Ho, sổ mũi là một trong những bệnh lý phổ biến nhất ở trẻ dưới 2 tuổi và gây nhiều lo lắng, mệt mỏi cho cha mẹ. Liệu có nên sử dụng thuốc ho – sổ mũi cho trẻ dưới 2 tuổi không vẫn đang gây nhiều tranh cãi trên các diễn đàn chăm sóc trẻ.
Bạn đang đọc: Có nên sử dụng thuốc trị ho, sổ mũi cho trẻ dưới 2 tuổi? Những điều mẹ nên biết!
Contents
1. Hiểu đúng về triệu chứng ho và sổ mũi ở trẻ
Một trong những triệu chứng phổ biến nhất khi trẻ bị ốm sốt là ho. Ho là phản xạ của cơ thể giúp tống đờm, siêu vi ra khỏi đường thở (phế quản) trong phổi và giúp phòng ngừa viêm phổi. Một số cha mẹ vẫn hiểu lầm về cơ chế này và lo lắng trẻ càng ho nhiều có nguy cơ viêm phổi càng cao.
Điều này cho thấy, ho chính là phản ứng tốt của cơ thể. Nếu phản xạ này bị cắt đi trẻ sẽ có nguy cơ bị suy hô hấp và viêm phổi.
Tương tự như vậy, triệu chứng sổ mũi hay hắt hơi cũng là phản xạ của cơ thể giúp tống vi khuẩn, siêu vi ra khỏi cơ thể và giúp trẻ mau lành bệnh hơn.
2. Hiện tượng này kéo dài bao lâu?
Cha mẹ cần hiểu, một đợt cảm siêu vi, sổ mũi, nghẹt mũi, chảy nước mắt (đỏ mắt), sổ mũi thường kéo dài khoảng 10 – 14 ngày. Giai đoạn đầu, trẻ sẽ có một đợt cảm nhẹ hay nặng tùy vào sức đề kháng của trẻ, sau đó dẫn đến ho khan hoặc ho ít. Sau 4 – 5 ngày tiếp theo, mẹ sẽ thấy trẻ ho ra đờm, đây chính là chất nhầy đờm để tiêu diệt cơ thể do hệ thống niêm mạc trong đường thở tiết ra. Lúc này cường độ ho của trẻ sẽ nặng hơn rất nhiều so với lúc trước và ho dữ dội, đây chính là lúc trẻ sắp hết ho.
Hiện tượng cảm siêu vi này có thể diễn ra khoảng 2 tuần, thậm chí kéo dài 3 tuần và cơ thể hoàn toàn tự tạo hệ miễn dịch để tiêu diệt virus.
3. Cha mẹ có nên dùng thuốc trị ho để cắt cơn ho sớm cho trẻ?
Tìm hiểu thêm: Cách dạy trẻ dưới 3 tuổi với những hoạt động thú vị
>>>>>Xem thêm: Bé đi nhón gót tăng chiều cao thế nào mẹ có biết?
Lời khuyên từ các bác sĩ Nhi khoa là cha mẹ không nên sử dụng thuốc trị ho cho trẻ dưới 2 tuổi khi trẻ bị ho. Bên cạnh việc giúp cơ chế tự chữa bệnh của cơ thể được hoàn thiện, việc không uống thuốc trị ho sẽ tránh cho việc trẻ có nguy cơ bị viêm phổi và những nguy cơ tiềm ẩn khác.
Ngoài ra, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, sử dụng thuốc giảm ho cho trẻ sẽ có biểu hiện suy hô hấp nhiều hơn việc không sử dụng thuốc trị ho hoặc dùng thuốc giả dược. Chưa kể, một số trường hợp hiếm gặp trẻ sẽ bị ngộ độc nguy hiểm tính mạng.
Nguyên nhân do trong thành phần thuốc trị ho có một hoạt chất thuộc nhóm thuốc như á phiện. Dù rằng chất này được cho là không gây biến chứng tuy nhiên một số trường hợp vẫn có thể gây ngộ độc, tử vong cho trẻ.
Vào năm 2006, Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa kỳ (FDA) đã ban hành một luật cấm không cho trẻ dưới 2 tuổi uống thuốc trị ho và trị nghẹt mũi vì một số báo cáo cho thấy, không có lợi từ việc cho trẻ uống thuốc trị ho. Ngược lại, một vài trường hợp có hại cho trẻ từ các chất trong thuốc trị ho. Và đến năm 2008 FDA ban hành luật không cho trẻ dưới 4 tuổi sử dụng thuốc trị ho, trị nghẹt mũi. Trên 4 tuổi sử dụng cần phải hỏi ý kiến bác sĩ.
Các loại thuốc trị ho bị cấm cho trẻ sử dụng
Hiện nay, các loại thuốc này được bày bán rất nhiều tại các hiệu thuốc, cha mẹ cần biết và nắm vững kiến thức phòng bệnh cho con để tránh cho trẻ sử dụng các loại thuốc trị ho sau: thuốc thông mũi ephedrine, pseudoephedrine hoặc phenylephrine và các thuốc kháng histamine dphenhydramine, brompheniramine, chlorpheniramine.
4. Những cách thức giảm ho tạm thời cho trẻ và an toàn
– Đối với trẻ từ 2 tuổi trở lên mẹ có thể dùng mật ong để giảm triệu chứng ho cho trẻ. Sử dụng mật ong cho thấy không có biến chứng gây ra viêm phổi ở trẻ.
– Đối với trẻ dưới 2 tuổi nên khuyến khích trẻ uống nhiều nước để giảm cơn ho và bú sữa mẹ liên tục nếu trẻ còn bú sữa mẹ. Sữa mẹ đi qua cổ họng trẻ sẽ làm giảm đau sưng và viêm, giúp trẻ giảm ho rõ rệt.
Blogtretho.edu.vn (Tổng hợp)