Chích ngừa thủy đậu cho trẻ và những câu hỏi thường gặp nhất

Rate this post

Chích ngừa thủy đậu cho trẻ là một trong những việc cha mẹ cần thực hiện sớm, trong danh sách những mũi tiêm cần thiết đối với trẻ. Tuy vậy, không phải bậc phụ huynh nào cũng theo sát để cho con tiêm ngừa đúng lịch. Chúng ta hãy cùng xem chích cho bé vào thời điểm nào là phù hợp nhé. Cũng như, tìm hiểu thêm một số điều liên quan để biết tại sao nên chích ngừa cho con và chích đúng thời điểm. 

Bạn đang đọc: Chích ngừa thủy đậu cho trẻ và những câu hỏi thường gặp nhất

Chích ngừa thủy đậu cho trẻ và những câu hỏi thường gặp nhất

1. Tổng quan về bệnh thủy đậu

Thủy đậu là một căn bệnh truyền nhiễm ở mức độ cao gây ra bởi virus varicella-zoster (VZV). Khi nhiễm bệnh, da sẽ bị phát ban ngứa, rát như mụn nước, bắt đầu ở ngực, lưng và mặt sau đó lan ra toàn cơ thể kể cả niêm mạc lưỡi và miệng. Các triệu chứng kèm theo có thể bao gồm sốt, chán ăn, mệt mỏi, viêm họng, nổi hạch sau tai,…Dù sau khoảng hơn 1 tuần, các mụn nước sẽ tự vỡ và hồi phục dần, nhưng nếu trong thời gian đó trẻ không được chăm sóc và điều trị đúng cách thì rất dễ xảy ra biến chứng. Biến chứng của bệnh thủy đậu khá nguy hiểm. Nó có thể dẫn đến viêm màng não, viêm não, viêm thận, viêm cầu thận cấp, viêm tai giữa, viêm thanh quản,…

Thủy đậu từng rất phổ biến ở Hoa Kỳ cũng như các khu vực khác trên thế giới. Đầu những năm 1990, trung bình có khoảng 4 triệu người mắc bệnh thủy đậu hàng năm. Trong đó 10.500 đến 13.000 người phải nhập viện và 100 đến 150 người chết.

Vaccine ngừa bệnh thủy đậu đã có mặt ở Hoa Kỳ vào năm 1995. Nhờ đó, hơn 3,5 triệu trường hợp mắc bệnh, 9.000 ca nhập viện và 100 trường hợp tử vong mỗi năm đã được ngăn ngừa bằng việc tiêm vaccine. 

Chích ngừa thủy đậu cho trẻ và những câu hỏi thường gặp nhất

2. Chích ngừa thủy đậu cho trẻ vào thời điểm nào

CDC (Centers for Disease Control and Prevention – Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ ) khuyến cáo tiêm hai liều vaccine thủy đậu cho trẻ em, thanh thiếu niên và người lớn chưa bao giờ bị thủy đậu cũng như chưa được tiêm phòng.

Đối với trẻ em, liều tiêm đầu tiên được khuyên dùng khi trẻ được 12-15 tháng tuổi và liều thứ hai ở độ tuổi 4-6 tuổi. Liều vaccine thứ hai có thể tiêm cho trẻ sớm hơn nếu nó cách mũi chích đầu tiên ít nhất 3 tháng.

Trẻ từ 13 tuổi trở lên chưa bao giờ bị hoặc chưa được chích ngừa thủy đậu nên tiêm hai liều cách nhau ít nhất 28 ngày. 

Chích ngừa thủy đậu cho trẻ và những câu hỏi thường gặp nhất

3. Vì sao vaccine ngừa thủy đậu được khuyến cáo tiêm cho trẻ em

Trẻ em là đối tượng dễ bị bệnh thủy đậu và biến chứng của căn bênh này đối với trẻ em cũng nguy hiểm hơn.

Vaccine ngừa thủy đậu giúp ngăn ngừa bệnh hoặc giúp bệnh diễn tiến nhẹ đối với hầu hết trẻ được tiêm ngừa. Nó có hiệu quả lên tới 85% trong việc phòng chống bệnh thể nhẹ. Trẻ em được chích ngừa vaccine này nếu mắc bệnh sẽ bị nhẹ hơn.

4. Các rủi ro có thể xảy ra sau khi chích vaccine ngừa bệnh thủy đậu

Một số tác dụng phụ có thể xảy ra sau khi trẻ được tiêm vaccine ngừa thủy đậu bao gồm: đỏ tại vị trí tiêm, sốt, mệt mỏi và phát ban giống thủy đậu. Có rất ít khả năng xảy ra phản ứng dị ứng sau khi tiêm vaccine.

Các vết phát ban có thể xuất hiện đến 1 tháng sau khi tiêm vaccine. Chúng thường kéo dài vài ngày nhưng sẽ tự biến mất mà không cần điều trị.

Nguy cơ co giật do sốt sau khi tiêm ngừa cũng là rất nhỏ. 

Chích ngừa thủy đậu cho trẻ và những câu hỏi thường gặp nhất

5. Khi nào bạn nên dời lịch hoặc tránh tiêm vaccine ngừa thủy đậu cho trẻ

Vaccine ngừa thủy đậu không được khuyến cáo tiêm cho trẻ trong những trường hợp sau:

  • Trẻ đã có phản ứng nghiêm trọng với liều vaccine ngừa thủy đậu trước đó, hoặc các thành phần của vaccine. Trong đó bao gồm gelatin và kháng sinh neomycin
  • Trẻ gần đây có thực hiện nhận gamma globulin hoặc truyền máu
  • Trẻ bị rối loạn ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch (như ung thư)
  • Trẻ đang được chỉ định dùng steroid hoặc những loại thuốc khác làm suy yếu hệ thống miễn dịch
  • Trẻ đang trải qua hóa trị hoặc xạ trị 

Tìm hiểu thêm: Cho trẻ uống vitamin A đầy đủ để phát triển thể chất toàn diện

Chích ngừa thủy đậu cho trẻ và những câu hỏi thường gặp nhất

Đối với trẻ nằm trong nhóm những trường hợp sau, bạn cần trao đổi và cung cấp thông tin cho bác sỹ để được đưa ra cách xử lý phù hợp:

  • Trẻ đang bị bệnh. Nói chung, cảm lạnh đơn thuần và những căn bệnh nhẹ khác không nên là nguyên nhân ngăn trẻ tiêm vaccine
  • Trẻ đang được chỉ định uống aspirin. Việc sử dụng aspirin nên ngừng trước khi tiêm ngừa vaccine thủy đậu ít nhất 6 tuần
  • Trẻ đã chích ngừa bất kì loại vaccine nào khác trong tháng vừa qua. Vì một số loại vaccine có thể ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của vaccine ngừa thủy đậu
  • Trẻ đã từng có số lượng tiểu cầu thấp

Bác sỹ sẽ xem xét và quyết định trong trường hợp lợi ích của việc tiêm phòng cho trẻ lớn hơn những rủi ro tiềm ẩn.

6. Bạn nên chăm sóc trẻ như thế nào sau khi con được chích ngừa thủy đậu

Bạn nên hỏi ý kiến bác sỹ về việc cho trẻ uống acetaminophen hoặc ibuprofen nếu trẻ bị đau hoặc sốt sau tiêm. Bác sỹ sẽ chỉ định liều lượng phù hợp với độ tuổi và tình trạng của trẻ. 

Chích ngừa thủy đậu cho trẻ và những câu hỏi thường gặp nhất

7. Bạn nên xử lý như thế nào nếu trẻ bị phơi nhiễm với virus thủy đậu khi chưa được chích ngừa

Nếu trẻ chưa từng bị cũng như chưa được tiêm vaccine ngừa thủy đậu mà lại bị phơi nhiễm với loại virus này, bạn nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để được tiêm ngừa.

Chích ngừa thủy đậu cho trẻ nên được thực hiện trong vòng 3-5 ngày sau phơi nhiễm. Cho dù đã qua 5 ngày thì 2 liều vaccine ngừa bệnh vẫn được khuyến cáo tiêm cho trẻ, để phòng ngừa trường hợp trẻ tiếp tục bị phơi nhiễm trong tương lai.

Nếu trước khi bị phơi nhiễm, một đứa trẻ dưới 13 tuổi đã được tiêm 1 liều vaccine, thì liều thứ hai sẽ được xem xét tiêm nếu nó cách liều thứ nhất 3 tháng.

Việc tiêm vaccine cho trẻ khi trẻ bị phơi nhiễm với virus thủy đậu có tác dụng:

  • Giúp ngừa bệnh hoặc làm bệnh ít nghiêm trọng hơn
  • Bảo vệ trẻ trong tương lai nếu trẻ còn bị tiếp xúc với nguồn bệnh 

Chích ngừa thủy đậu cho trẻ và những câu hỏi thường gặp nhất

8. Trẻ dưới 1 tuổi có được tiêm phòng vacicne ngừa thủy đậu nếu đi du lịch nước ngoài không

Dù trẻ dưới 1 tuổi có chuẩn bị đi du lịch nước ngoài thì tối đa chỉ được khuyến nghị tiêm vaccine ngừa sởi, quai bị, rubella (khi trẻ được từ 6-11 tháng tuổi) chứ không được tiêm vaccine thủy đậu. Nó không được chấp thuận hay khuyến nghị sử dụng cho trẻ dưới 12 tháng tuổi.

9. Vaccine ngừa thủy đậu có thể được sử dụng như điều trị dự phòng cho trẻ 9 tháng tuổi bị phơi nhiễm virus herpes zoster không

Vaccine ngừa thủy đậu không được chấp thuận hay khuyến nghị sử dụng cho trẻ dưới 12 tháng tuổi, cho dù trẻ không bị suy giảm miễn dịch.

Trong trường hợp nguy cơ biến chứng do trẻ bị bệnh cao hơn so với rủi ro do tiêm vaccine, thì nó sẽ được xem xét để tiêm cho trẻ.

10. Vì sao cần tiêm liều vaccine ngừa thủy đậu thứ hai cho trẻ

Sau khi vaccine ngừa thủy đậu được lưu hành, tỷ lệ mắc bệnh cũng như tử vong do bệnh này đã giảm đáng kể. Mặc dù liều vaccine đầu tiên được ước tính là có hiệu quả 80-85% nhưng những lỗ hổng trong vùng dân cư có tỷ lệ tiêm phòng cao vẫn xuất hiện. Do vậy liều vaccine thứ hai đã được áp dụng vào năm 2006 để giảm thêm nguy cơ mắc bệnh ở những người đã tiêm chủng để đề phòng việc tích tụ khả năng bị bệnh sẽ tăng lên và nghiêm trọng hơn theo thời gian. 

Chích ngừa thủy đậu cho trẻ và những câu hỏi thường gặp nhất

>>>>>Xem thêm: Bé tập đi và những cột mốc mẹ cần lưu ý

11. Nếu trẻ bị bệnh thủy đậu trước 1 tuổi thì khi đủ tuổi, trẻ có cần tiêm vaccine thủy đậu không

Nếu trẻ đã được xác nhận bị bệnh thủy đậu trước 1 tuổi thì sẽ không cần tiêm vaccine ngừa bệnh sau đó. Tuy nhiên nếu có bất cứ nghi ngờ nào về việc trẻ bị bệnh, bạn nên cho trẻ chích ngừa.

Chích ngừa thủy đậu cho trẻ qua những thông tin chia sẻ ở trên hy vọng sẽ giúp các cha mẹ xác định được mức độ quan trọng để sắp xếp tiêm ngừa cho trẻ đúng lịch. Việc tiêm vaccine là cách phòng ngừa bệnh một cách hiệu quả nhất. Vì vậy, các cha mẹ đừng ngần ngại mà hãy đảm bảo con được tiêm không những vaccine ngừa thủy đậu mà các loại vaccine cần thiết khác nữa nhé.

Theo CDC, Immunize & Kid’s Health

Lily Nguyễn tổng hợp

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *