Có thai uống thuốc tránh thai có sao không tưởng chừng như chỉ là một câu hỏi cần câu giải đáp cho yên dạ. Song, thực tế lại không phải vậy, hãy còn nhiều chị em phụ nữ thực sự không nắm rõ điều này. Bên cạnh đó, ngay cả khi hiểu và biết rõ về cơ chế của thuốc, chị em vẫn băn khoăn về một câu trả lời thật rõ ràng, cho việc nếu có ảnh hưởng của thuốc tránh thai đến bào thai. Đây đích thực là một vấn đề rất cần chúng ta cần phải bàn đến, và ngay sau đây là chia sẻ liên quan, chị em hãy tham khảo nhé.
Bạn đang đọc: Có thai uống thuốc tránh thai có sao không và điều bạn cần phải biết
Contents
1. Về cơ chế hoạt động của thuốc tránh thai
Có thể nhiều người trong chúng ta đều biết, thuốc tránh thai được chia làm nhiều loại và tất cả chúng đều có tác dụng là ức chế rụng trứng. Sự thay đổi nội tiết sẽ làm ức chế cơ thể tiết ra ovestrin, từ đó ức chế tiết hormone FSH – Follocle Stimulating Hormone – Hormone kích thích nang trứng, đồng thời ức chế rụng trứng khiến trứng không thể thụ tinh.
Thuốc tránh thai cũng có tác dụng quan trọng trong việc tăng tiết chất nhày cổ tử cung. Chất nhày sẽ trở nên đặc hơn, làm cho tinh trùng không di chuyển được và thông thể gặp trứng để thụ thai. Ngoài ra, thuốc còn tác dụng làm mỏng niêm mạc tử cung để trường hợp trứng và tinh trùng đã được thụ tinh cũng không thể làm tổ được.
2. Vậy có thai uống thuốc tránh thai có sao không?
Ngay cả khi chúng ta đã hiểu về cơ chế của thuốc tránh thai, biết về tác dụng hay tác động của thuốc, chúng ta vẫn luôn trong trạng thái đầy lo lắng, thắc mắc rằng uống thuốc tránh thai khi có thai thì có sao không? Để giải đáp cụ thể hơn cho lo lắng này, chị em theo dõi tiếp nội dung liên quan này nhé.
2.1 Đối với việc dùng thuốc tránh thai hằng ngày
Hiện nay, chưa có bằng chứng khoa học cụ thể chính xác nào cho thấy việc thuốc ngừa thai hằng ngày có thể gây sẩy thai, hoặc có những tác động xấu lên quá trình tăng trưởng và phát triển của thai, khi đã được hình thành. Trong trường hợp bạn mới dùng thuốc tránh thai hàng ngày và đồng thời bạn phát hiện mình có thai, thì bạn không nên lo lắng thái quá mà hãy an tâm dưỡng thai, thai nhi cũng sẽ như các thai nhi hình thành trong điều kiện bình thường khác, hoàn toàn có thể phát triển và được sinh ra khỏe mạnh. Tuy nhiên, bạn cần dừng ngay việc uống thuốc khi biết mình đang mang thai. Nên khám thai định kì và xét nghiệm chẩn đoán sàng lọc đầy đủ theo hướng dẫn của các bác sĩ chuyên khoa, điều này giúp bạn phát hiện các bất thường và can thiệp kịp thời để hạn chế các rủi ro.
1.2 Thuốc ngừa thai khẩn cấp
Thuốc tránh thai khẩn cấp có tác dụng mạnh mẽ hơn đối với cơ thể bạn vậy nên có thể ảnh hưởng tới thai nhi. Bạn cần nhớ lại xem mình dùng loại thuốc gì để có hướng xử lý kịp thời.
Nếu loại bạn dùng là loại có chứa Levonorgestrel (Postinor 1-2) thì được cho là tương đối an toàn cho thai nhi của bạn, nhưng nếu dùng loại có chứa Mifepriston (Mifestad 10) thì có nguy cơ gây hư thai hoặc dị tật thai (thuốc này với hàm lượng cao hơn – Mifestad 100 được dùng để phá thai). Tuy nhiên, bạn nên tuân thủ những yêu cầu về khám và kiểm tra sức khỏe người mẹ, thai nhi trong thời gian mang thai một cách kỹ lưỡng, nếu phát hiện có thai sau khi hoặc trong khi dùng loại thuốc ngừa thai khẩn cấp này. Khi thai được 5 – 7 tuần cần đi siêu âm để xem có tim thai chưa, tiếp đó, cần siêu âm màu ở các tuần 12, 22 và 30 – 32 để theo dõi thai kỹ hơn, nhằm kịp thời phát hiện những bất thường nếu có để được tư vấn, can thiệp trong những trường hợp cần thiết.
Tìm hiểu thêm: 7 loại thực phẩm bà bầu nên cân bằng trong bữa ăn hàng ngày
2. Những tác dụng không mong muốn khi sử dụng thuốc tránh thai mà bạn nên biết
Nói về thuốc tránh thai, không chỉ đơn giản là việc khi bạn biết rõ về việc có thai uống thuốc tránh thai có sao không, mà, liên quan đến loại thuốc này, trong mọi trường hợp tình huống, bạn luôn cần phải ghi nhớ những tác dụng không mong muốn của các loại thuốc tránh thai, dù là bạn sử dụng loại nào đi chăng nữa. Cụ thể, ảnh hưởng không mong muốn của thuốc có thể xảy ra với bạn như sau:
- Rối loạn kinh nguyệt: Do lượng hormone được đưa vào cơ thể sẽ làm hay đổi nội tiết và gián đoạn quá trình rụng trứng . Khi bạn dùng thuốc tránh thai, ít nhiều tình trạng rối loạn kinh nguyệt cũng sẽ xảy ra tùy mức độ. Tuy nhiên, bạn cũng không nên lo lắng thái quá, vì triệu chứng này sẽ biến mất sau khi bạn ngưng sử dụng thuốc.
- Căng tức ngực: Uống thuốc tránh thai sẽ khiến ngực của bạn bị căng tức, to lên. Nhưng dấu hiệu này cũng sẽ biến mất sau vài tuần. Hơn nữa nếu các bạn phát hiện thấy những cục u ở ngực thì cũng nhanh chóng đi khám bác sĩ nhé.
>>>>>Xem thêm: Chế độ dinh dưỡng khoa học cho mẹ bầu trong 3 tháng cuối
- Dùng quá liều thuốc tránh thai khẩn cấp: Điều này khiến teo niêm mạc tử cung , trứng không làm tổ được dẫn tới vô sinh. Thuốc tránh thai khẩn cấp cũng được xếp vào hàng có nguy cơ hàng đầu gây vô sinh, chỉ sau nạo phá thai. Đây là lưu ý cực kỳ quan trọng cho bạn – nhất định không được phép quên.
- Các chuyên gia khuyến cáo rằng: Thuốc tránh thai khẩn cấp chỉ dành cho người khỏe mạnh và không được dùng quá 2 lần mỗi tháng. Vì vậy, luôn cẩn trọng khi sử dụng thuốc, để giữ gìn sức khỏe của bản thân.
Bạn cần nhớ rằng, ngay cả khi bạn không còn băn khoăn chuyện có thai uống thuốc tránh thai có sao không, thì cũng xem xét lại việc dùng thuốc tránh thai thường xuyên để ngừa thai. Hãy lựa chọn cho mình biện pháp tránh thai có lợi cho sức khỏe của vợ chồng bạn hơn bằng bao cao su. Thêm vào đó, bạn cũng nên đi khám sức khỏe sinh sản định kỳ, để theo dõi sức khỏe sinh sản tốt hơn, cũng như được tư vấn thêm các phương pháp tránh thai an toàn về lâu dài.
Hiền Anh tổng hợp