Hãy tìm đến ngay bác sĩ chuyên khoa Nhi nếu bạn nhận thấy những dấu hiệu cảnh báo sớm chứng tự kỷ ở trẻ sơ sinh.
Bạn đang đọc: Dấu hiệu cảnh báo sớm rối loạn tự kỷ ở trẻ sơ sinh
Rối loạn tự kỷ ở trẻ sơ sinh
Có vẻ như chứng tự kỷ luôn là tiêu điểm quan tâm của các bậc phụ huynh có con nhỏ trong giai đoạn gần đây. Các nghiên cứu mới đã chỉ ra nhiều yếu tố nguy cơ cùng một số xét nghiệm mới cho phép phát hiện tình trạng này sớm hơn ở trẻ sơ sinh.
Các thử nghiệm xác định dấu hiệu cảnh báo tự kỷ sớm ở trẻ sơ sinh vẫn chưa được phổ biến rộng rãi, và ngay lúc này, các chẩn đoán chính xác về rối loạn tự kỷ thường chỉ được thực hiện với trẻ từ 2 đến 3 tuổi. Tuy nhiên, theo Susan L. Hyman, Giám đốc khoa phát triển thần kinh và hành vi trẻ em tại trường Đại học Rochester chia sẻ thì ” Việc phát hiện và can thiệp sớm có thể tạo ra sự khác biệt rất lớn, vì vậy, hãy chú ý nhận biết bất kì dấu hiệu chậm trễ nào bé đang trải qua và tìm đến ngay bác sĩ chuyên khoa nhận sự trợ giúp kịp thời.”
Những dấu hiệu cảnh báo sớm rối loạn tự kỷ ở trẻ sơ sinh
Tìm hiểu thêm: Mẹ muốn con thông minh, trưởng thành hãy thực hiện 5 việc này cho con ngay lập tức
>>>>>Xem thêm: 3 yếu tố đã được khoa học chứng minh giúp tăng chiều cao vượt trội ở trẻ
Dưới đây là danh sách các dấu hiệu cảnh báo rối loạn tự kỷ mà đa số bác sĩ Nhi khoa sử dụng để xác định xem sự phát triển của con bạn có cần các kiểm tra thêm để chẩn đoán không. Hãy nhớ rằng, đừng hoảng sợ nếu trẻ sơ sinh thường xuyên có từ một đến hai triệu chứng dưới đây, trong trường hợp nghi ngờ, hãy đến ngay bác sĩ có chuyên môn để được tư vấn.
- Từ 2 đến 3 tháng tuổi, con thường xuyên không nhìn mắt, giao tiếp mắt với bạn.
- Khoảng 3 tháng tuổi, con không mỉm cười với bạn và với giọng nói của bạn.
- Đến 6 tháng tuổi, con không cười hoặc bày tỏ những cảm xúc vui mừng khác.
- Khoảng 8 tháng tuổi, con không dõi theo bạn khi bạn nhìn sang một thứ khác.
- 9 tháng tuổi, con không bắt đầu bi bô bập bẹ.
- Khoảng 1 tuổi, con không liên tục quay đầu lại bạn khi bạn gọi tên con.
- Khoảng 1 tuổi, con có khuynh hướng không để ý đến các âm thanh, giọng nói, ví dụ như không phản ứng khi có ai đó gọi tên con, nhưng lại cho thấy sự quan tâm đến các âm thanh từ môi trường.
- Khoảng 1 tuổi, con không tương tác qua lại với lời nói của bạn.
- Khoảng 1 tuổi, con không có biểu hiện tạm biệt/ “bye-bye”.
- Khoảng 1 tuổi, con không “nhìn theo một điểm”, nghĩa là không hướng đến thứ bạn đang chỉ vào.
- Khoảng 16 tháng tuổi, con chưa nói được từ nào.
- Đến 18 tháng tuổi, con không biết chỉ vào những thứ mà mình quan tâm, không biết chơi “giả vờ”.
- Khoảng 24 tháng, con không nói được những cụm từ 2 chữ có nghĩa.
Ngoài ra, vào bất cứ giai đoạn nào, trẻ cũng có thể cho thấy sự mất đi đột ngột những kỹ năng trước đây mình từng có. Các mẹ chớ chủ quan mà hãy lưu ý kỹ những dấu hiệu cảnh báo sớm tự kỷ ở trẻ sơ sinh để kịp thời tìm hướng can thiệp nhé.
Trúc Nguyễn