Còi xương suy dinh dưỡng là căn bệnh không quá nguy hiểm đối với trẻ nhưng lại gây ra những biến chứng nặng nề cho sự phát triển của bé sau này. Còi xương thường không xảy ra riêng lẻ mà phải đi kèm với suy dinh dưỡng, thiếu Vitamin A và thiếu máu. Vì vậy trẻ mắc bệnh còi xương thường có biểu hiện khó lên cân, hay mệt mỏi và còi cọc.
Bạn đang đọc: Còi xương suy dinh dưỡng ở trẻ và cách điều trị cho con khỏe mạnh
Contents
1. Biểu hiện và hậu quả của bệnh còi xương suy dinh dưỡng ở trẻ
- Bé mắc bệnh còi xương suy dinh dưỡng thường có biểu hiện ngủ không ngon giấc, hay đổ mồ hôi trộm và mắc chứng rôm sảy. Bên cạnh đó là biểu hiện chậm tăng cân, đứng cân và nghiêm trọng hơn là sút cân ở trẻ nhỏ.
- Trong một số trường hợp, tuy bé vẫn đáp ứng đủ các yêu cầu về cân nặng và chiều cao nhưng lại chậm mọc răng, xương mềm và dễ bị biến dạng, chậm đóng thóp và lâu biết đi. Ngoài ra bé thường hay quấy khóc, kém linh hoạt và hay bị các bệnh liên quan đến đường hô hấp.
- Còi xương suy dinh dưỡng ở trẻ là căn bệnh không nguy hiểm đến tính mạng nếu được điều trị kịp thời. Ngược lại, bệnh sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sự phát triển của bé sau này như: Các xương bị biến đổi, thóp rộng và lâu đóng, xương ngực bị biến dạng (lồi hoặc lõm xuống), đầu xương cổ chân, cổ tay bè ra. Các trường hợp nặng còn gây ra di chứng chân vòng kiềng, chuỗi hạt sườn và biến dạng xương chậu. Di chứng này đặc biệt nghiêm trọng với các bé gái, gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản sau này.
2. Nguyên nhân dẫn đến bệnh còi xương suy dinh dưỡng ở trẻ
- Nguyên nhân bé còi xương có thể do trong quá trình mang thai hoặc thời kỳ cho bú, mẹ đã không đáp ứng được các yêu cầu dinh dưỡng của con. Vì vậy, trong khoảng thời gian này, mẹ không nên ăn kiêng quá mức, gây ra thiếu hụt dinh dưỡng và bệnh tật cho bé. Mẹ nhớ ăn đầy đủ chất, nghỉ ngơi hợp lý và luôn giữ tâm trạng thoải mái để bé được phát triển tốt nhất nhé.
- Bữa ăn hàng ngày của bé có thể thiếu đi lượng Vitamin và khoáng chất cần thiết nên cơ thể trẻ bị thiếu đi lượng dinh dưỡng thiết yếu, đặc biệt là Canxi và vitamin D ở trẻ nhỏ. Khi trẻ thiếu vitamin D, hệ miễn dịch của bé sẽ bị suy giảm, tăng nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm, từ đó tăng khả năng mắc bệnh còi xương so với những đứa trẻ bình thường khác.
- Đối với những bé mắc hội chứng kém hấp thu hoặc cơ thể kháng lại vitamin D thì nguy cơ mắc bệnh còi xương cũng cao hơn. Ngoài ra các trường hợp bé bị tiêu chảy kéo dài, nhiễm ký sinh trùng đường ruột, bé sinh non hoặc có cân nặng nhỏ hơn bình thường, các mẹ đều phải lưu ý và theo giỏi để có những biện pháp xử lý phù hợp.
3. Phương pháp điều trị bệnh còi xương suy dinh dưỡng cho trẻ nhỏ
3.1. Cung cấp lượng dinh dưỡng hợp lý
Tìm hiểu thêm: Cách dạy trẻ khi trẻ ăn vạ mẹ có đang áp dụng đúng?
Bé thường mắc bệnh còi xương suy dinh dưỡng khi cơ thể không hấp thu đủ lượng canxi và vitamin D. Điều này gây suy giảm miễn dịch và hạn chế khả năng trao đổi chất dinh dưỡng trong cơ thể bé, từ đó cơ thể trẻ ngày càng suy yếu và không thể phát triển tốt được.
Để phòng tránh và điều trị bệnh cho trẻ, mẹ nên bổ sung các nhóm thực phẩm giàu canxi cho bé như: Sữa canxi, sữa chua, phô mai, đậu hũ và các loại hải sản. Ngoài ra mẹ cũng có thể cho con ăn các loại rau củ như rau bina, đậu đỏ, đậu lăng, đậu xanh, dầu mè, hạt điều…Đây đều là những thực phẩm có thể cung cấp canxi hiệu quả cho bé. Tuy nhiên mẹ nên lưu ý, canxi từ sữa dễ hấp thu hơn canxi từ các loại thực phẩm khác, cho nên sữa là dinh dưỡng không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày của trẻ đâu nhé.
Để bé phát triển tốt hơn, mẹ cũng nên bổ sung vitamin D hàng ngày cho bé bằng cách cho con sử dụng các thực phẩm từ sữa, trứng, các loại thịt và gan động vật…Mẹ nên nhớ rằng, trẻ em trong mọi độ tuổi đều phải được tắm nắng nhẹ từ 15 đến 20 phút mỗi ngày, nhất là các bộ phận như tay, chân và bụng. Khi ánh nắng tiếp xúc với da sẽ tạo nên nhiều Vitamin D cho cơ thể bé, giúp con phát triển tốt hơn.
Đối với các trường hợp trẻ thiếu vitamin và còi xương suy dinh dưỡng nghiêm trọng. Mẹ nên đưa con đến bác sĩ để kiểm tra và điều trị phù hợp, không nên tùy tiện cho con uống thuốc, nếu không có thể gây ra những hậu quả xấu cho sức khỏe của bé.
3.2. Xây dựng thói quen sinh hoạt khoa học
>>>>>Xem thêm: Bệnh uốn ván ở trẻ em – một lời cảnh báo bệnh xuất hiện trở lại qua câu chuyện bị uốn ván của cậu bé ở Oregon
Bệnh còi xương suy dinh dưỡng sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cũng như ngoại hình của bé. Nhưng không nên vì thế mà các mẹ hạn chế cho bé vận động ngoài trời . Mẹ nên cho con vui chơi hợp lý, điều này không những giúp bé phát triển thể lực tốt hơn mà còn giúp con thêm nhanh nhẹn, thông minh.
Khi trẻ còn nhỏ, mẹ nên tập cho bé những thói quen sinh hoạt lành mạnh như: Giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ, vệ sinh trước khi ăn, giữ gìn ngăn nắp môi trường học tập, ngủ nghỉ…Điều này không chỉ giúp bé có những thói quen tốt mà còn hỗ trợ bé phòng tránh sự tấn công của các loại vi khuẩn gây hại.
Bệnh còi xương suy dinh dưỡng không chỉ ảnh hưởng xấu đến sự phát triển thể lực của bé mà còn làm trẻ xuống tinh thần, hay khó chịu và mệt mỏi. Vì vậy mẹ không nên nặng lời hay dùng hình phạt nặng để ép bé nghe lời. Điều này sẽ gây những ảnh hưởng xấu đến sự phát triển tinh thần và hình thành tính cách của trẻ nhỏ.
Còi xương suy dinh dưỡng là căn bệnh thường gặp trong quá trình phát triển của bé. Để con không mắc phải những biến chứng nguy hiểm của bệnh, mẹ nên cân bằng những nhóm dinh dưỡng cho con hợp lý. Đồng thời tham khảo ý kiến của bác sĩ để có những giải pháp phù hợp cho bé phát triển khỏe mạnh hơn nhé.
Thương Biện tổng hợp