Đa ối có nguy hiểm không? 6 biến chứng nguy hiểm có thể gặp khi đa ối

Rate this post

Một trong những vấn đề của túi ối là tình trạng đa ối. Vậy đa ối có nguy hiểm không? Câu trả lời là có. Mẹ hãy tìm hiểu về vấn đề này qua những thông tin dưới đây.

Bạn đang đọc: Đa ối có nguy hiểm không? 6 biến chứng nguy hiểm có thể gặp khi đa ối

Các biến chứng có thể gặp khi đa ối

Đa ối hay dư ối xuất hiện càng sớm trong thai kỳ và lượng dịch ối càng nhiều thì nguy cơ xuất hiện các biến chứng thai kỳ càng tăng. Đó là:

Đa ối có nguy hiểm không? 6 biến chứng nguy hiểm có thể gặp khi đa ối

– Nếu dung tích ối quá lớn có thể dẫn đến nguy cơ vỡ màng ối sớm và do đó bé sẽ phải sinh non.

– Đa ối cũng dẫn đến bé sinh ngôi mông hay các tình huống bất thường khác của ngôi thai.

– Bong nhau thai, sa dây rốn và một số quá trình phát triển khác của thai nhi sẽ không thuận lợi nếu đa ối.

– Đa ối cũng cần được sinh mổ vì các rủi ro khi sinh đường âm đạo bình thường tăng lên.

– Mẹ đa ối sau sinh có nguy cơ bị băng huyết cao hơn. Bé sinh ra cũng thường có kích thước lớn hơn bình thường.

– Nguy hiểm hơn nữa là đa ối có thể khiến thai nhi chết lưu.

Như vậy nếu mẹ thắc mắc đa ối có nguy hiểm không thì giờ mẹ đã có câu trả lời rồi nhé.

Phân loại và dấu hiệu nhận biết đa ối khi mang thai

Chứng đa ối khi mang thai được phân ra thành 2 trường hợp là đa ối cấp và đa ối mãn, đa ối cấp thường ít xảy ra hơn. Mỗi trường hợp sẽ có các dấu hiệu nhận biết khác nhau. Có khoảng 1% các bà mẹ sẽ mắc chứng đa ối khi mang thai.

Đa ối cấp

Đa ối cấp thường xuất hiện trong tuần thau thứ 16-20,  gây ra chuyển dạ sớm hoặc sẩy thai. Trong một số trường hợp mẹ có thể phải chủ động bỏ thai để tránh nguy hiểm đến tính mạng của cả mẹ.

Đa ối cấp phát triển nhanh chóng và làm cho tử cung của mẹ gia tăng kích thước, chèn ép cơ hoành gây ra khó thở.

Tìm hiểu thêm: Mẹ thường xuyên ăn kem trong thai kỳ sẽ ảnh hưởng đến con

Đa ối có nguy hiểm không? 6 biến chứng nguy hiểm có thể gặp khi đa ối

Những biểu hiện của đa ối cấp thường là:

  • Bụng lớn nhanh và căng cứng, có cảm giác đau khi ấn vào tử cung.
  •  Không sờ được vào các phần thai nhi và khi khám sẽ xuất hiện dấu hiệu cục đá nổi.
  • Tim thai khó nghe.
  • Đoạn dưới âm đạo căng phồng,  cổ tử cung hé mở.
  • Phù giãn tĩnh mạch nghiêm trọng ở chân.
  • Mẹ có thể thấy khó thở và có thể dẫn đến suy hô hấp.

Đa ối cấp thường là do dị dạng thai nhi gây ra, đa phần trong các trường hợp mẹ cần loại bỏ thai để tránh nguy hiểm đến tính mạng.

Đa ối mãn

Đa ối mãn ít nguy hiểm hơn và chiếm 95% các trường hợp đa ối, thường xuất hiện vào tháng cuối của thai kỳ. Bệnh phát triển chậm, mẹ không bị đau hay khó thở nhiều như bị đa ối cấp.

Thường nước ối sẽ tăng dần khiến tử cung to, gây khó thở, mệt mỏi. Cảm giác ban đầu thường là nặng bụng, bụng căng, khó thở nhẹ và tim đập nhanh.

Đa ối có nguy hiểm không? 6 biến chứng nguy hiểm có thể gặp khi đa ối

>>>>>Xem thêm: Cách bổ sung dinh dưỡng cho nước ối trong thai kỳ

Cách phòng bệnh đa ối mãn tính:

  • Nên ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, uống đủ nước và giảm lượng muối.
  • Nên khám thai định kỳ và thực hiện các xét nghiệm theo quy định để kiểm soát được thai kỳ.
  • Khi có dấu hiệu cho thấy bị đa ối mẹ nên tiến hành chẩn đoán và điều trị càng sớm càng tốt.

Như vậy bài viết đa ối có nguy hiểm không này đã cung cấp cho mẹ bầu những cái nhìn tổng quát nhất về chứng bệnh ít gặp nhưng cần cẩn thận trong thai kỳ này. Nếu mẹ chỉ mắc chứng đa ối mãn tính thì đừng lo lắng nhiều mẹ nhé, việc điều chỉnh sinh hoạt theo lời khuyên bác sĩ sẽ giúp mẹ giữ được thai kỳ bình thường.

Blogtretho.edu.vn (Tổng hợp)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *