Chiều cao cân nặng của trẻ là tiêu chí hàng đầu, để đánh giá tốc độ, cũng như thực trạng phát triển thể chất của trẻ. Mỗi trẻ khi sinh ra đều có chiều cao và cân nặng khác nhau. Qua quá trình nuôi dưỡng, các trẻ cũng có tốc độ phát triển khác nhau. Vậy, do những yếu tố nào, mà chiều cao cân nặng của trẻ lại có sự khác nhau hay chênh lệch như vậy? Blogtretho.edu.vn mời mẹ cùng tham khảo bài viết sau đây, để tìm hiểu rõ hơn về các yếu tố quyết định đến điều này nhé!
Bạn đang đọc: Chiều cao cân nặng của trẻ được quyết định bởi những yếu tố nào?
Contents
1. Các yếu tố quyết định chiều cao cân nặng của trẻ
1.1 Di truyền từ cha mẹ
Chiều cao cân nặng của trẻ cũng được thừa hưởng từ gen của cha mẹ. Yếu tố di truyền chiếm tỉ lệ 20% trong việc quyết định chiều cao cân nặng của trẻ. Nếu cha mẹ cao lớn thì trẻ cũng được ảnh hưởng yếu tố tốt này. Và ngược lại, nếu cha mẹ thấp bé thì trẻ cũng có khả năng thấp bé trong tương lai.
1.2 Thói quen sinh hoạt
Quá trình phát triển chiều cao cân nặng của trẻ, còn được tác động bởi thói quen sinh hoạt, ngủ nghỉ. Nếu cha mẹ xây dựng cho các con yêu thời gian biểu khoa học, và cùng con sinh hoạt theo thời gian biểu hợp lý. Trẻ sẽ đạt được tốc độ tăng trưởng chiều cao và cân nặng tối ưu. Nếu trẻ không sinh hoạt theo thời gian sinh học hợp lý, thì sự phát triển chiều cao cân nặng của trẻ dễ bị rối loạn. Trẻ không thể tăng trưởng nhịp nhàng theo từng tháng tuổi.
1.3 Chế độ dinh dưỡng
Dinh dưỡng là yếu tố quan trọng quyết định chiều cao, cân nặng của trẻ từ khi trẻ mới lọt lòng cho tới khi trưởng thành. Chế độ dinh dưỡng nghèo nàn sẽ làm cho trẻ suy dinh dưỡng ốm yếu, còi xương và thiếu các vitamin cần thiết cho cơ thể. Đương nhiên trẻ không thể phát triển bình thường, nếu thiếu các dưỡng chất thiết yếu. Do đó, cha mẹ phải xây dựng chế độ dinh dưỡng hoàn hảo cho các con yêu, để trẻ hấp thụ các chất cần thiết cho quá trình phát triển của trẻ.
1.4 Bệnh mạn tính
Chiều cao cân nặng của trẻ còn bị ảnh hưởng bởi một số bệnh mạn tính, mà trẻ mắc phải ngay từ nhỏ. Vậy nên, ngay từ khi có con trong bụng, các mẹ nên tìm hiểu và tiến hành chăm sóc thai kỳ thật tốt. Điều này sẽ giúp trẻ tránh mắc các bệnh mạn tính không mong muốn. Nó vừa gây khó chịu cho trẻ vừa kìm hãm sự phát triển của trẻ.
1.5 Hội chứng ngừng tăng trưởng
Những trẻ mắc phải hội chứng này sẽ có cân nặng, hay mức độ tăng cân thấp hơn, so với những trẻ cùng độ tuổi. Hội chứng này xảy ra ở trẻ là do các nguyên nhân sau:
- Trẻ không bú sữa mẹ hay không bú đủ
- Dinh dưỡng từ sữa mẹ không đủ chất
- Trẻ mắc các bệnh mạn tính hay các bệnh lý nặng
- Trẻ mắc bệnh suy dinh dưỡng
- Trẻ thiếu tình thương từ cha mẹ, cha mẹ ít quan tâm, vui chơi, trò chuyện cùng các con yêu
1.6 Hội chứng lùn
Hội chứng xuất hiện ở trẻ là do gen di truyền chiều cao của cha mẹ, chứ không phải do trẻ mắc bệnh lý gì cả. Thêm vào đó, trẻ không được cung cấp nguồn dinh dưỡng phù hợp và không được cha mẹ cho vận động thể chất đầy đủ. Đối với những trẻ có chiều cao khiên tốn, thì lượng ăn của trẻ cũng không nhiều. Do đó, nếu mẹ có thúc ép trẻ ăn nhiều thì cũng không tốt, vì trẻ chỉ tăng cân chứ không tăng trưởng chiều cao cho đến khi trẻ bước vào giai đoạn dậy thì.
Tùy vào đặc điểm và tình trạng riêng biệt mà mỗi trẻ sẽ có một tốc độ phát triển khác nhau, tuy nhiên các bậc cha mẹ phải theo dõi chiều cao cân nặng của trẻ thường xuyên và đều đặn theo một chu kỳ nhất định. Từ đó, cha mẹ có thể thấy được nhịp độ tăng trưởng của các con cũng như có thể kịp thời phát hiện sớm các dấu hiệu bất ổn xảy ra ở trẻ để có những giải pháp phòng ngừa hay chữa trị sớm nhất.
2. Các giai đoạn tăng trưởng chiều cao cân nặng của trẻ mẹ nên biết
Tìm hiểu thêm: Dạy kỹ năng sống cho trẻ 6 tuổi và những điều cha mẹ cần nhớ
Việc biết các giai đoạn tăng trưởng chiều cao cân nặng của trẻ khá quan trọng. Điều này giúp mẹ theo dõi được cụ thể hơn về tình trạng phát triển của con và dự đoán được các yếu tố có thể ảnh hưởng, nhằm có hướng cải thiện khắc phục. Các giai đoạn có thể được nắm bắt cụ thể như sau:
- Trẻ 1 tuổi thường có cân nặng gấp 3 lần lúc trẻ mới sinh (trung bình mới sinh phổ biến khoảng 3kg, khi 1 tuổi là khoảng từ 9-10kg) và chiều cao của trẻ lúc này cũng sẽ tăng gấp 1,5 lần lúc mới sinh (trung bình mới sinh phổ biến là khoảng 50cm, đến khi 1 tuổi cao khoảng 75cm).
- Giai đoạn từ 2 tới 10 tuổi cân nặng trung bình tăng từ 2-3kg/năm và chiều cao tăng từ 5-7cm mỗi năm.
- Giai đoạn từ 11-18 tuổi là giai đoạn trẻ dậy thì . Cân nặng và chiều cao tăng rất nhanh, có thể lên tới 8-10kg và 8-10cm mỗi năm.
3. Chu kỳ theo dõi quá trình phát triển chiều cao cân nặng của trẻ
>>>>>Xem thêm: Học trường mầm non giảng dạy song ngữ – nên hay không?
- Việc theo dõi chiều cao cân nặng của trẻ nên chú ý theo các chu kỳ, dựa vào quá trình phát triển của trẻ. Chu kỳ theo dõi nên được ghi nhận đánh dấu bằng các lần cân đo cụ thể cho trẻ, để đảm bảo đánh giá được chính xác, và góp phần mang lại những hiệu quả nhất định trong việc cải thiện. Các mốc cân đo cụ thể mẹ có thể tiến hành như dưới đây:
- Trẻ dưới 1 tuổi: 1 tháng cân đo cho trẻ 1 lần.
- Trẻ từ 1- 3 tuổi: 2 tháng cân đo 1 lần.
- Trẻ trên 3 tuổi: 3 tháng cân đo 1 lần.
Trong trường hợp trẻ mắc bệnh suy dinh dưỡng, hoặc thừa cân béo phì thì ba mẹ phải cân đo hàng tháng thậm chí 2 tuần 1 lần. Sau mỗi đợt trẻ bệnh cũng phải cân đo để theo dõi sự phục hồi của trẻ. Sự kỹ lưỡng này sẽ theo dõi được sát hơn thể thay đổi thể chất của con.
Có thể nói rằng, ngoài di truyền, bệnh mạn tính, cả yếu tố từ môi trường và cách chăm sóc, đều tác động đến sự tăng trưởng chiều cao cân nặng của trẻ. Vậy nên ba mẹ nên lưu ý kỹ, xem xét đủ các yếu tố nhé, để có những cách giúp con phát triển được toàn diện và luôn khỏe mạnh.
Minh Tâm tổng hợp