Có nên tắm cho trẻ sơ sinh hàng ngày không?

Rate this post

Có nên tắm cho trẻ sơ sinh hàng ngày là vấn đề được không ít người quan tâm, nhất là những người lần đầu làm mẹ. Do trong những ngày đầu đời của trẻ hệ miễn dịch đang còn yếu, nên việc tắm nhiều theo suy nghĩ của nhiều mẹ, cũng rất dễ gây cảm lạnh cho trẻ. Vậy việc tắm cho bé hàng ngày thực sự có cần quá lo lắng, và mẹ nên làm thế nào cho phù hợp để giữ sức khỏe của bé? Blogtretho.edu.vn mời các mẹ cùng theo dõi nội dung liên quan chi tiết hơn dưới đây.

Bạn đang đọc: Có nên tắm cho trẻ sơ sinh hàng ngày không?

Có nên tắm cho trẻ sơ sinh hàng ngày không?

1. Có nên tắm cho trẻ sơ sinh hàng ngày?

Tuy hệ miễn dịch của trẻ còn yếu những trẻ sơ sinh lại rất dễ ra mồ hôi, nhất là trong những ngày hè nóng bức. Nếu các mẹ không vệ sinh hàng ngày cho trẻ, sẽ có nguy cơ gây rôm sẩy da, hay có thể mắc một số bệnh về viêm da nghiêm trọng,…

Vào những ngày đầu sau khi sinh trẻ, rốn của trẻ chưa rụng. Vì vậy, thay vì các mẹ cho bé tắm trong chậu, thì nên lau sạch từng bộ phận trên cơ thể của trẻ như: mặt, cổ, tay, chân và đặc biệt ở những vùng bẹn, hậu môn, bộ phận sinh dục,… Lưu ý chỉ nhúng khăn bằng nước ấm, mẹ không cần sử dụng xà bông đối với trẻ sơ sinh dưới 4 tuần tuổi. Nếu có, mẹ cần chọn loại xà bông phù hợp với độ tuổi này của trẻ. 

Có nên tắm cho trẻ sơ sinh hàng ngày không?

Sau 6 tuần khi rốn của trẻ sơ sinh đã khô, các mẹ có thể tắm trong chậu cho trẻ hàng ngày. Tuy nhiên, những ngày lạnh, gió mùa các mẹ không nên tắm cho trẻ, khoảng 2 – 3 ngày mới tắm một lần. Sau mỗi lần tắm cho trẻ sơ sinh nên lau khô người cho trẻ.

Các mẹ nên nhớ thời điểm tắm tốt nhất cho trẻ là vào ban ngày, trước khi bé ngủ trưa và tầm vào khoảng trưa tối. Không nên tắm cho trẻ khi đói bụng, như vậy sẽ khiến trẻ quấy khóc và việc tắm sẽ trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Đồng thời, khi trẻ no cũng không nên tắm, vì những động tác kì cọ có thể khiến trẻ bị ẩu nôn.

2. Một số lưu ý khi tắm cho trẻ sơ sinh các mẹ nên quan tâm

Điều đầu tiên mẹ nên lưu ý là thời gian tắm cho bé tốt nhất từ 10 giờ sáng đến trễ nhất là trước 3 giờ chiều. Tùy theo mùa, mẹ có thể căn chỉnh chọn giờ tắm phù hợp cho bé để bảo đảm độ ấm cần thiết của không gian chung quanh. 

Điều quan trọng kế tiếp là các mẹ nên chuẩn bị nước cho trẻ trước khi tắm. Nước tắm phải là nước đun sôi, đạt nhiệt độ vào khoảng tầm 38 – 40 độ C. Nên sờ tay vào để kiểm tra độ nóng của nước xem có vừa hay chưa.

Tìm hiểu thêm: Máy hút mũi trẻ em omron NE C801KD – thiết bị xông mũi họng uy tín của Nhật

Có nên tắm cho trẻ sơ sinh hàng ngày không?

Nên tắm cho trẻ sơ sinh trong những phòng kín gió, nhiệt độ phòng đạt vào khoảng 28 đến 30 độ C. Phòng tắm cho trẻ sơ sinh cũng cần phải thông thoáng, không ẩm thấp và bụi bặm. Nhằm tránh được những tác động từ môi trường bên ngoài ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ sơ sinh.

Các mẹ nên tham khảo và lựa chọn những loại dầu gội đầu, sữa tắm cho trẻ sơ sinh chuyên dụng. Mẹ được khuyên chỉ nên dùng những sản phẩm này khi trẻ ở giai đoạn từ 4 tuần tuổi trở lên. Không nên dội nước trực tiếp lên người trẻ, nhất là phần ngực trẻ, như vậy sẽ khiến trẻ bị sốc nhiệt, rất nguy hiểm. Mẹ nên dùng khăn đẫm nước lau người cho trẻ và nên tắm từ dưới tắm lên, để trẻ quen dần với nhiệt độ, cũng như có hứng thú hơn.

Sau cùng, nếu tình trạng sức khỏe của bé tốt, mẹ không phải quá băn khoăn lo lắng về việc tắm cho bé hàng ngày. Tuy nhiên, nếu quan sát tình trạng sức khỏe của bé trong ngày không tốt, bé khó chịu và có vẻ không thực sự khỏe khoắn, mẹ có thể chỉ lau người nhanh cho bé, để tránh việc bé dễ bị cảm, ho,…

Có nên tắm cho trẻ sơ sinh hàng ngày không?

>>>>>Xem thêm: Trị tàn nhang sau sinh với 4 cách an toàn nhất tại nhà

Hướng dẫn những bước tắm cơ bản cho trẻ sơ sinh

  • Bước 1: Mẹ cởi hết quá quần của trẻ ra. Tuy nhiên, các mẹ đừng cởi tã lót.
  • Bước 2: Với trẻ trên 4 tuần tuổi, mẹ nên thoa dầu tắm gội lên vùng da khô. Chú ý đến những phần cứt trâu trên đầu để làm mềm chúng, giúp da đầu của trẻ sạch hơn.
  • Bước 3: Mẹ có thể thoa ít dầu massage cho bé lên phần ngực, bụng và lưng. Việc làm này nhằm làm cơ thể của bé được ấm hơn khi tiếp xúc với nước.
  • Bước 4: Làm ướt khăn bằng nước ấm rồi lau sạch mặt, mắt và những phần bẹn, phía trước và phía sau của vành tai.
  • Bước 5: Tiếp theo các mẹ sẽ tiến hành gội đầu cho trẻ bằng cách làm ướt tóc trẻ, thoa dầu gội đầu rồi gội sạch lại bằng nước ấm. Nhanh chóng lau khô phần đầu sau khi gội.
  • Bước 6: Tắm toàn thân của trẻ, mẹ cởi tã, rồi đặt trẻ vào chậu, nên giữ vững phần đầu và phần cổ của trẻ. Sau đó làm sạch từng bộ phận của trẻ. Cuối cùng tắm lại cho trẻ bằng nước sạch.
  • Bước 7: Lau khô người trẻ bằng khăn mềm. Lưu ý lau khô ở những vùng gấp khúc như: nách, bẹn, tay và chân của trẻ. 
  • Bước 8: Thoa dầu Khuynh Diệp cho trẻ lên vùng bụng và lòng bàn chân trẻ, thao tác này làm nhanh để giúp cơ thể bé ấm lên.
  • Bước 9: Nhanh chóng mặc áo, tã, cuốn khăn và ủ ấm trẻ. 

Có nên tắm cho trẻ sơ sinh hàng ngày – đến đây hẳn mẹ đã biết rõ. Dù ở giai đoạn đầu đời bé rất nhạy cảm, sức đề kháng của bé còn non yếu, song việc tắm cho bé cũng rất cần thiết, để tránh rôm sảy cho bé. Điều quan trọng là mẹ cần lưu ý tình trạng sức khỏe của bé hàng ngày, chọn giờ tắm, nước tắm, không gian phù hợp,…để đảm bảo việc tắm cho bé là an toàn, không khiến bé dễ bị cảm. Chúc bé của mẹ luôn khỏe nhé. 

Tuyết Nguyễn tổng hợp

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *