Có thai có kinh không – nếu bạn đang thắc mắc thì nhất định phải xem nội dung chia sẻ sau đây

Rate this post

Có thai có kinh không là câu hỏi cực kỳ phổ biến với đông đảo chị em phụ nữ. Thậm chí ngay cả khi họ nắm được cốt lõi của vấn đề, vẫn có những khoảnh khắc trải qua sự lo âu liên quan đến chuyện kinh nguyệt trong thai kỳ. Nếu bạn cũng đang trong tình trạng như thế, chắc chắn cần phải xem nội dung chia sẻ sau. 

Bạn đang đọc: Có thai có kinh không – nếu bạn đang thắc mắc thì nhất định phải xem nội dung chia sẻ sau đây

Có thai có kinh không – nếu bạn đang thắc mắc thì nhất định phải xem nội dung chia sẻ sau đây

1. Có thai có kinh không?

Câu trả lời cho bạn chắc chắn là KHÔNG.

Kinh nguyệt ở phụ nữ chỉ xảy ra khi họ không có thai.

Khi bạn có thai, tạm thời bạn sẽ không có kinh nguyệt nữa trong suốt thai kỳ của mình đến sau khi sinh một thời gian. Tại sao như vậy – câu trả lời chi tiết hẳn là nhiều chị em đã nắm rõ, xong để yên tâm hơn, chúng ta vẫn có thể xem lại thêm một lần nữa thật ngắn gọn, dễ nhớ về điều này cụ thể như sau:

1.1. Tại sao có thai thì không có kinh

Mỗi tháng, ở phụ nữ sẽ diễn ra sự rụng trứng với 1 trứng trưởng thành được buồng trứng phóng ra. Lớp niêm mạc tử cung dày lên để chuẩn bị cho trứng thụ tinh. Nếu như hiện tượng thụ tinh không diễn ra thì niêm mạc tử cung sẽ bong tróc, cộng với trứng không được thụ tinh sẽ chết đi, theo máu và chất nhầy tử cung thoát ra ngoài qua âm đạo – chúng ta gọi đó là máu kinh nguyệt. 

Có thai có kinh không – nếu bạn đang thắc mắc thì nhất định phải xem nội dung chia sẻ sau đây

1.2. Đặc điểm của máu kinh nguyệt và thời gian chảy máu

Thời gian chảy máu kinh nguyệt có thể kéo dài 3-5 ngày. Một số phụ nữ sẽ trải qua thời gian chảy máu kinh đến 7 ngày. Bình thường, máu kinh nguyệt sẽ ra nhiều 1-2 ngày đầu và lượng máu sẽ giảm dần. Máu kinh nguyệt có màu đỏ đậm kèm chất dịch nhầy và niêm mạc bong tróc hoặc cũng có thể có hiện tượng kèm máu đông kích thước nhỏ và không đáng kể.

Như vậy, có thể khẳng định một lần nữa rằng, khi có thai thì không có kinh hay nói cách khác, có kinh vẫn có thai là điều không xảy ra. Tuy nhiên, chị em phụ nữ lo lắng về chuyện có thai có kinh không cũng là có lý do của nó. Nhất là, trong giai đoạn đầu của thai kỳ, nhiều chị em vẫn gặp hiện tượng chảy máu. Đây chính là nguyên nhân khiến cho họ băn khoăn. 

Có thai có kinh không – nếu bạn đang thắc mắc thì nhất định phải xem nội dung chia sẻ sau đây

2. Tại sao khi có thai vẫn có hiện tượng chảy máu?

2.1. Hiện tượng chảy máu đầu thai kỳ là khá phổ biến

Mặc dù một khi đã có thai thì bạn tạm thời không có kinh nữa, song hiện tượng chảy máu vẫn có thể xảy ra và đương nhiên máu này không phải máu kinh rồi.

Chảy máu ở giai đoạn đầu thai kỳ có xu hướng xảy ra phổ biến hơn so với tam cá nguyệt sau của thời kỳ mang thai. Thực tế, theo các chuyên gia và bác sỹ sản khoa, con số thống kê được liên quan đến hiện tượng chảy máu đầu thai kỳ chiếm khoảng 20-30% số phụ nữa mang thai. Như vậy, chúng ta cũng có thể thấy, hiện tượng chảy máu khi mang thai ở giai đoạn đầu tiên cũng xảy ra khá nhiều, nên, chúng ta cũng không phải ngạc nhiên khi có nhiều chị em rất lo lắng về việc có kinh nguyệt hay không khi mang thai đến như thế. 

Có thai có kinh không – nếu bạn đang thắc mắc thì nhất định phải xem nội dung chia sẻ sau đây

2.2. Nguyên nhân dẫn đến chảy máu khi mang thai

2.2.1. Chảy máu khi mang thai ở 3 tháng đầu thai kỳ

Liên quan đến hiện tượng chảy máu khi mang thai ở 3 tháng đầu thai kỳ, được cho là do các nguyên nhân điển hình sau:

  • Chảy máu do cấy ghép : Sau khi trứng được thụ tinh khoảng 10-12 ngày, trứng thụ tinh cấy ghép vào thành tử cung và gây ra hiện tượng chảy máu nhẹ. Hiện tượng chảy máy này chỉ diễn ra trong khoảng 1 ngày tối đa là 2 ngày, lượng máu rất ít thậm chí chỉ là những đốm máu với màu nhạt, máu tươi không kèm theo chất nhầy hay niêm mạc bong tróc, khác hoàn toàn với máu kinh nguyệt. 

Có thai có kinh không – nếu bạn đang thắc mắc thì nhất định phải xem nội dung chia sẻ sau đây

  • Chảy máu do các nguyên nhân khác : Chảy máu thời kỳ đầu mang thai có thể là dấu hiệu của tình trạng nhiễm trùng, có thai ngoài tử cung, sảy thai, xuất huyết dưới màng cứng hay còn gọi là tình trạng tụ máu dưới màng cứng tức chảy máu giữa nhau thai và thành tử cung, hoặc chảy máu do bệnh trophoblastic thai kỳ (một nhóm khối u hiếm gặp phát sinh từ các tế bào phát triển thành nhau thai).

Thông thường, khi bạn có kinh nguyệt bạn chỉ trải qua một số triệu chứng khó chịu liên quan, dễ nhận biết và hầu như không quá nghiêm trọng. Song, liên quan đến tình trạng chảy máu đầu thai kỳ, sẽ kèm theo dấu hiệu bất thường mà bạn có thể nghi ngờ ngay như: đau lưng, đau bụng dữ dội, chuột rút, mất ý thức hoặc ngất xỉu, rất mệt mỏi, sốt, đau vai, dịch tiết âm đạo thay đổi, màu máu bất thường, buồn nôn hoặc nôn không thể kiểm soát. 

Tìm hiểu thêm: Năm 2017 là năm con gì và số mệnh của trẻ sinh trong năm này thế nào?

Có thai có kinh không – nếu bạn đang thắc mắc thì nhất định phải xem nội dung chia sẻ sau đây

Tất cả các trường hợp chảy máu ở 3 tháng đầu thai kỳ , có kèm theo các dấu hiệu bất thường, đều được xếp vào các trường hợp khẩn cấp về y tế. Và lúc này bạn cần được cấp cứu y tế ngay lập tức để có hướng xử lý nhanh nhất, nhằm đảm bảo sức khỏe cho mình.

2.2.2. Chảy máu ở giai đoạn giữa và cuối thai kỳ

Hiện tượng chảy máu ở tam cá nguyệt thứ 2 hoặc thứ 3 của thai kỳ cũng có khả năng xảy ra nhưng không phổ biến. Và nếu có xảy ra thì đây chắc chắn là một dấu hiệu báo cho bạn biết có điều gì đó bất ổn đang diễn ra. Đương nhiên, bất kể tình trạng chảy máu là gì, bạn đều cần phải đi bệnh viện chuyên khoa để kiểm tra thăm khám, xác định nguyên nhân để bảo đảm an toàn cho sức khỏe thai kỳ.

Liên quan đến tình trạng chảy máu ở tam cá nguyệt thứ 2 và 3, có các nguyên nhân có thể gặp như sau:

  • Quan hệ tình dục : Do độ nhạy cảm của các mô cổ tử cung và âm đạo trong thời gian này, việc quan hệ tình dục có thể gây ra tình trạng xuất huyết nhẹ với một ít máu hoặc vài đốm máu. 

Có thai có kinh không – nếu bạn đang thắc mắc thì nhất định phải xem nội dung chia sẻ sau đây

  • Sinh non : Là tình trạng sinh em bé trước tuần thai 37, lúc này cổ tử cung giãn nở co bóp để giúp thai nhi di chuyển xuống dưới, có thể dẫn đến chảy máu kèm theo một lượng lớn dịch tiết âm đạo. Kèm theo hiện tượng chảy máu trong trường hợp này sẽ là một số dấu hiệu điển hình khác có thể gồm đau lưng, chuột rút, thay đổi dịch tiết âm đạo, và cảm giác âm đạo bị áp lực.
  • Nhau tiền đạo : Vị trí nhau thai nằm gần hoặc che lỗ cổ tử cung. Tình trạng nhau tiền đạo không kèm theo triệu chứng nào khác ngoài chảy máu âm đạo. Nhau tiền đạo có thể cản trở quá trình chuyển dạ và sinh em bé.
  • Nhau bong non : Nhau bong non là tình trạng nhau thai bắt đầu tách khỏi niêm mạc tử cung trước khi sinh em bé. Nhau bong non có thể gây chảy máu nặng kèm theo chảy máu là đau quặn bụng, đau nghiêm trọng. Đây là tình trạng cấp ứu y tế, cần phải được xử lý kịp thời.
  • Vỡ tử cung : Vỡ tử cung xảy ra khi cơ tử cung bị rách hoặc vỡ khi chuyển dạ. Mặc dù hiếm gặp nhưng tình trạng vỡ tử cung có thể xảy ra với các chị em từng có tiền sử phẫu thuật tử cung, hoặc sinh mổ. Vỡ tử cung cũng là một tình trạng cấp cứu y tế cần được xử lý nhanh vì nó có thể dẫn đến chảy máu âm đạo không thể kiểm soát. 

Có thai có kinh không – nếu bạn đang thắc mắc thì nhất định phải xem nội dung chia sẻ sau đây

3. Hiện tượng chảy máu âm đạo và trường hợp bạn cần đi bác sỹ ngay

Chúng ta có thể thấy rõ ràng, có thai thì không có kinh và hiện tượng chảy máu khi không phải là kinh nguyệt thì đều cần lưu ý rất kỹ càng. Vì, chỉ có lưu ý kỹ chúng ta mới có thể xác định liệu hiện tượng chảy máu là bình thường hay bất thường.

Dù vậy, theo các bác sỹ chuyên khoa, chảy máu âm đạo mà không phải chảy máu kinh nguyệt, bất kể như thế nào chúng ta đều cần đi bác sỹ hoặc đến bệnh viện chuyên khoa để thăm khám, cụ thể:

  • Nếu bạn xác định được là máu báo thai, sau khi thử thai tại nhà bằng que thử thai và cho kết quả đã có thai, bạn cần đến bệnh viện chuyên khoa sản để kiểm tra lại. Việc thăm khám kiểm tra này nhằm xác định việc có thai của bạn là hoàn toàn chính xác và bắt đầu kế hoạch chăm sóc thai kỳ, cũng như có lịch khám thai kể từ lúc này. 

Có thai có kinh không – nếu bạn đang thắc mắc thì nhất định phải xem nội dung chia sẻ sau đây

  • Nếu bạn không xác định được hiện tượng chảy máu là máu báo thai hay bất thường của máu kinh nguyệt và nếu còn có kèm theo một số dấu hiệu bất thường của cơ thể như mệt mỏi không rõ nguyên nhân, sốt, buồn nôn,…thì cần đi bác sỹ, hoặc đến bệnh viện chuyên khoa để kiểm tra thăm khám. Việc kiểm tra thăm khám các bất thường này sẽ giúp phát hiện bệnh lý hoặc bất ổn về mang thai như thai ngoài tử cung hay sảy thai,…nhằm có hướng xử lý hoặc chăm sóc sức khỏe cụ thể hơn.
  • Trường hợp bạn chảy máu âm đạo với lượng máu tươi và nhiều, kèm theo đó có các triệu chứng như chóng mặt, bị chuột rút, đau bụng dữ dội, máu có kèm theo các cục máu đông lớn và nhiều, đau xương chậu, đau bụng dưới bất thường, máu đỏ tươi và chảy lượng nhiều đủ thấm qua đệm, thì cần phải đến bệnh viện ngay lập tức không chậm trễ. Vì, các trường hợp này đều có thể rơi vào tình trạng cấp cứu y tế cần phải được xử lý nhanh nhất có thể nhằm bảo đảm an toàn sức khỏe cho bạn. 

Có thai có kinh không – nếu bạn đang thắc mắc thì nhất định phải xem nội dung chia sẻ sau đây

>>>>>Xem thêm: Trước khi mang thai cần làm gì và tránh gì để thai nhi khỏe mạnh?

Bạn thấy đấy, có thai có kinh không mặc dầu là câu hỏi đôi khi một số người thấy thừa hoặc rất vô lý hay không cần thiết phải hỏi nhưng lại không hẳn vậy. Băn khoăn về vấn đề này không chỉ đơn thuần là để nhận được câu trả lời có-không, mà kèm theo đó còn nhiều vấn đề liên quan rất cần chúng ta phải lưu ý một cách rõ ràng hơn. Chuyên mục Kế hoạch có con hy vọng rằng, thông tin chia sẻ ở trên sẽ phần nào giúp chị em thêm phần yên tâm hơn với đáp án khá chi tiết cho nỗi băn khoăn của mình, từ đó có thêm những trang bị cần thiết, để theo dõi sức khỏe của mình được tốt hơn.

Nguồn tham khảo: Flo, Health Line & Kids Health

Cát Lâm tổng hợp

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *