Cho bé ăn dặm kiểu Nhật như thế nào là đúng cách?

Rate this post

Cho bé ăn dặm kiểu Nhật đang được các mẹ Việt tin tưởng và áp dụng ngày càng nhiều. Đây là một trong các cách cho ăn dặm được đánh giá cao vì có khá nhiều ưu điểm, kể cả theo góc độ chuyên môn từ các chuyên gia dinh dưỡng. Vậy phương pháp này áp dụng cho bé như thế nào là đúng cách? Hãy cùng Blogtretho.edu.vn tìm hiểu chi tiết hơn về phương pháp ăn dặm này, nhằm đảm bảo dinh dưỡng, an toàn cho hệ tiêu hóa của bé nói riêng, cũng như sự phát triển nói chung của con các mẹ nhé.

Bạn đang đọc: Cho bé ăn dặm kiểu Nhật như thế nào là đúng cách?

Theo quan niệm của các bà mẹ Nhật, họ muốn rèn luyện cho con tính tự lập từ rất sớm, kể cả chuyện ăn uống. Vì vậy, mục đích của cho bé ăn dặm kiểu Nhật ngoài việc cung cấp cho bé một thực đơn đầy đủ dinh dưỡng nhất, còn dạy cho bé tính chủ động, tập thích nghi với những cái mới và tạo sự tự do khi ăn cho bé.

Cho bé ăn dặm kiểu Nhật như thế nào là đúng cách?

1. Ưu điểm khi cho bé ăn dặm kiểu Nhật

  • Không gây nhàm chán: Khi cho bé ăn dặm kiểu Nhật, thường mẹ sẽ bắt đầu cho bé ăn từ trạng thái lỏng tới đặc, từ mịn tới loãng nên sẽ không làm bé cảm thấy chán, hạn chế được tình trạng không muốn ăn.
  • Kỹ năng nhai: Trong quá trình cho bé ăn dặm, bé sẽ học được những kỹ năng như nhai, nuốt thức ăn. Điều này sẽ giúp bé tiêu hóa thức ăn một cách tốt hơn.
  • Kích thích khả năng ăn uống của trẻ: Việc được thưởng thức riêng từng loại thức ăn sẽ giúp bé làm quen tốt hơn với mùi vị thực phẩm, không bị ngấy, kích thích sự tò mò ở trẻ giúp vị giác bé càng tốt hơn.
  • Giúp bé tự lập hơn: Với cách ăn dặm kiểu Nhật mẹ có thể yên tâm vì bé có thể nhanh chóng tự ngồi ăn một mình, không cần sự trợ giúp của mẹ.
  • Vì được luyện tập một cách khoa học nên bé có thể ăn được nhiều loại thực phẩm từ cá, gà, bò, heo, trứng, cho đến rau, củ, quả… Các bé sẽ tập phản xạ tự nhai rất tốt trong những giai đoạn đầu đời.
  • Ngoài ra những nguyên tắc như không có ti vi,đồ chơi, ipad, không bế rong hay làm trỏ lúc bé ăn, không ép buộc… cũng là những ưu điểm tạo cho bé thói quen tốt tập trung vào bữa ăn, ăn được nhiều hơn. 

Cho bé ăn dặm kiểu Nhật như thế nào là đúng cách?

2. Những điều lưu ý khi cho bé ăn dặm kiểu Nhật

Khi cho bé ăn dặm kiểu Nhật, mẹ nên lưu ý những điều sau:

2.1 Chọn thời điểm ăn dặm thích hợp cho con

Với các bà mẹ Nhật, thường cho con ăn dặm từ sớm khoảng 5 tháng tuổi. Tuy nhiên, các mẹ cũng cần lưu ý rằng không nên áp đặt thời điểm này cho bé nhà mình. Tùy theo sự phát triển của mỗi bé mà các mẹ sẽ quyết định thời gian cho con ăn dặm sao cho phù hợp nhất.

Thời điểm tốt nhất và phổ biến nhất để cho bé ăn dặm là 6 tháng tuổi. Thực tế, cũng có bé có nhu cầu ăn sớm hơn từ 5 tháng tuổi nhưng không phải mọi bé đều như thế. Do đó, mẹ nên quan sát con thật kỹ, để nắm được thời điểm bé muốn ăn dặm, nhằm khởi động thời kỳ ăn dặm cho con phù hợp. Tuyệt đối mẹ không nên áp đặt thời điểm ăn dặm của trẻ quá sớm. 

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, tuổi tác không phải là yếu tố duy nhất quyết định hoàn toàn thời điểm bắt đầu ăn dặm của trẻ. Những yếu tố khác liên quan để khởi động việc ăn dặm cho con là khi con có nhu cầu ăn thêm ngoài sữa mẹ, con đã có thể ngồi vững vàng, quay đầu đi nơi khác và có thể nhai,…

Tìm hiểu thêm: Cho bé bú bình hoàn toàn mẹ phải lưu ý điều gì?

Cho bé ăn dặm kiểu Nhật như thế nào là đúng cách?

2.2 Ghi nhớ việc cho bé bú sữa mẹ là chính

Ở vào giai đoạn ăn dặm, sữa vẫn là nguồn bổ sung dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Vì vậy, bên cạnh việc tập cho bé làm quen với thức ăn mới, các mẹ cũng đừng quên con cho bú đều đặn theo cữ.

2.3 Tăng dần độ thô của thức ăn

Hành trình ăn dặm của bé gồm nhiều giai đoạn. Mẹ nên tập cho bé ăn từ thức ăn nghiền nhuyễn ở thời gian đầu khi bé bắt đầu tập ăn dặm. Khi bé đã quen thì tăng độ thô từ nghiền nhuyễn đến nghiền, dằm nát, nhừ và bình thường. Sự tăng dần độ thô là cách để giúp cho kỹ năng nhai của bé phát triển tốt hơn. 

Ví dụ đối với cháo nên bắt đầu bằng nghiền nhuyễn qua rây, đến nghiền không qua rây, nguyên hạt nhừ đến cơm nát và cơm bình thường. 

Đới với rau củ, ban đầu cũng là nghiền nhuyễn qua rây, kế đến là nghiền nát, cắt hạt lựu nếu chín nhừ, miếng vừa ăn cho bé chín mềm và miếng vừa ăn nấu chín bình thường.

Với thịt cá, ban đầu chỉ dùng nước dùng, nghiền nhuyễn, sau đó mềm nhừ và xé nhỏ. 

Ngoài cháo cơm; rau củ; thịt cá, trong thực đơn ăn dặm của bé mẹ có thể bổ sung thêm ngũ cốc nhất là yến mạch. Trong ngũ cốc chứa rất nhiều thành phần dinh dưỡng, vì thế các mẹ có thể trộn sữa chung với các loại này để bé tập làm quen với mùi vị, cũng như tiếp nhận được nhiều dinh dưỡng hơn từ nhóm thực phẩm này. 

Cho bé ăn dặm kiểu Nhật như thế nào là đúng cách?

2.3 Cho con làm quen với thức ăn dặm cùng bữa ăn đầy đủ các thành phần dinh dưỡng

Khi giới thiệu món ăn mới cho trẻ, mẹ nên kiên nhẫn trong quá trình cho con ăn vì có thể bé chưa quen với mùi vị thức ăn nên có thể sẽ quấy khóc. Vì vậy, hãy cho bé ăn một lượng nhỏ để bé quen dần với thức ăn mới. Bữa ăn của bé sẽ đủ 3 nhóm thực phẩm: tinh bột, đạm và vitamin theo chuẩn “vàng- đỏ -xanh”. Những món ăn này sẽ được thường xuyên thay đổi để bé quen dầu với nhiều loại thực phẩm khác nhau. Tuy nhiên, mẹ cũng nên lưu ý những điều sau:

Không thêm gia vị vào thức ăn của con

Đây là điều lưu ý không chỉ ở phương pháp cho bé ăn dặm kiểu Nhật mà trong nguyên tắc ăn dặm nói chung. Lượng muối cần thiết cho bé đã được cung cấp đầy đủ qua sữa mẹ và sữa công thức , cũng như rau củ tự nhiên rồi. Thận bé lúc này vẫn còn rất “non nớt” nên nếu mẹ thêm muối vào thức ăn có thể gây tổn thương nghiêm trọng tới thận, do không thể xử lý được lượng muối dư thừa đó.

Không ép con trong quá trình ăn uống

Khi bé không chịu ngồi yên, không tiếp nhận thức ăn hoặc quay mặt đi nơi khác, thì chính là lúc bé không muốn ăn nữa. Trẻ sẽ ăn khi đói và dừng lại khi đã no. Vì vậy, mẹ không ép bé ăn khi bé không muốn ăn nữa. 

Không áp đặt thực đơn

Vì nguồn thực phẩm ở ta khác với nguồn thực phẩm ở Nhật, do đó mẹ không nhất thiết bằng mọi cách phải chuẩn bị thực đơn cho con mình phải hoàn toàn giống thực đơn của các mẹ Nhật. Tùy vào thực phẩm tươi sạch và lành cho bé, mẹ có thể linh động sử dụng cho thực đơn bé nhà mình. 

3. Ăn dặm kiểu Nhật là nấu riêng từng món

Đây chính là một điểm nhấn khiến việc cho bé ăn dặm kiểu Nhật có hiệu quả hơn, so với phương pháp ăn dặm truyền thống. Việc nấu riêng từng món sẽ kích thích vị giác của bé phát triển tốt hơn, đồng thời tránh cho bé cảm giác ngấy với những món cháo ăn dặm , bột nấu chung. Việc nấu riêng cũng dễ dàng cho bé nhận biết vị giác, sở thích của bản thân. Nhờ đó, mẹ cũng dễ dàng nắm được việc bé thích ăn gì, dị ứng món gì để điều chỉnh thực đơn hợp lý.

Nấu riêng từng món cũng giúp các mẹ dễ dàng chuẩn bị đa dạng thực đơn cho bé hơn. Có những món như cháo hay súp là những món chính khó có thể thay đổi. Còn, những món rau củ, quả tráng miệng, các mẹ có thể lên thực đơn khác nhau cho cả tuần. Một lưu ý cho các mẹ ở điểm chuẩn bị thức ăn riêng từng món như thế này là, khi cho bé thử một nguyên liệu mới nào đó trong thực đơn, mẹ chỉ nên cho bé thử ít một và trong 3 – 4 ngày, để dễ dàng theo dõi phản ứng của bé, xem con có thích ăn món này hay không nhé!

Cho bé ăn dặm kiểu Nhật như thế nào là đúng cách?

>>>>>Xem thêm: Làm sinh nhật cho bé 1 tuổi mẹ nên chuẩn bị những gì?

Cho bé ăn dặm kiểu Nhật dễ mà khó, khó nhưng sẽ trở nên dễ dàng và hiệu quả nếu mẹ thực hiện đúng cách. Dù phương pháp ăn dặm này có những nguyên tắc của nó nhưng mẹ cũng không nên quá cứng nhắc, mà cần linh động để phù hợp với con mình. Liên quan đến phương pháp ăn dặm kiểu Nhật, hẳn hãy còn nhiều điều cần bàn tới, song, trên đây là một số chia sẻ rất cơ bản về cách cho bé ăn dặm kiểu Nhật, mà các mẹ đang có ý định cho con ăn dặm theo phương pháp này nên biết. Hy vọng thông qua bài viết, các mẹ sẽ có thêm được nhiều thông tin bổ ích, từ đó mẹ sẽ thực hiện đúng cách và yên tâm hơn khi sử dụng phương pháp ăn dặm này cho con.

Hạnh Sử tổng hợp

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *