Là phụ nữ, bạn mặc nhiên được mang lấy thiên chức làm mẹ. Nhưng không phải ai cũng may mắn có được điều này, nhất là khi tuổi tác dần lấy đi sức sống trong cơ thể.
Bạn đang đọc: Đánh giá khả năng thụ thai thành công theo từng độ tuổi sinh đẻ
Phụ nữ được sinh ra đã sở hữu từ 1 đến 2 triệu trứng và đó là tất cả số trứng bạn sẽ có trong đời. Sau khi dậy thì lần đầu tiên, số trứng này sẽ giảm và chỉ còn lại 300.000 trứng. Nếu một phụ nữ rụng trứng 500 lần từ năm 12 đến 52 tuổi và không phải tất cả trứng đã rụng đều đạt chất lượng thì khả năng sinh sản của họ ít nhiều sẽ gặp trở ngại.
Bên cạnh đó, khả năng sinh sản ở con người không phải đều cho hiệu quả như ý ngay sau mỗi lần rụng trứng. Trong một chu kỳ kinh nguyệt, chỉ có 1 tuần duy nhất tỷ lệ thành công của bạn đạt mức tối ưu. Do đó, nhiều người đã cố nắm bắt thời gian vàng này. Nhưng ở mỗi một lứa tuổi khác nhau, tỷ lệ thành công sẽ rất khác biệt.
Độ tuổi 20 (20-24 tuổi)
Khi ở ngưỡng tuổi 21, 90% trứng của phụ nữ đều đạt chất lượng để có cơ hội thụ thai khỏe mạnh. Đỉnh cao của độ tuổi này là ở ngưỡng 24 tuổi.
Phụ nữ dưới 25 tuổi có đến 96% cơ hội thụ thai trong một năm đầu tiên nếu mỗi tháng họ đều canh lịch rụng trứng. Ở nam giới, nếu dưới 25 tuổi, tỷ lệ thụ thai đã bắt đầu giảm xuống, chỉ còn 92%. Phần lớn các trường hợp chậm có thai trong độ tuổi này đều dễ dàng điều trị khỏi mà không cần đến chuyên gia, ngoại trừ trường hợp cơ hội thụ thai đã kéo dài hơn một năm.
Độ tuổi giữa 20 (25-29 tuổi)
Từ 25-34 tuổi, phụ nữ có 86% cơ hội thụ thai trong một năm cố gắng. Tỷ lệ thất bại ở tuổi này là 10% và chỉ cao hơn một chút so với khi còn ở độ tuổi 20. Chính vì vậy, tốt nhất, nên làm những gì có thể trong khoảng thời gian một năm để không phải hối tiếc khi thời cơ qua đi. Nếu trong vòng một năm “thả lỏng” nhưng không thể mang thai, bạn nên đến gặp bác sĩ.
Ngưỡng tuổi 30 (30-34 tuổi)
Tỷ lệ thụ thai thành công ở độ tuổi này vẫn khá cao, khoảng 86% trong một năm đầu cố gắng. Tuy nhiên, sự thay đổi lớn nhất chính là nguy cơ sẩy thai tăng cao, đến 20%.
Bình thường, ở tuổi 30 sau một năm cố gắng không thành không cần thiết phải điều trị nhưng một số bác sĩ vẫn khuyên bạn nên có một cuộc hẹn với bác sĩ chuyên ngành nếu sau 9 tháng vẫn không thấy tín hiệu. Có như vậy, bác sĩ dễ dàng xác định được vấn đề của bạn là gì và can thiệp kịp thời trước khi khả năng sinh sản bắt đầu giảm nhanh hơn sau 35 tuổi.
Độ tuổi giữa đến sau 30 (35-39 tuổi)
Tìm hiểu thêm: Hết kinh 10 ngày lại có kinh bạn có nên lo ngại?
>>>>>Xem thêm: Que thử thai có chính xác không và những nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả thử thai
Sau 35, bạn vẫn có thể thụ thai nhưng chất lượng trứng đã giảm và dẫn đến nhiều nguy cơ thai bất thường
Ở độ tuổi này, bạn vẫn có cơ hội thụ thai, đặc biệt là trước 37 tuổi. Khi ở ngưỡng 35 tuổi, phụ nữ có 15-20% cơ hội mang thai trong một tháng nỗ lực, tức là nếu cố gắng trong 1 năm, cơ hội thụ thai sẽ là 78%.
Nhưng 35 tuổi lại dường như là thời điểm suy giảm khả năng sinh sản do chất lượng trứng không còn như trước. Chính vì vậy, dù vẫn có nhiều trứng trong độ tuổi này, nhưng chúng có khả năng khiếm khuyết nhiễm sắc thể rất cao và điều đó ít nhiều ảnh hưởng đến khả năng sinh tồn của trứng. Ngoài ra, nguy cơ sẩy thai, hội chứng Down hoặc bất thường thai nhi cũng tăng cao ở độ tuổi này.
Trên thực tế, khoảng 30% phụ nữ 35 tuổi có thể phải mất ít nhất một năm hoặc nhiều hơn để thụ thai thành công. Do vậy, thời gian là yếu tố tiên quyết. Nếu bạn đang có vấn đề về việc thụ thai sau 6 tháng quan hệ không biện pháp bảo vệ, bạn nên đến các bệnh viện có chuyên khoa hiếm muộn để được thăm khám. Thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) có thể là lựa chọn tốt nhất cho bạn trong trường hợp này.
Sau cùng, đây là cơ hội còn lại để bạn quyết định trữ đông trứng nếu vào thời điểm hiện tại bạn chưa muốn mang thai.
Ngưỡng tuổi 40 (40-44 tuổi)
Tuổi cao, chất lượng và số lượng trứng cũng suy giảm. Ở giai đoạn này, bạn sẽ phải đối mặt với những thách thức lớn để có thể thụ thai tự nhiên. 40 tuổi cũng là lúc bạn có 90% nguy cơ trứng bất thường. Chính vì vậy, các biện pháp hỗ trợ sinh sản lúc này trở nên phổ biến hơn. Đó không chỉ là vấn đề về trứng mà còn chức năng của tử cung.
Phụ nữ gần đến tuổi mãn kinh cũng có thể bị rút ngắn chu kỳ kinh nguyệt. Điều đó có nghĩa là sự rụng trứng xảy ra sớm hơn trong chu kỳ và trứng chín ngày càng nhiều. Do đó, cơ hội mang thai của phụ nữ trong độ tuổi này chính là quy tắc ngón tay cái, tức phải quan hệ tình dục mỗi ngày quanh thời điểm rụng trứng. Muốn biết thời điểm rụng trứng, có thể quan sát chất nhầy cổ tử cung hoặc dùng dụng cụ canh trứng.
Đối với phụ nữ trên 40 tuổi, việc trữ đông trứng cho tỷ lệ thành công rất thấp. Tốt nhất là nên thụ tinh ống nghiệm. Nếu một phụ nữ 42 tuổi có 5 phôi được đặt trong tử cung, sẽ có 10-20% cơ hội thụ thai. Đối với phụ nữ có mức dự trữ buồng trứng thấp, chỉ sản xuất một vài phôi hoặc phụ nữ trên 43 tuổi, giải pháp hiến trứng vẫn là lựa chọn tốt nhất.
Từ 45 tuổi trở lên
Ở tuổi 45, khả năng sinh sản chỉ còn 3 hoặc 4%. Tuy nhiên, điều đó chưa hẳn là không thể vì IVF vẫn cho họ thắp lên tia hy vọng cuối cùng. Mặc dù vậy, trứng sống sót còn lại có thể mang nhiễm sắc thể bất thường nên khâu chọn lọc trong phòng thí nghiệm rất quan trọng.
Cũng như tuổi 40, nếu thấy cần, bạn nên tìm cách hiến trứng để những phụ nữ khác có cơ hội được làm mẹ.
Blogtretho.edu.vn Nguồn: fP