Chứng ho khan ở bà bầu và cách điều trị hiệu quả

Rate this post

Khi có chất nhầy, dãi, đờm xuất hiện trong cổ họng thì ho là phản ứng của cơ thể để tống chúng ra ngoài, khai thông đường thở. Nhưng ho khan không mang lại những lợi ích sức khỏe này. Trong thai kỳ mẹ bầu hay bị ho khan

Bạn đang đọc: Chứng ho khan ở bà bầu và cách điều trị hiệu quả

.

Những nguyên nhân gây ho khan ở mẹ bầu

Chứng ho khan ở bà bầu và cách điều trị hiệu quả

Có nhiều nguyên nhân gây ho khan ở mẹ bầu.

Mẹ bầu có thể bị ho khan do dị ứng. Sự nhạy cảm trong thời gian bầu bí khiến mẹ dễ bị dị ứng hơn bình thường. Khi một chất gây dị dứng xâm nhập vào đường hô hấp sẽ khiến chúng hoạt động khó khăn và gây ra ho khan ở mẹ bầu.

Mẹ bầu mắc bệnh hẹn suyễn hay có tiền sử mắc bệnh hen suyễn thường gặp triệu chứng ho khan và khó thở khi mang thai.

Bệnh viêm phế quản mãn tính gây ra co thắt phế quản cũng là nguyên nhân gây ho khan. Mẹ bầu cũng có thể bị co thắt phế quản khi dị ứng với côn trùng hay một số thực phẩm nào đó.

Bệnh viêm mũi khi mang thai dễ xảy ra do estrogen trong cơ thể tăng lên đáng kể và làm cho màng nhầy trong mũi bị sưng lên. Bệnh viêm mũi gây ra tắt nghẽn đường thở qua mũi và ho khan ở mẹ bầu.

Hệ miễn dịch suy giảm cũng là một trong những nguyên nhân khiến mẹ bầu hay ho khan. Vì vậy ăn uống đủ chất, nhiều hoa quả xanh trong thai kỳ là cách để mẹ bầu tăng cao sức để kháng, hạn chế nguy cơ mắc bệnh.

Cuối cùng ợ nóng cũng gây ho khan cho mẹ bầu.

Cách làm giảm ho khan ở mẹ bầu

Với những cách sau mẹ bầu có thể làm giảm đáng kể triệu chứng ho khan để cảm thấy dễ chịu hơn.

Tìm hiểu thêm: Chỉ ra 6 bệnh thông thường bà bầu có thể tự chữa ở nhà không ảnh hưởng đến con

Chứng ho khan ở bà bầu và cách điều trị hiệu quả

Chanh và mật ong là thực phẩm làm giảm ho khan.

Mẹ bầu nên uống nhiều nước hơn bình thường khi bị ho khan. Mẹ có thể uống nước chanh ấm pha loãng để làm dịu cổ họng.

Mẹ cũng có thể pha mật ong vào nước ấm, uống vào sáng sớm để điều trị chứng ho khan.

Nếu chứng ho khan gây ra khó ngủ cho mẹ bầu thì nên thư giãn trước khi ngủ như đọc vài trang sách, chèn gối xung quanh để dễ ngủ hơn.

Nếu nguyên nhân gây ho khan là do dị ứng thì nên tránh xa các tác nhân gây dị ứng như khói bụi, nước hoa, khói thuốc lá…

Cuối cùng mẹ nên uống nước cam thường xuyên để tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.

Khi nào mẹ bầu nên gặp bác sỹ

Chứng ho khan ở bà bầu và cách điều trị hiệu quả

>>>>>Xem thêm: Bà bầu khỏe, thai nhi thông minh với 8 món ăn sáng dễ làm, dễ ăn

Nếu ho khan đi kèm các triệu chứng như sốt, đau đầu thì mẹ nên đi khám bác sĩ.

Ho khan là một triệu chứng có thể không nguy hiểm và do các tác nhân trực tiếp tác động đến mẹ bầu. Tuy nhiên nếu ho khan đi kèm các triệu chứng sau thì tốt nhất mẹ bầu nên đi khám bác sĩ để được chẩn khám và điều trị.

_ Ho khan xuất hiện dai dẳng và không có dấu hiệu thuyên giảm khi áp dụng các biện pháp giảm ho ở trên.

_ Ho khan đi kèm với chóng mặt hoặc ho khan đi kèm với sốt cao.

Nếu tình trạng ho khan như vậy, mẹ bầu nên đi khám sớm để điều trị dễ dàng hơn nhé.

Blogtretho.edu.vn (Tổng hợp)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *