Cho trẻ ăn dặm như thế nào để tốt cho hệ tiêu hóa và sự phát triển của con – là vấn đề trăn trở của mọi bà mẹ. Vì, con con nhỏ, hệ tiêu hóa còn non nớt, dễ mắc phải các bệnh về tiêu hóa như nhiễm trùng, hay nhiễm độc từ nguồn thức ăn và nước uống, nếu không cẩn thận. Chưa kể đến là dựa vào đâu, yếu tố nào hay điều kiện ra sao, để biết rằng đã đến thời điểm con nên bắt đầu quá trình này là thật sự thích hợp. Để nắm chi tiết hơn, Blogtretho.edu.vn mời mẹ cùng tham khảo qua những thông tin rất cơ bản và hữu ích ngay sau đây nhé.
Bạn đang đọc: Cho trẻ ăn dặm như thế nào là tốt nhất?
Ăn dặm vốn là phương pháp bổ sung một phần chất dinh dưỡng cho trẻ, cho con bắt đầu làm quen vơi thực phẩm khác ngoài sữa mẹ, còn quan trọng nhất vẫn là bú mẹ. Trên thực tế, sữa mẹ chứa rất nhiều chất dinh dưỡng cần thiết và đủ lượng cho nhu cầu của con ở giai đoạn sơ sinh dưới 1 tuổi, mà không có bất kỳ nguồn thức ăn nào có thể thay thế được. Do đó, trước khi bàn về việc cho trẻ ăn dặm như thế nào là tốt nhất, mẹ cần ghi nhớ điều quan trọng như thế nhé.
Contents
1. Cho trẻ ăn dặm như thế nào là tốt nhất – thời điểm rất quan trọng
Thời điểm cho bé ăn dặm luôn là yếu tố quan trọng đầu tiên, ảnh hưởng đến việc ăn dặm của bé diễn ra suông sẻ hay có kết quả tốt hay không. Mặc dù theo lý thuyết lẫn thực tế, trẻ từ 4-6 tháng tuổi đã có thể được tập ăn dặm, nhưng heo các chuyên gia dinh dưỡng, Tổ chức Y tế Thế giới hay UNICEF đều khuyến nghị thời điểm tốt nhất cho bé ăn dặm là từ 6 tháng.
Liên quan đến thời điểm, có thể cộng thêm/ dựa trên một số dấu hiệu ở trẻ cho biết đã đến lúc mẹ có thể cho con ăn dặm là:
- Trẻ đòi bú nhiều hơn bình thường, mặc dù thời gian bú trước đó không lâu.
- Trẻ thường khóc đêm và đói bú mẹ.
- Trẻ thường nhìn người lớn ăn với thái độ thích thú và thu hút.
- Trẻ hào hứng khi thấy bố mẹ mớm thức ăn cho bé.
- Trẻ thích mút tay và tóp tép miệng, đưa lưỡi từ bên này sang bên kia.
2. Cách tập cho trẻ ăn dặm và nguyên tắc về thực đơn, bữa ăn và tính chất của thức ăn
- Thực đơn cho bé ăn dặm : Thực đơn cho trẻ ăn dặm khi bắt đầu khá đơn giản. Thường con nên được tập với những món ăn từ 1 nguyên liệu, tập cho quen rồi mới đổi sang 1 món mới khác với nguyên liệu đơn khác, hoặc hỗn hợp của những nguyên liệu đã được giới thiệu trước đó.
- Số bữa ăn cho trẻ ăn dặm : Mẹ chỉ cần cho bé tập ăn dặm ngày 1 – 2 bữa là đủ, sữa mẹ thì được bú thường xuyên xen kẽ với bữa ăn dặm.
- Dạng thức ăn và lượng thức ăn : Đầu tiên nên cho bé ăn dặm với bột từ dạng lỏng đến đặc dần, và số lượng từ ít tới nhiều. Vì lúc này hệ tiêu hóa của bé còn rất non và yếu, cần cho bé tập làm quen với thức ăn mới từ bên ngoài một cách từ từ để con thích ứng, tránh gây tổn thương đến hệ tiêu hóa của trẻ.
Vừa mới bắt đầu, mẹ hãy cho bé ăn ít bột lỏng, mỗi ngày 1 lần để ruột bé thích nghi và tiêu hóa được tinh bột. Cứ như vậy sau 4 – 5 ngày, ruột bé lúc này đã làm quen và tiêu hóa tốt thì mẹ khuấy bột tăng dần độ đặc lên, 1 chén có thể chia 1 – 2 cữ nhỏ, mỗi chén bột có thể cho thêm một muỗng cà phê dầu ăn cho bé để con dễ tiêu hóa hơn.
Tìm hiểu thêm: Cho bé bú nằm hay ngồi, tư thế nào tốt hơn?
Mẹ cũng không cần phải ép bé ăn đúng suất hay lượng thức ăn. Khi nào bé đã quen với chế độ ăn dặm thì mẹ sẽ tập cho bé ăn đúng giờ hơn. Cũng như, con có thể ăn mỗi lần 2-3 thìa cà phê cũng không là vấn đề, vì như đã đề cập, con chỉ làm quen nên lượng thức ăn không phải bắt buộc theo lượng nhất định, đều tùy vào khả năng tiếp nhận của bé. Đồng thời, khi cho con ăn, mẹ cũng nên chú ý khi cho bé ăn, việc quan sát bé ăn qua thái độ/ phản ứng của con, sẽ giúp mẹ nhận biết bé có thích món ăn này hay không hoặc quá trình nuốt của bé như thế nào để có thể điều chỉnh hợp lý cho bữa ăn tiếp theo.
3. Nhóm dinh dưỡng cơ bản trong món ăn cho trẻ ăn dặm
Trong món ăn cho trẻ ăn dặm, cũng cần phải đủ 4 nhóm dinh dưỡng cơ bản sau:
- Nhóm các loại thịt, cá, trứng, tôm, cua, đậu : là loại thức ăn giàu đạm, cung cấp năng lượng cho cơ thể bé.
- Nhóm tinh bột gồm : gạo, mì, bắp, khoai: cung cấp phần lớn nhu cầu năng lượng cho bé, hơn phân nửa nhu cầu về đạm và vitamin mà cơ thể bé cần.
- Nhóm các loại rau củ quả không chỉ cung cấp vitamin, sắt, các khoáng chất cần thiết cho cơ thể, mà còn cung cấp chất xơ giúp bé tránh được táo bón. Mỗi phân bột của trẻ các mẹ nên cho 2 – 3 muỗng canh rau.
- Chất béo: Chất béo rất cần cho sự phát triển não bộ của bé, cung cấp nhiều năng lượng, giúp hấp thu các vitamin tan trong chất béo đồng thời làm cho chén bột mềm, bé sẽ dễ nuốt hơn. Mỗi chén bột mẹ nên cho 1 muỗng canh dầu thực vật cho con mẹ nhé.
4. Một vài lưu ý trong việc cho bé ăn dặm ở thời điểm bắt đầu
- Nếu bé của mẹ bắt đầu ăn dặm sớm trước 6 tháng tuổi (khoảng 5 tháng chẳng hạn), mẹ không nên cho bé ăn hoặc uống trái cây, vì bé dễ bị no không muốn bú thêm sữa mẹ. Ngoài ra, trái cây nhiều đường và axit dễ làm bé bị tiêu chảy.
- Mẹ có thể cho thêm sữa mẹ/ sữa bột vào món ăn của con. Sữa giữ vai trò như chất lỏng dinh dưỡng thay nước để điều chỉnh độ lỏng đặc của thức ăn cho con.
- Mỗi bữa cho bé ăn ít, chỉ cần vài thìa cà phê là đủ. Càng về sau mới tăng lượng thức ăn lên. Với những bé ăn khỏe tức con có nhu cầu tiêu thụ nhiều, mẹ cứ cho bé ăn theo nhu cầu của con.
>>>>>Xem thêm: Biện pháp tránh thai sau sinh mổ dành cho chị em
Đến đây, hẳn mẹ cũng nắm được về cơ bản cho trẻ ăn dặm như thế nào là hợp lý và như thế nào là tốt nhất rồi phải không nào. Tùy thể trạng của mỗi trẻ nên nhu cầu ăn của con cũng sẽ khác nhau. Do đó, từ những điểm cơ bản, mẹ cũng nên theo dõi và quan sát con kỹ lưỡng để chọn thời điểm bắt đầu thật phù hợp, cũng như cho con ăn dặm khoa học, để giai đoạn ăn uống của con sau đó, sẽ diễn ra thuận lợi hơn.
Hạnh Sử tổng hợp