Còi xương thiếu vitamin D là căn bệnh thường xảy ra ở trẻ nhỏ, nhất là các bé dưới 3 tuổi. Bệnh này nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nặng nề đối với cấu trúc xương của bé. Vì vậy, các mẹ không nên chủ quan mà hãy cùng Blogtretho.edu.vn tìm hiểu về nguyên nhân và cách phòng bệnh còi xương ở trẻ nhỏ nhé.
Bạn đang đọc: Còi xương thiếu vitamin D và mối nguy hại đến sức khỏe trẻ
Contents
1. Vai trò của Vitamin D đối với sự phát triển của bé
Vitamin D là vi chất đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ và phát triển cấu trúc xương. Nhóm dinh dưỡng này tạo khuôn xương bằng cách tăng cường hoạt tính DNA trong nguyên bào xương. Bên cạnh đó, vi chất D này còn kích thích vận chuyển canxi vào khuôn xương thông qua việc giữ cân bằng canxi trong máu.
Ngoài ra, vitamin D còn có vị trí quan trọng trong quá trình hình thành răng và đảm bảo độ chắc chắn của răng. Đối với hệ tiêu hóa, vitamin D kích thích cơ thể hấp thu canxi và phốt pho, tăng cường hấp thu protein và các nhóm chất dinh dưỡng khác. Từ đó, giúp bé hấp thu và chuyển hóa năng lượng tốt hơn.
Thiếu vitamin D làm giảm khả năng hấp thu canxi ở ruột, gây hạn chế cho quá trình phát triển và bảo vệ cấu trúc xương, răng. Hơn nữa, Vitamin D còn tham gia hỗ trợ hệ miễn dịch của bé được hoạt động khỏe mạnh, giúp bé chống lại các virut có hại và tác nhân ảnh hưởng xấu đến cơ thể.
2. Thiếu vitamin D và bệnh còi xương ở trẻ
2.1. Mối liên hệ giữa Vitamin D và bệnh còi xương
Vitamin D là vi chất có vai trò quan trọng trong việc giúp bé hấp thu photpho và canxi. Vì vậy, nếu trong bữa ăn hàng ngày hoặc thói quen sinh hoạt của trẻ thiếu đi việc hấp thu vitamin D, thì khả năng hấp thu canxi và photpho từ đó cũng bị suy yếu, làm nồng độ canxi trong máu giảm xuống thấp. Lúc này, phần sụn ở hai đầu xương vẫn tiếp tục phát triển, hai đầu đoạn xương dày lên khiến phần này phình to và biến dạng. Đối với phần giữa ống xương, do mảng xương không thể dày lên đến độ cần thiết, cho nên khi có tác động ngoại lực, phần xương này sẽ rất dễ biến dạng.
Thông thường, đối với các bé được cha mẹ kiêng cữ, bao bọc quá kỹ sẽ có nguy cơ thiếu vitamin D cao hơn so với những đứa trẻ khác. Trẻ em cần được tắm nắng nhẹ thường xuyên mới có thể tăng khả năng hấp thu vitamin D. Ánh nắng nhẹ khi tiếp xúc với da sẽ tạo ra lượng dinh dưỡng D cần thiết cho cơ thể, hỗ trợ quá trình chuyển hóa canxi vào xương diễn ra tốt hơn.
Ngoài ra, thành phần bữa ăn hàng ngày quá nghèo nàn cũng là nguyên nhân vì sao bé không thể hấp thu đủ lượng vitamin D cần thiết. Hơn nữa, trong quá trình mang thai, mẹ không ăn đầy đủ dinh dưỡng, chế độ nghỉ ngơi không hợp lý cũng sẽ làm giảm khả năng hấp thu vitamin D và chuyển hóa canxi vào cơ thể trẻ.
2.2. Biểu hiện và những ảnh hưởng xấu của bệnh tới sức khỏe bé
Tìm hiểu thêm: 15 mẹo hay giúp mẹ giải tỏa nỗi băn khoăn “làm gì khi trẻ biếng ăn”
Với vai trò quan trọng trong quá trình hình thành xương, răng, vitamin D là một trong những dinh dưỡng không thể thiếu đối với sự phát triển của trẻ. Mẹ cần để ý đến những biểu hiện bất thường của bé để sớm phát hiện bệnh và điều trị kịp thời.
- Các biểu hiện thần kinh
Trẻ mắc bệnh còi xương thường xuất hiện các biểu hiện như: Bé hay ra mồ hôi trộm kể cả khi mát trời, bé ngủ hay giật mình, quấy khóc vào buổi đêm, ngoài ra trẻ còn có biểu hiện rụng tóc hình vành khăn sau gáy.
Trong một thời gian dài nếu mẹ để ý thấy con chậm lẫy, bò hoặc mọc răng chậm thì rất có thể trẻ đã bị còi xương thiếu vitamin D. Lúc này, mẹ cần bổ sung thêm vitamin và dinh dưỡng để điều trị kịp thời cho bé.
- Biểu hiện hệ thống xương
Trẻ nhỏ có xương sọ mềm, thóp mềm và lâu đóng. Hiện tượng xương sọ bị biến dạng có thể gây ra bướu trán làm cho đầu bé to bất thường, còn với các khung xương khác, có thể gây ra biến dạng chuỗi hạt sườn, lồng ngực nhô hoặc lõm xuống, đầu xương cổ tay, cổ chân to và bè, xương mềm và dễ gãy. Ngoài ra, bệnh còi xương còn làm cho bé có chân vòng kiềng , hẹp xương chậu và gây ảnh hưởng xấu đến chức năng sinh sản sau này của các bé gái.
Khi bệnh còi xương tiến triển nặng, cơ và dây chằng trong cơ thể bé có thể lỏng lẻo, yếu cơ, chuột rút khi hạ canxi máu nặng. Hơn nữa, bé còn có thể bị thiếu máu sắt, gan và lá lách to. Chức năng miễn dịch bị rối loạn nên trẻ dễ bị mắc các bệnh nhiễm khuẩn, hô hấp.
3. Cách phòng tránh và điều trị bệnh cho bé
- Phòng bệnh còi xương cho trẻ nhỏ
Còi xương ở trẻ nhỏ là bệnh có thể tránh và điều trị được nếu mẹ biết cách quan tâm và chăm sóc con đúng cách. Vì nước ta có ánh nắng mặt trời quanh năm nên mẹ nhớ cho con tắm nắng mỗi ngày từ 15 đến 20 phút. Thời gian cho con tắm nắng lý tưởng nhất là trước 9 giờ sáng và từ 4 đến 5 giờ chiều. Tắm nắng là phương pháp vừa dễ dàng vừa đem lại hiệu quả cao mà mẹ cần lưu ý.
Trong thời kỳ mang thai, mẹ cũng nên tắm nắng để bổ sung vitamin D hiệu quả cho bào thai. Ngoài ra mẹ lưu ý phải ăn uống đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý và luôn giữ cho tinh thần được thoải mái, vui vẻ.
Trong thời gian trước 6 tháng tuổi, bé nên được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ, đây là nguồn dinh dưỡng không thể thiếu đối với sự phát triển của trẻ nhỏ. Sau sáu tháng, mẹ tập cho con ăn dặm những món ăn cơ bản, bổ sung thêm nguồn dưỡng chất thiết yếu cho con.
Thông thường, trẻ bị thiếu vitamin D sẽ được bác sĩ chỉ định uống D 2000-4000 đơn vị/ ngày, trong khoảng thời gian từ 6 đến 8 tuần. Tuy nhiên, mẹ nên tránh dùng vitamin D liều cao cho bé một cách tùy tiện mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ. Nếu không, bé sẽ có nguy cơ bị ngộ độc Vitamin D với các triệu chứng như buồn nôn, chán ăn, táo bón, tiêu chảy…tình trạng này kéo dài sẽ làm tăng canxi máu và vôi hóa gây sỏi thận.
- Thực phẩm bổ sung Vitamin D cho bé
>>>>>Xem thêm: Top 8 loại nước yến cho bé tốt và uy tín nhất được nhiều mẹ lựa chọn
Các loại thực phẩm như: Gan, cá, trứng, sữa, hàu,…đều là nguồn cung cấp hàm lượng dinh dưỡng vitamin D dồi dào cho trẻ. Trong 75g cá hồi đỏ được nấu chín có thể cung cấp cho bé từ 530 đến 699 UI cho trẻ, một muỗng cà phê dầu cá tuyết có thể cho bé 427 hàm lượng vitamin D. Mẹ có thể tham khảo và bổ sung thực phẩm vào bữa ăn của con một cách hợp lý nhé.
Vitamin có nguồn gốc từ thực vật (Vitamin D2) thường có nhiều trong các loại nấm, đậu phụ, cam, quýt, gạo và yến mạch,…Trong đó, nấm là một trong những nguồn thực phẩm chứa lượng vitamin D dồi dào nhất. Trong quá trình phát triển, nấm thường được tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời, vì vậy lượng vi chất D trong nấm rất cao. Tuy nhiên, lượng vitamin D còn thay đổi theo từng loại nấm. Nấm hương có nguồn vitamin D hạn chế còn nấm nút (nấm trắng) lại chứa nguồn dưỡng chất phong phú.
Còi xương thiếu vitamin D là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, nhất là những bé thiếu cân hoặc sinh non. Bệnh còi xương tuy không nguy hiểm đến tính mạng của trẻ nhưng có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng nếu không được chữa trị kịp thời. Vì vậy, khi thấy con có những biểu hiện bất thường, mẹ nên quan tâm và đưa con đến bác sĩ để được thăm khám, điều trị kịp thời nhé.
Thương Biện tổng hợp