Chuẩn bị gì khi cho con đi tiêm phòng – các lưu ý cụ thể dành cho phụ huynh

Rate this post

Chuẩn bị gì cho con khi đi tiêm phòng là việc các cha mẹ rất nên lưu ý. Điều này nhằm giúp cho việc tiêm ngừa diễn ra dễ dàng, nhẹ nhàng, đỡ căng thẳng hơn cho con, cũng như bớt lo lắng cho cha mẹ. Các bậc phụ huynh hãy cùng tham khảo những việc nên làm trước, trong và sau khi tiêm phòng cho con như nội dung chia sẻ ngay sau đây nhé.

Bạn đang đọc: Chuẩn bị gì khi cho con đi tiêm phòng – các lưu ý cụ thể dành cho phụ huynh

Chuẩn bị gì khi cho con đi tiêm phòng – các lưu ý cụ thể dành cho phụ huynh

1. Trước buổi hẹn tiêm ngừa

Trước khi đưa con đi tiêm phòng, bạn hãy chuẩn bị những việc sau:

  • Hãy tìm hiểu kỹ thông tin về loại vaccine được cung cấp bởi các chuyên gia y tế và chuẩn bị sẵn những câu hỏi mà bạn muốn được giải đáp.
  • Hãy theo dõi lịch tiêm phòng để biết được loại vaccine nào cần tiêm cho độ tuổi của con.
  • Hãy tìm hiểu về những lợi ích và rủi ro của loại vaccine bạn định tiêm cho trẻ. Bạn có thể yêu cầu thông tin và điều khoản về vaccine từ trung tâm y tế hoặc chuyên gia y tế ở địa phương.
  • Hãy mang theo sổ theo dõi tiêm ngừa của trẻ đến buổi hẹn, dựa vào đó, bác sỹ sẽ biết được chính xác trẻ đã được tiêm những loại vacicne nào.
  • Hãy mang theo một món đồ chơi, một quyển sách hay một chiếc chăn yêu thích của trẻ để giúp trẻ thấy thoải mái và dễ chịu hơn.
  • Một cơn sốt nhẹ thường không ảnh hưởng đến việc tiêm ngừa và bạn không cần phải dời lịch tiêm ngừa lại. Thông thường, trước khi tiêm, bác sỹ hoặc chuyên viên y tế sẽ kiểm tra sơ bộ sức khỏe và đo nhiệt độ cho trẻ. Nếu điều kiện sức khỏe của trẻ tại thời điểm đó không cho phép, bác sỹ sẽ không tiêm ngừa cho con và sẽ hẹn lại một buổi khác.

Chuẩn bị gì khi cho con đi tiêm phòng – các lưu ý cụ thể dành cho phụ huynh

Trong khi tiêm ngừa, đối với từng độ tuổi, bạn nên hỗ trợ trẻ theo những cách khác nhau, bạn có thể tham khảo một số cách được đề cập tiếp sau đây.

2. Tại buổi tiêm ngừa

2.1 Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Bạn hãy thử những cách sau để giúp trẻ thấy thoải mái về việc tiêm ngừa hơn:

  • Hãy đánh lạc hướng và dỗ dành trẻ bằng cách âu yếm, hát hoặc nói chuyện nhẹ nhàng với con.
  • Hãy mỉm cười và giao tiếp bằng bắt với trẻ để giúp con hiểu mọi thứ đều ổn.
  • Giúp con khuây khỏa bằng một món đồ chơi, một cuốn sách yêu thích hay chiếc chăn quen thuộc.
  • Hãy giữ chắc con trong lòng trong lúc bác sỹ tiêm ngừa cho con.
  • Sau khi trẻ được tiêm, hãy đặc biệt khuyến khích con bằng cách ôm và âu yếm con. Đối với trẻ sơ sinh hãy tiếp xúc da kề da, quấn khăn và cho trẻ bú mẹ . Đối với trẻ trên 6 tháng tuổi có thể cho trẻ uống chút nước trái cây.
  • Một giọng nói êm dịu kết hợp với lời khen ngợi và những cái ôm sẽ giúp trấn an trẻ rằng mọi thứ đều ổn.

Chuẩn bị gì khi cho con đi tiêm phòng – các lưu ý cụ thể dành cho phụ huynh

2.2 Đối với trẻ lớn hơn

  • Hãy thành thực với trẻ rằng mũi tiêm ngừa có thể đau như kiến cắn nhưng sẽ không kéo dài lâu.
  • Hãy vận động các thành viên khác trong nhà đặc biệt là anh chị lớn của trẻ cùng động viên trẻ.
  • Hãy tránh kể những câu chuyện đáng sợ hoặc dọa trẻ bằng những bức ảnh.
  • Hãy giải thích cho trẻ hiểu rằng những mũi tiêm này sẽ giúp con được khỏe mạnh.

Tìm hiểu thêm: Bị bỏng ở trẻ em và cách xử lý cơ bản nhất định cha mẹ nên biết

Chuẩn bị gì khi cho con đi tiêm phòng – các lưu ý cụ thể dành cho phụ huynh

2.3 Đối với trẻ lớn và thiếu niên

  • Hãy cùng con hít thở sâu để giúp “thổi bay” cảm giác đau
  • Hãy chỉ ra những điều thú vị trong phòng để làm con xao nhãng
  • Kể hoặc đọc truyện cho trẻ nghe
  • Hãy an ủi trẻ nếu con khóc. Đừng la mắng rằng trẻ “không dũng cảm”
  • Hãy sắp xếp cuộc hẹn tiếp theo cho trẻ, duy trì đúng lịch tiêm ngừa theo độ tuổi để giúp con phòng ngừa bệnh tật một cách tốt nhất
  • Một số trẻ độ tuổi thanh thiếu niên có thể bị ngất xỉu ngay sau khi tiêm ngừa. Để đề phòng trẻ bị thương nếu gặp phải tình trạng này, hãy để trẻ ngồi nghỉ ngơi 15 phút sau khi tiêm ngừa.
  • Trước khi đưa trẻ về nhà, bạn hãy hỏi ý kiến bác sỹ về việc sử dụng thuốc giảm đau không chứa aspirin và những bước khác bạn có thể làm tại nhà để giúp trẻ thấy dễ chịu hơn.

Chuẩn bị gì khi cho con đi tiêm phòng – các lưu ý cụ thể dành cho phụ huynh

3. Sau khi tiêm ngừa

Đôi khi trẻ có thể bị một số phản ứng phụ nhẹ sau tiêm ngừa như đau hoặc sưng tại vị trí tiêm, sốt nhẹ hay nổi mẩn đỏ. Những phản ứng này là bình thường và sẽ sớm biến mất. Để giúp con thấy dễ chịu hơn nếu gặp phải những phản ứng này, bạn có thể thực hiện một số việc sau:

  • Hãy xem xét thật kỹ những chỉ dẫn của bác sỹ về những phản ứng phụ có thể gặp đối với từng loại vaccine để có thể chắc chắn trẻ không bị vấn đề bất thường gì sau khi tiêm ngừa
  • Hãy dùng khăn mát để làm dịu vết đỏ, sưng hay nổi mẩn tại vị trí tiêm
  • Dùng khăn mát để chườm cho trẻ nếu trẻ bị sốt nhẹ . Nếu bác sỹ cho phép, bạn có thể dùng thuốc giảm đau không chứa aspirin cho trẻ
  • Hãy cho trẻ uống nhiều chất lỏng vì trẻ thường sẽ ăn ít hơn bình thường sau khi tiêm phòng
  • Hãy quan sát trẻ thật kỹ trong vài ngày sau tiêm ngừa, nếu có điều gì khiến bạn lo lắng, hãy hỏi ý kiến bác sỹ ngay

Chuẩn bị gì khi cho con đi tiêm phòng – các lưu ý cụ thể dành cho phụ huynh

4. Kiểm tra chi phí vaccine

Tùy loại vaccine, tùy khu vực hoặc tùy đối tượng mà vaccine có thể được tiêm miễn phí hay có tính phí. Hầu hết các chương trình bảo hiểm y tế có chi trả chi phí tiêm vaccine. Nhưng bạn vẫn nên kiểm tra với nhà cung cấp bảo hiểm để biết cụ thể hơn.

Bạn cũng có thể liên lạc với cơ sở y tế địa phương về vấn đề vaccine vì nhiều cơ sở y tế cung cấp vaccine miễn phí, đặc biệt đối với trẻ em.

Chuẩn bị gì khi cho con đi tiêm phòng – các lưu ý cụ thể dành cho phụ huynh

>>>>>Xem thêm: Top 11 thực phẩm giữ ấm cho cơ thể trẻ vào mùa đông, mẹ đừng quên bổ sung mỗi ngày

Hy vọng qua những thông tin trên, việc chuẩn bị gì cho con khi đi tiêm phòng sẽ không còn làm các cha mẹ bối rối và lo lắng nữa. Các cha mẹ hãy theo dõi lịch tiêm phòng một cách chặt chẽ và chuẩn bị thật kỹ càng cho trẻ trước, trong và sau khi tiêm, để ngoài việc trẻ được tiêm phòng đầy đủ và được bảo vệ tốt nhất, con có thể cảm thấy thoải mái và không sợ hãi, khi đối diện với những mũi tiêm quan trọng đối với sức khỏe của mình.

Theo CDC

Lily Nguyễn lược dịch

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *