Cúng đầy tháng bé trai 3 miền có gì khác nhau?

Rate this post

Cúng đầy tháng cho bé trai không chỉ là một nghi thức truyền thống quan trọng được truyền từ đời này sang đời khác, mà còn là một nét đẹp văn hóa và tín ngưỡng của người Việt. Nhiều ba mẹ hay thắc mắc người miền Nam thì cúng đầy tháng bé trai có gì khác miền Bắc và miền Trung. Mỗi một vùng miền khác nhau cũng sẽ có một vài khác biệt trong khâu chọn món cúng hay lễ vật cúng. Vậy nên bên cạnh việc chuẩn bị đầy đủ mâm cỗ để cúng đầy tháng cho con, ba mẹ cũng nên chọn cách cúng đầy tháng sao cho phù hợp với từng vùng miền nữa nhé!

Bạn đang đọc: Cúng đầy tháng bé trai 3 miền có gì khác nhau?

Cúng đầy tháng bé trai 3 miền có gì khác nhau?

1. Mâm cúng đầy tháng bé trai đơn giản và đầy đủ

Dù cho có những sự khác biệt nhất định giữa phong tục cúng đầy tháng bé trai ở ba miền, tuy nhiên vẫn có những vật lễ cúng và quy tắc cúng cơ bản mà vùng miền nào cũng phải chuẩn bị đầy đủ và tươm tất.

1.1. Lễ vật cúng đầy tháng bé trai

Vì lễ đầy tháng dựa theo những quan niệm từ thời ông bà xa xưa, thế nên khâu chuẩn bị lễ cúng cũng phải kỹ càng và đầy đủ. Mỗi đứa trẻ được ra đời đều do 12 Bà Mụ nặn ra, mỗi một Bà Mụ sẽ đảm trách một bộ phận trên cơ thể của đứa trẻ đó. Lễ cúng đầy tháng như là cách để tạ ơn Bà Mụ và Đức Ông đã mang đứa trẻ tới thế gian này. Lễ cúng đầy tháng còn có mục đích cầu cho thành viên mới được che chở và luôn khỏe mạnh.

Cúng đầy tháng bé trai 3 miền có gì khác nhau?

1.1.1. Lễ vật cúng 12 Mụ Bà đầy đủ
  • 12 chén chè nhỏ (loại chè cúng tùy theo vùng miền)
  • 12 đĩa xôi nhỏ (loại xôi cúng tùy theo vùng miền)
  • 12 chén cháo nhỏ
  • 12 đĩa bánh loại dành cho trẻ con
  • 12 đĩa bánh hỏi
  • 12 đĩa thịt quay
  • 3 ly trà nhỏ
  • 1 đôi đũa hoa
  • Trầu cau, gạo tẻ, nến, hương, muối hạt, vàng mã, giấy tiền các loại, hoa tươi
1.1.2. Lễ vật cúng Đức Ông và 3 Đức Thầy
  • 1 con gà luộc
  • 1 tô chè lớn
  • 1 tô cháo lớn
  • 3 đĩa xôi lớn
  • 1 miếng thịt quay
  • 1 đĩa hoa quả (5 loại quả)
  • 1 đôi đũa hoa
  • Trầu cau, gạo tẻ, nến, hương, muối hạt, vàng mã, giấy tiền các loại, hoa tươi

1.2. Cách sắp bàn cúng đầy tháng bé trai

Tìm hiểu thêm: Cho trẻ ăn váng sữa đúng cách như thế nào?

Cúng đầy tháng bé trai 3 miền có gì khác nhau?

Hai mâm cúng 12 Mụ Bà và Đức Ông đặt cạnh nhau. Ảnh Internet

Sau khi chuẩn bị xong các lễ vật cúng cần thiết, ba mẹ chuyển qua công đoạn sắp lễ vật lên bàn cúng. Tuy đơn giản nhưng không phải ai cũng biết cách sắp bàn cúng sao cho hợp lý và đúng theo quan niệm của ông bà xưa.

  • Nguyên tắc “Đông bình Tây quả” : nghĩa là phía Đông thì đặt bình hoa còn phía Tây thì đặt lễ vật.
  • Sắp thành 2 bàn đồ cúng : một bàn lớn bày lễ vật cúng 12 Bà Mụ, một bàn nhỏ bày đồ cúng Đức ông nhưng được đặt cao hơn. Bàn lớn và bàn nhỏ đặt cách nhau khoảng 10 cm.

2. Sự khác nhau trong cách cúng đầy tháng bé trai giữa ba miền

Cách cúng đầy tháng bé trai ở ba miền Bắc, Trung và Nam về cơ bản là khá giống nhau, cũng bày thành 2 mâm cỗ với những đồ lễ được chuẩn bị kỹ lưỡng. Tuy nhiên có một chút khác biệt về món cúng, cách nấu cũng như cách chọn đồ lễ vật cúng đầy tháng .

2.1. Khác nhau trong cách nấu món cúng đầy tháng bé trai

  • Xôi chè cúng : Ở mỗi một vùng miền thì lại có một cách nấu xôi chè cúng khác nhau, nguyên liệu cũng vì vậy mà thay đổi cho phù hợp với vùng miền đó. Ở miền Nam thì thường cúng đầy tháng cho bé trai bằng xôi gấc và chè đậu trắng nước cốt dừa hoặc chè trôi nước. Trong khi đó, ở miền Bắc lại thường cúng xôi vò cùng chè hoa cau. Còn miền Trung thì chọn cúng đầy tháng bằng xôi đậu xanh hoặc xôi gấc cùng chè đậu xanh. Tuy có chút khác nhau về món, nhưng những loại xôi chè cúng đầy tháng đều làm từ nguyên liệu tự nhiên và rất dễ chế biến.

Cúng đầy tháng bé trai 3 miền có gì khác nhau?

>>>>>Xem thêm: Cách cho bé bú cách giúp bé bú mẹ được nhiều hơn

  • Bộ tam sên : Bộ tam sên dành cho những gia đình có điều kiện có thể thêm vào mâm cúng đầy tháng bé trai. Ở miền Bắc, tam sên thường được luộc chín tất cả. Tuy nhiên ở miền Trung và miền Nam thì để sống. Tùy theo quan niệm ở từng địa phương mà chọn số lượng tam sên, có nơi chọn theo vía con trai, tức 7 con mỗi loại, cũng có nơi cúng mỗi loại 12 con: 12 con cua, 12 con ốc,…
  • Lễ mặn : Lễ mặn cho cúng đầy tháng bé trai mỗi miền cũng sẽ có lựa chọn đặc trưng. Như ở miền Nam thì lễ mặn có thể cúng gà luộc hay vịt quay đều được, tùy thuộc vào từng gia đình. Ở miền Bắc thì thông thường, lễ mặn sẽ cúng một con gà trống luộc, không cúng thịt vịt. Trong khi đó, miền Trung thì cũng cúng gà luộc ngày đầy tháng, tuy nhiên không phân biệt gà trống hay gà mái.

2.2. Khác nhau trong cách chọn thêm đồ lễ cúng

Ngoài những lễ vật cúng cơ bản cần phải có trên mâm cỗ ngày đầy tháng như nhang, đèn, gạo, muối, hoa tươi,… thì mỗi vùng miền lại có những phong tục, tập quán khác nhau nên từ đó lại có thêm những lễ vật cúng cho bé trai khác nhau được thêm vào để phù hợp hơn. Ở miền Nam thì thường sẽ cúng thêm những món đồ chơi phù hợp với trẻ để sau khi hạ lễ sẽ giữ lại làm đồ lộc cho trẻ. Tuy nhiên ở miền Bắc và miền Trung thì không cúng thêm đồ chơi mà thay vào đó, sau khi hạ lễ, người thân sẽ chúc mừng và lì xì cho trẻ.

Cúng đầy tháng bé trai tuy không quá phức tạp nhưng cũng đòi hỏi ba mẹ phải chuẩn bị thật kỹ lưỡng và đầy đủ. Việc có sự khác nhau giữa các vùng miền về cách cúng đầy tháng cho bé trai không quá khó giải thích, vì mỗi vùng mỗi lối sống, mỗi phong tục nên ba mẹ nên lưu ý để tránh những sai sót không đáng có trong lễ cúng. Chuyên mục Có con 0-12 tháng hi vọng bài viết trên đây sẽ phần nào giải đáp những thắc mắc của ba mẹ về sự khác biệt của cách cúng đầy tháng bé trai giữa các miền, bên cạnh đó sẽ giúp ba mẹ chọn được cách cúng đơn giản và đầy đủ nhất cho con.

Nguyễn Diệp tổng hợp

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *