Cho bé ăn dặm và Kết cấu món ăn mẹ cần biết

Rate this post

Trong việc cho bé ăn dặm, quan tâm đến kết cấu thực phẩm là rất quan trọng. Vì, kết cấu thực phẩm ảnh hưởng đến quá trình tập ăn, chuyển đoạn, thích ứng thực phẩm và tiêu hóa của bé. Vậy liên quan đến kết cấu món ăn khi cho con ăn dặm bạn cần nắm rõ những gì, Chuyên mục Bé ăn dặm mời bạn cùng theo dõi nội dung chia sẻ sau nhé. 

Bạn đang đọc: Cho bé ăn dặm và Kết cấu món ăn mẹ cần biết

Cho bé ăn dặm và Kết cấu món ăn mẹ cần biết

Nếu ở Phần 1 và 2 trong chủ đề Cho bé ăn dặm mà Chuyên mục Bé ăn dặm đã chia sẻ với bạn, dựa trên tài liệu ăn dặm Healthy Child Manitoba, về khái quát chung và nhóm thực phẩm, thì tiếp theo kết cấu món ăn là phần bạn cần chú ý khá kỹ lưỡng. Kết cấu món ăn phù hợp luôn góp phần tạo nên những kết quả tốt thậm chí ngoài mong đợi với chúng ta trong việc ăn uống của trẻ. Để làm được điều này, chúng ta cần hiểu rõ vai trò của chúng, có như thế quá trình cho con ăn dặm mới hạn chế được thất bại. 

1. Kết cấu thức ăn dành cho trẻ

1.1. Kết cấu thức ăn dành cho trẻ

Việc cho trẻ thử các loại thức ăn có cấu trúc khác nhau là rất quan trọng vì sẽ giúp trẻ tập nhai, nuốt và được thưởng thức cùng loại thức ăn trong bữa ăn của gia đình.

Cho bé ăn dặm và Kết cấu món ăn mẹ cần biết

Bạn cần lưu ý về kết cấu các loại thức ăn của trẻ như sau:

  • Bạn lựa chọn loại và kết cấu món ăn phù hợp với kỹ năng và độ tuổi của trẻ.
  • Nếu bạn giới thiệu thức ăn lợn cợn cho trẻ quá trễ, trẻ sẽ khó chấp nhận chúng.
  • Bạn hãy cho trẻ ngồi cùng trong bữa ăn gia đình, có thể trên ghế ăn hoặc trên đùi bạn.
  • Việc trẻ từ chối hay lè thức ăn khi đang tập ăn là bình thường.
  • Bạn hãy để trẻ khám phá thức ăn và chấp nhận sự hỗn độn mà trẻ gây ra, vì tất cả những điều này là một phần của quá trình trẻ học cách ăn uống, nó sẽ khuyến khích trẻ tự tin hơn trong việc muốn thử những cái mới.
  • Việc học ăn uống là một hành trình mà trẻ sẽ bước từng bước nhỏ một, nó sẽ không kéo dài mãi nên bạn đừng quá lo lắng. 

Cho bé ăn dặm và Kết cấu món ăn mẹ cần biết

1.2. Những loại kết cấu thức ăn phù hợp với từng độ tuổi của trẻ

Trẻ ở từng độ tuổi sẽ ăn được những loại thức ăn có kết cấu khác nhau, cụ thể như sau:

  • Đối với trẻ 6 tháng tuổi: bạn nên cho trẻ ăn thức ăn nghiền nhuyễn, mịn
  • Đối với trẻ từ 7-8 tháng tuổi: bạn có thể bắt đầu cho con ăn thức ăn nghiền lợn cợn hơn, hoặc băm nhỏ và tăng dần độ thô lên đến miếng cỡ ngón tay để bé cầm nắm.
  • Đối với trẻ từ 9-12 tháng tuồi: con đã có thể ăn được thức ăn cắt miếng nhỏ và thức ăn dạng ngón tay. 

Cho bé ăn dặm và Kết cấu món ăn mẹ cần biết

Lưu ý dành cho bạn : mức độ thô của đồ ăn dành cho các độ tuổi ở trên chỉ là hướng dẫn chung. Mỗi trẻ sẽ có đặc điểm phát triển riêng, vì vậy tùy thuộc vào từng trẻ mà bạn áp dụng cho phù hợp nhé.

2. Thức ăn dạng ngón tay

Một khi trẻ đã được 7 tháng tuổi, thì bạn nên cho con làm quen với thức ăn thô, những dạng “mịn, nhuyễn” nên được gỡ bỏ khỏi thực đơn của con.

Đến 9 tháng tuổi, trẻ đã có thể tự cầm nắm thức ăn để đưa vào miệng, đây là thời điểm thích hợp để bạn giới thiệu thức ăn dạng ngón tay để bé tự cầm nắm cũng như tập nhai và nuốt.

Bạn lưu ý rằng thức ăn ngón tay dành cho bé nên là những loại lành mạnh không chứa muối hoặc thêm đường.

Vì hầu hết trẻ đều rất thích thú với việc bốc thức ăn, nên bạn hãy làm quen với những bãi chiến trường nho nhỏ sau khi bé ăn xong nhé. 

Tìm hiểu thêm: Bé đi nhà trẻ không chịu ăn – nguyên nhân và cách giải quyết ra sao?

Cho bé ăn dặm và Kết cấu món ăn mẹ cần biết

Một số loại thức ăn có thể chế biến hoặc cắt thành dạng miếng hoặc ngón tay cho bé bạn có thể tham khảo gồm:

Các loại trái cây chín đã bóc vỏ: bạn hãy cắt thành miếng nhỏ hoặc miếng dài các loại chuối, lê, đào, mận, dâu, việt quất, kiwi, dưa đỏ. Đối với nho bạn có thể không cần bỏ vỏ nhưng hãy bỏ hạt và cắt quả nho làm 4 để giúp trẻ tránh bị hóc khi ăn.

  • Các loại rau nấu chín: bạn hãy cắt thàn khúc dài.
  • Các loại bánh mì cũng nên được cắt khúc dài; bánh quy, bánh gạo bạn cũng nên chọn loại dài và không có muối.
  • Các loại phô mai dạng que hoặc cắt miếng.
  • Các loại thịt nấu mềm cắt khúc.
  • Các loại cá bỏ xương cắt miếng nhỏ.
  • Các loại thịt hầm xé nhỏ.
  • Các loại nui, mì, gạo nấu chín.
  • Trứng nấu chín.
  • Đậu hũ cắt miếng nhỏ.
  • Các loại đậu nấu chín 

Cho bé ăn dặm và Kết cấu món ăn mẹ cần biết

3. Những loại thức ăn không phù hợp khi cho trẻ ăn dặm

Bạn nên lưu ý tránh hoặc hạn chế những loại thức ăn không phù hợp cho trẻ ăn dặm bao gồm:

3.1. Những loại thức ăn bạn không nên lựa chọn cho trẻ trong năm tuổi đầu tiên

Trước khi trẻ được 1 tuổi, bạn không nên lựa chọn những loại thực phẩm sau cho con:

  • Mật ong: vì nó có chứa botulism, một dạng chất có thể gây ngộ độc cho trẻ nhỏ.
  • Kẹo và chocolate.
  • Các loại nước uống, nước ngọt có ga, các loại nước chứa nhiều đường.
  • Trà, cà phê, trà thảo mộc.
  • Muối, đồ lên men, ô liu.
  • Các loại thực phẩm ít béo và thực phẩm ăn kiêng có sử dụng chất làm ngọt thay thế đường.
  • Các loại thức ăn nhẹ như khoai tây chiên (dạng ăn nóng và dạng đóng hộp), phô mai viên,…

Cho bé ăn dặm và Kết cấu món ăn mẹ cần biết

  • Các loại bánh kẹo ngọt như bánh quy, ngũ cốc có tẩm đường, kẹo bông, các loại bánh ngọt, rau câu,…
  • Các loại nước sốt, tương cà, mayonnaise.
  • Các loại thịt chế biến như xúc xích, thịt xông khói,…

Lưu ý dành cho bạn : thức ăn dặm cho trẻ không cần bỏ thêm đường và muối. những loại sản phẩm có dán nhãn “món ăn nhẹ dành cho trẻ nhỏ” thực sự không cần thiết hoặc có lợi cho sức khỏe của bé.

3.2. Những loại thức ăn có thể gây hóc mà bạn cần tránh cho đến khi trẻ được 4 tuổi

Những loại này bao gồm:

  • Nho khô, kẹo cao su và kẹo cứng (bao gồm cả xi ro ho dạng giọt).
  • Bắp rang và các loại hạt.
  • Cá có xương.
  • Các món ăn nhẹ được xiên hay sử dụng tăm. 

Cho bé ăn dặm và Kết cấu món ăn mẹ cần biết

3.3. Những cách chế biến làm cho thức ăn trở nên an toàn hơn với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Bạn có thể lưu ý những cách chế biến dưới đây để làm cho thức ăn an toàn hơn với trẻ:

  • Đối với các loại rau: bạn bào ra, nấu và cắt nhỏ vừa miếng của trẻ.
  • Đối với các loại trái cây: bạn hãy bỏ vỏ, hạt, bào ra và cắt vừa miếng của trẻ.
  • Đối với xúc xích: bạn hãy cắt dọc làm 4 sau đó cắt thành miếng nhỏ vừa ăn cho trẻ.
  • Đối với bơ đậu phộng: bạn hãy quết lớp mỏng lên bánh quy hoặc bánh mì để giúp trẻ dễ nuốt hơn. 

Cho bé ăn dặm và Kết cấu món ăn mẹ cần biết

>>>>>Xem thêm: Cúng đầy tháng bé trai 3 miền có gì khác nhau?

Bạn vừa xem qua Phần 3 về Kết cấu thức ăn trong loạt bài chia sẻ về vấn đề cho bé ăn dặm, tham khảo từ tài liệu của Healthy Child Manitoba. Hẳn là đến đây, bạn cũng có thể hình dung khá rõ về tầm quan trọng của kết cấu thức ăn. Đồng thời bạn cũng thấy, khi chúng ta cung cấp cho trẻ loại thức ăn có kết cấu phụ hợp độ tuổi, chắc chắn sẽ mang lại những kết quả đáng mong đợi về tiến trình ăn dặm của con. Để tham khảo đầy đủ các phần của thông tin hữu ích này, Chuyên mục Bé ăn dặm mời bạn tham khảo thêm các phần khác như dưới đây nhé. 

  • Phần 1: Khái quát về ăn dặm, link tham khảo tại đây .
  • Phần 2: Nhóm thực phẩm, link tham khảo tại đây .
  • Phần 4: Cách chế biến thức ăn cho bé ăn dặm, link tham khảo tại đây .

Nguồn tham khảo: Healthy Child Manitoba, Canada

Lily Nguyễn lược dịch

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *