Bình thường nếu bạn không có thói quen chăm chút cho bữa ăn của mình, khi bước vào thai kỳ hãy nên tập cho mình thói quen này. Bởi việc ăn uống khoa học trong giai đoạn này không chỉ giúp mẹ khỏe mạnh mà còn đảm bảo cho bé phát triển toàn diện, tránh được các dị tật khi chào đời.
Bạn đang đọc: Chia sẻ cùng mẹ bầu 6 bí quyết ăn uống tốt cho cho cả mẹ lẫn con
- 8 thói quen ăn uống không tốt mẹ bầu nên từ bỏ ngay và luôn
Vì sức khỏe và sự phát triển của thai nhi mẹ nên tuân thủ 6 nguyên tắc ăn uống dưới đây nhé!
1. Thực đơn phải cân bằng các dưỡng chất cần thiết
Các thực phẩm giàu sắt và axit folic.
Hai chất quan trong bậc nhất mà mẹ bầu không thể thiếu trong suốt thai kỳ là axit folic và sắt. Đặc biệt, trong giai đoạn đầu thai kỳ, việc thiếu hụt các chất này có thể gây ra các dị tật bẩm sinh ở thai nhi. Với axit folic mẹ nên bổ sung ngay từ khi có ý định mang thai. Nếu mẹ chưa bổ sung chúng trong giai đoạn chuẩn bị bầu bí thì khi mang thai mẹ nên chú trọng đến chúng hơn trong thực đơn. Axit folic giúp cho các tế bào của thai phát triển bình thường và khỏe mạnh, tránh được các khuyết tật về ống thần kinh.
Với những mẹ bầu có dùng thuốc chống động kinh thì liều lượng axit folic bổ sung trong thai kỳ cần nhiều hơn bình thường. Những thực phẩm giàu dưỡng chất này có thể kể đến như: đậu lăng, đậu đen, rau bina, măng tây, trái cây và nước ép trái cây, ngũ cốc, mì ống và bánh mì… Ngoài ra mẹ cũng nên uống các viên tổng hợp bổ sung để đảm bảo đủ dưỡng chất.
Sắt cũng là một trong khoáng chất không thể thiếu hụt vì lượng máu tăng trung bình khoảng 40% khi mẹ mang thai. Do đó để tránh thiếu máu và các ảnh hưởng khác do thiếu máu gây ra như sinh non, bé bị nhẹ cân, mẹ bầu nên tích cực bổ sung sắt trong thực đơn. Một số thực phẩm giàu sắt an toàn cho mẹ bầu như: thịt thăn bò, trứng, cá béo, phần đùi trong thịt gia cầm, ngũ cốc tăng cường… và các loại rau quả như rau bina, đậu, đậu lăng, mơ.
Tuy nhiên, trong thai kỳ, hầu hết các mẹ bầu sẽ được bác sĩ chỉ định dùng các viên sắt tổng hợp để đảm bảo nhu cầu rất lớn lúc này của cơ thể nhé.
Ngoài ra, để cơ thể có thể hấp thu dưỡng chất tốt, mẹ nên bổ sung thêm vitamin C trong thực đơn của mình. Khi thấy các triệu chứng như chóng mặt hay mệt mỏi, chân tay hay lạnh, nhịp tim bất thường, da dẻ xanh xao thì có thể mẹ bầu đã bị thiếu máu, hãy đi khám và can thiệp kịp thời nhé!
Thay đổi thực đơn cho phù hợp
Thực đơn của mẹ bầu lúc này sẽ khác trước. Chúng nên nhiều màu sắc hơn, chú trọng đến cá và các chất béo lành mạnh.
Rau củ quả với những màu sắc rực rỡ là những món ăn không thể thiếu trong thai kỳ. Chúng cung cấp các chất chống oxy hóa dồi dào cho mẹ và bé. Đồng thời bổ sung nguồn vitamin quý giá, chống táo bón… Mẹ bầu có thể trộn trái cây tươi hay khô vào những món ăn hàng ngày hay chế biến chúng thành những món ăn vặt để tạo cảm giác ngon miệng khi ăn nhé.
Cá hồi giàu omega.
Các món cá cung cấp nguồn omega 3, chorline và các chất béo lành mạnh. Nguồn dưỡng chất này giúp bé phát triển hệ thần kinh và trí thông minh. Các loại cá giàu dinh dưỡng và an toàn cho mẹ bầu như: cá hồi, cá cơm, cá trê, cá trích, cá tuyết và tôm… Tuy vậy, một số loại cá mẹ bầu nên tránh vì hàm lượng thủy ngân có trong chúng khá lớn có thể gây ảnh hưởng xấu đến mẹ như: cá kiếm, cá kình, cá thu và cá mập.
Mặc dù cá tốt nhưng mỗi tuần mẹ chỉ nên dùng khoảng 300gr thôi nhé.
Một số các loại hạt như: quả óc chó, hạt lanh, hạt hạnh nhân… cũng giàu monega 3, mẹ có thể bổ sung dưỡng chất này qua các loại thức ăn vặt này.
- Xem thêm: 9 loại hạt tốt cho sức khỏe mẹ bầu
Tránh xa rượu và caffein
Cả rượu và những thức ăn uống có chứa nhiều caffein đều ảnh hưởng không tốt đến bé, khiến bé có thể bị dị tật bẩm sinh hay ảnh hưởng đến sự phát triển thần kinh. Vì vậy mẹ bầu hãy tạm bỏ các thức uống hay thực phẩm này nếu trước kia chúng là sở thích của mẹ. Tuy nhiên, việc uống một tách cà phê nhỏ mỗi ngày vẫn an toàn cho mẹ bầu nhé.
Tăng cường canxi
Canxi cần thiết cho sự phát triển khung xương, răng và tế bào thần kinh của bé. Khi thiếu hụt canxi có thể gây ra chứng loãng xương ở mẹ bầu do bé rút lấy dinh dưỡng từ mẹ. Vì vậy, mẹ bầu cũng cần chú trọng bổ sung dưỡng chất này trong thai kỳ. Canxi có nhiều trong: sữa tách kem, tách béo, yaourt, phô mai, nước cam ép, đậu phụ, sữa đậu nành…
Tìm hiểu thêm: Mang thai tháng thứ 7 và những điều bà bầu cần biết
Sữa chua giàu canxi.
Đừng quên uống đủ nước
Lượng nước cần thiết cho mẹ bầu mỗi ngày là khoảng 2 – 3 lít nước (bao gồm cả có trong trái cây, canh hàng ngày). Uống nước đầy đủ giúp mẹ bầu phòng ngừa được chứng táo bón và giảm được nguy cơ các cơn co thắt tử cung xảy ra sớm. Mẹ bầu có thể bổ sung nước bằng các món canh, trà thảo mộc, nước trái cây… Khi uống nước trắng mẹ có thể thêm chút hương bạc hà hay chanh… để tạo hương vị thơm ngon cho nước nhé.
- Xem thêm: Uống nước thế nào để không gây hại cho sức khỏe mẹ bầu
Đảm bảo an toàn thực phẩm
Ăn chín uống sôi là quy tắc an toàn thực phẩm đầu tiên mẹ bầu cần tuân thủ. Và quy tắc này cần được tuân thủ triệt để trong suốt thai kỳ và cả sau khi sinh con. Trong các loại thực phẩm tái sống như sữa chưa tiệt trùng, thịt chế biến sẵn hay ngay cả trái cây không được rửa sạch sẽ có thể chứa các loại vi khuẩn như listeria có thể gây ra sẩy thai, sinh non hay sinh bé nhẹ cân. Trong cá sống hay trứng sống thường có các loại vi khuẩn như Listeriosis, Salmonella, Toxoplasmosis… gây tổn hại đến thị lực ở mẹ, co giật ở thai nhi… do đó mẹ cũng nên tránh.
>>>>>Xem thêm: Những món ăn hàng ngày tốt cho bà bầu
Mẹ bầu nên luôn ăn chín uống sôi.
Ngoài ra, việc chế biến thức ăn cũng cần cẩn thận, tránh ăn đồ ôi thiêu hay để lâu và nên lựa chọn nguyên liệu tươi sống. Mẹ cũng không nên nêm nếm thức ăn khi món ăn chưa được nấu chín hoàn toàn nhé.
Blogtretho.edu.vn (Tổng hợp)
Xem thêm các bài viết khác nếu bạn quan tâm:
- Những nguyên tắc an toàn thực phẩm mẹ bầu nên tuân thủ khi nấu ăn
- Giúp mẹ bầu lên kế hoạch ăn uống chuẩn 6 bữa/ngày
- 9 hành động tuyệt đối mẹ bầu không nên làm sau bữa ăn