Chứng rối loạn giấc ngủ ở trẻ em cha mẹ cần chú ý

Rate this post

Chứng rối loạn giấc ngủ ở trẻ em là vấn đề không thể xem thường vì nó ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển tâm sinh lý của trẻ. Mời bố mẹ cùng Blogtretho.edu.vn xem qua nguyên nhân, triệu chứng, tác hại, cũng như cách phòng ngừa, để giúp trẻ luôn có giấc ngủ tốt hơn. 

Bạn đang đọc: Chứng rối loạn giấc ngủ ở trẻ em cha mẹ cần chú ý

1. Nguyên nhân của chứng rối loạn giấc ngủ ở trẻ em

Chứng rối loạn giấc ngủ ở trẻ em cha mẹ cần chú ý

  • Do trẻ thay đổi môi trường quá đột ngột, trẻ chưa kịp thích nghi với môi trường mới, nhiều lạ lẫm, lo sợ.
  • Trẻ mắc các bệnh lý liên quan đến hệ thần kinh, hệ xương như thiếu can-xi, còi xương, thiếu các dưỡng chất thiết yếu của cơ thể và rối loạn tiêu hóa.
  • Trẻ có nhiều nỗi âu lo không được giải tỏa khiến thần kinh căng thẳng.

2. Các triệu chứng của chứng rối loạn giấc ngủ ở trẻ em

Chứng rối loạn giấc ngủ ở trẻ em cha mẹ cần chú ý

Cấu trúc của giấc ngủ gồm 4 giai đoạn: giai đoạn 1 – buồn ngủ sang ngủ, giai đoạn 2 – ngủ nông, giai đoạn 3 và 4 – ngủ sâu. Mỗi giai đoạn có giấc ngủ chậm còn gọi là ngủ không động mắt chiếm 75 – 80% và giấc ngủ nhanh còn gọi là ngủ cử động nhãn cầu chiếm 20 – 25%. Giấc ngủ chậm giúp trẻ ngủ sâu hơn. Giấc ngủ nhanh giúp trẻ phục hồi nhanh sự mệt mỏi về tâm trí. Nếu ngăn cản hoặc đánh thức trẻ đang ở giai đoạn giấc ngủ nhanh sẽ làm trẻ hay quên, tinh thần căng thẳng, quấy khóc, thiếu sự minh mẫn trong học tập.

Trẻ bị rối loạn giấc ngủ thường có những biểu hiện sau: có cơn ngừng thở ngắn kèm ngáy khi ngủ, mắt giật khi ngủ, ngủ ngày quá nhiều, các cử động chân tay có tính chu kỳ, cơn miên hành, mất ngủ, cơn hoảng sợ ban đêm… Trong đó, cơn miên hành và cơn hoảng sợ ban đêm xảy ra khá phổ biến đối với chứng rối loạn giấc ngủ ở trẻ em.

Cơn miên hành là những hành động trẻ thực hiện dường như là có mục đích khi trẻ đột ngột choàng dậy từ giấc ngủ sâu. Khi đó trẻ có thể làm những động tác đơn giản như ngồi dậy tại giường, một số trẻ khác có những động tác tự động phức tạp như: đi lại, mặc quần áo, ăn uống. Cơn miên hành thường xảy ra vào thời điểm 1 – 2 giờ sau khi ngủ (vào giai đoạn 3 và 4 của giấc ngủ chậm). Mặc dù nhìn trẻ có vẻ có ý thức nhưng không ai có thể tương tác với trẻ và trẻ không nghe mình nói gì cả. Cơn miên kéo dài khoảng dưới 30 phút, sau đó trẻ lại ngủ tiếp. Sáng hôm sau hỏi trẻ không nhớ gì về cơn đã xảy ra trong đêm. Cơn miên hành là chứng rối loạn giấc ngủ ở trẻ em khá phổ biến: khoảng 10 – 15 % trẻ em độ tuổi 5 – 12 tuổi có cơn miên hành và trẻ trai bị nhiều hơn trẻ gái.

Cơn hoảng sợ ban đêm là chứng rối loạn giấc ngủ ở trẻ em từ 1 đến 8 tuổi và có thể kèm theo cơn miên hành. Cơn hoảng sợ cũng thường xảy ra vào giai đoạn 3 và 4 của giấc ngủ chậm, thường là 1 – 2 giờ sau khi ngủ. Trong cơn hoảng sợ, trẻ đột nhiên ngồi dậy hoặc vùng vẫy, la hét khóc lóc sau khi đã ngủ. Trẻ biểu lộ sự sợ hãi, căng thẳng, bồn chồn, mắt mở to nhưng dường như vẫn đang thiếp ngủ, mẹ không thể dỗ dành cho trẻ yên hoặc không thể đánh thức cho trẻ tỉnh hẳn được. Cơn xảy ra kéo dài 10 – 15 phút rồi trẻ ngủ thiếp đi ngay sau đó. Sáng hôm sau tỉnh dậy trẻ không nhớ gì về cơn đã xảy ra.

Hội chứng Hypersomnia cũng là một triệu chứng của chứng rối loạn giấc ngủ ở trẻ em, trẻ rất mệt mỏi và buồn ngủ vào ban ngày nhưng lại rất khó ngủ và ngủ ít vào ban đêm.

Hội chứng chân tay không yên cũng gây ra chứng rối loạn giấc ngủ ở trẻ em. Đây là trạng thái 2 chân trẻ muốn vận động mất kiểm soát do rối loạn hệ thống thần kinh.

3. Tác hại của chứng rối loạn giấc ngủ ở trẻ em

Tìm hiểu thêm: Bảng cân nặng của bé gái – công cụ đắc lực giúp mẹ theo dõi quá trình phát triển của bé

Chứng rối loạn giấc ngủ ở trẻ em cha mẹ cần chú ý

  • Rối loạn giấc ngủ gây căng thẳng thần kinh, cơ thể suy nhược, gầy mòn, thiếu tỉnh táo. Thêm vào đó, chỉ số IQ của trẻ bị giảm sút, trẻ thiếu tập trung, tiếp thu kém. Nếu chứng rối loạn giấc ngủ ở trẻ em kéo dài liên tục sẽ dẫn đến rối loạn thần kinh và sinh ra nhiều bệnh về não.
  • Rối loạn hormone kéo theo chán ăn, ăn không ngon miệng, không thèm ăn hoặc dẫn tới hiếu động quá mức hay lo âu, suy giảm hệ miễn dịch, dễ đau ốm, viêm nhiễm đường hô hấp.

4. Phòng ngừa chứng rối loạn giấc ngủ ở trẻ em

Chứng rối loạn giấc ngủ ở trẻ em cha mẹ cần chú ý

>>>>>Xem thêm: Bảng chiều cao và cân nặng chuẩn của trẻ em Việt Nam

  • Tạo không gian ngủ lý tưởng, an toàn, êm ái cho trẻ: cách âm, ánh sáng dịu nhẹ, mền gối sạch sẽ, thoáng mát. Hạn chế để trẻ hoạt động, vui đùa quá mức vào ban ngày hay quát mắng trẻ quá mức sẽ làm thần kinh trẻ căng thẳng, dễ làm trẻ khó ngủ gây ra chứng rối loạn giấc ngủ ở trẻ em.
  • Bổ sung dầy đủ dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển hệ miễn dịch của trẻ đồng thời thăm khá bệnh ngay khi bé mắc các bệnh lý.
  • Khi thấy trẻ giật mình, ba mẹ nhanh chóng vuốt lưng, vỗ về trẻ để giúp trẻ cảm thấy an tâm hơn và ru trẻ tiếp tục giấc ngủ của mình.
  • Khi trẻ bị cơn miền hành kéo dài liên tục trong 1 tuần, ba mẹ nên dẫn trẻ đến bác sĩ để có được những chẩn đoán và điều trị kịp thời nhằm tránh gây ra những hậu quả đáng tiếc cho trẻ.

Với các đặc điểm của chứng rối loạn giấc ngủ ở trẻ em như trên, Yeutre mong rằng ba mẹ có những biện pháp hợp lý can thiệp kịp thời và giúp trẻ tìm lại giấc ngủ ngon hơn. Việc cha mẹ quan tâm nhiều hơn đến giấc ngủ và chất lượng giấc ngủ của trẻ cũng là một việc làm cần thiết, nhằm giúp trẻ phát triển khỏe mạnh và toàn diện.

Minh Tâm tổng hợp

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *