏe khi bị cúm và tăng sức đề kháng.

Tỏi lại rất an toàn với phụ nữ đang trong thời gian mang thai nên tỏi được khuyên dùng trong các trường hợp cảm cúm khi mang thai.

Sử dụng nước chanh:  Nước chanh có hiệu quả tốt trong việc làm giảm đau rát cổ họng và giảm dịch nhầy. Các chị em có thể uống một cốc nước ấm pha nửa quả chanh và mật ong.

Xông giải cảm:  Đa số các chị em đang mang thai sẽ sử dụng phương pháp xông để giải cảm. Xông vừa giúp cho cơ thể ra mồ hôi và độc tố, vừa có tác dụng khiến cho da dẻ hồng hào.

Dấu hiệu mang thai tuần đầu và bệnh cảm cúm – đôi điều chị em cần biết

>>>>>Xem thêm: Tại sao ốm nghén từ tháng thứ 4 mẹ bầu chán ăn?

Như vậy có thể nói rằng, dấu hiệu mang thai tuần đầu và cảm cúm có thể liên quan một chút gì đó đến nhau, đương nhiên, cảm cúm không phải là dấu hiệu mang thai. Cảm cúm thông thường đã rắc rối, những dấu hiệu mang thai tuần đầu bị nhầm lẫn với cảm cúm còn cộng thêm sự nguy hiểm. Nguy hiểm vì lúc này các chị em vẫn chưa biết mình có thai nên có khi đã sử dụng thuốc điều trị cảm cúm, gây ảnh hưởng đến thai nhi và quá trình mang thai. Nên, việc phân biệt cảm cúm thông thường và cảm cúm do mang thai hoặc ngay tuần đầu thai kỳ là rất quan trọng, để bảo vệ sức khỏe của chị em và em bé.

Nguyễn hợp tổng hợp

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *