Nhiều mẹ bầu thắc mắc con mình làm gì trong bụng suốt 9 tháng 10 ngày. Bạn sẽ có câu trả lời trong bài viết dưới đây.
Bạn đang đọc: Cuộc sống đáng ngạc nhiên của thai nhi trong bụng mẹ
Theo các chuyên gia, thai nhi không chỉ học cách cử động các ngón tay, ngón chân và chân, tay, mà chúng đã biết học cách mơ ngủ, ngáp, mút tay và rất nhiều điều bất ngờ khác.
Tìm hiểu thêm: Bà bầu tập thể dục như thế nào để tốt cho sức khỏe của bé và mẹ?
>>>>>Xem thêm: Các loại sữa ensure cho bà bầu vị ngon được ưa chuộng hiện nay
Trẻ đã biết cười, khóc, ngáp và mở mắt ngay từ khi còn trong bụng mẹ. (Ảnh minh họa).
Khi siêu âm, bạn có thể nhìn thấy thai nhi ở một góc độ nào đó. Không khó để bắt gặp tay chúng đang cử động, hoặc cả thân mình cựa quậy. Ngoài ra, chúng còn làm một số việc sau mà bạn không hề biết.
Thai nhi khóc
Sự thật này có thể khiến vài bà mẹ đau lòng, nhưng các chuyên gia cho biết khi được siêu âm, nhiều em bé cố gắng cho thấy chúng đang khóc trong bụng mẹ.
Song thai “đùa nghịch” cùng nhau
Nếu bạn mang song thai, thì hai em bé sẽ tương tác với nhau rất nhiều ngay từ khi còn trong bụng mẹ. Ngoài ra, chúng còn tương tác với chính bạn vào khoảng 10 tuần cuối của thai kỳ. Khi đó, thai nhi đã có thể nghe thấy giọng nói của mẹ.
Nấc trong bụng mẹ
Hiện tượng nấc với thai nhi có thể diễn ra ngay từ khi thai kỳ bước sang tháng thứ tư, cho dù mẹ bầu không cảm nhận thấy điều đó. Cho đến những tuần cuối, nếu chú ý, bạn sẽ thấy những tiếc nấc nhỏ trong bụng mình.
Thai nhi biết cười
Khoảng tuần thai thứ 26, em bé đã biết phản ứng với những thứ khác nhau trong bụng mẹ. Cười là dấu hiệu rõ nét nhất. Bạn có thể bắt gặp hình ảnh dễ thương của con khi đi siêu âm định kỳ.
Ngáp trong bụng mẹ
Không chỉ cười, khóc, mà thai nhi còn biết ngáp ngay từ khi trong bụng mẹ. Điều này được giải thích là do em bé dành hầu hết thời gian để ngủ. Hơn nữa, việc cử động trong mẹ chật chội sẽ khiến thai nhi mệt mỏi, dẫn tới tình hiện tượng ngáp.
Mở mắt
Vào khoảng tuần thai thứ 28, em bé bắt đầu mở mắt. Thai nhi còn có thể phản ứng với ánh sáng khi bụng mẹ tiếp xúc với luồng sáng mạnh. Tuy nhiên, bạn không phải lo lắng về điều đó vì động tác nhắm, mở mắt của bé diễn ra trong thời gian rất ngắn.
“Thưởng thức” những bữa ăn của mẹ
Bạn cần hiểu bất kỳ món nào bạn ăn, thai nhi đều cảm nhận được hương vị qua nước ối. Theo các bác sĩ, từ 15 tuần tuổi trong bụng mẹ, em bé đã thích vị ngọt, có hành động nuốt nhiều hơn khi bạn ăn đồ ngọt.
Theo eva