Chỉ số BMI của trẻ em là thông số khá quan trọng mẹ cần biết. Trong quá trình nuôi con, không ít cha mẹ thắc mắc liệu con em mình có đang phát triển khỏe mạnh hay không? Liệu, trẻ có bị thiếu hay thừa cân gì không? Nếu muốn biết, lúc này, bạn có thể dựa vào chỉ số BMI của trẻ. Đây là cách đánh giá tình trạng dinh dưỡng cơ thể. Thông qua chỉ số này bạn nắm được trình trạng của bé. Từ đó, bạn có thể điều chỉnh chế độ ăn uống, vận động phù hợp cho trẻ phát triển toàn diện nhất.
Bạn đang đọc: Chỉ số BMI của trẻ em và hướng dẫn cách tính chính xác nhất
Contents
1. Chỉ số BMI của trẻ em là gì và có ý nghĩa gì?
Trước khi bàn về vấn đề này, hẳn nếu ai chưa quen hẳn đều thắc mắc, chỉ số BMI là gì và tại sao lại quan trọng. BMI (Body Mass Index) là một phép tính sử dụng chiều cao và cân nặng của trẻ để xác định thể trạng cơ thể, lượng mỡ của một người. Mặc dù không đo được trực tiếp lượng mỡ trong cơ thể nhưng BMI có liên quan trực tiếp đến các số đo trực tiếp hơn trong cơ thể như đo độ dày của do, mật độ,… Nói chung, chỉ số BMI của trẻ em được sử dụng như một biện pháp sàng lọc vừa dễ thực hiện vừa tiết kiệm nhất. Thông qua chỉ số khối cơ thể có thể:
- Đánh giá xem tình trạng trẻ có đang nằm trong phạm vi số cân nặng khỏe mạnh hay không. Chỉ số BMI sẽ cho thấy mức cân nặng của trẻ hiện tại có phù hợp với chiều cao, độ tuổi, giúp trẻ có vóc dáng đẹp và điều chỉnh cân nặng hợp lý.
- Thông qua chỉ số BMI trẻ em còn có thể kiểm tra xem trẻ có đang gặp các vấn đề về sức khỏe liên quan đến số cân nặng của mình hay không. Bởi tỷ lệ thừa cân ngày càng tăng khiến nhiều trẻ phải đối mặt với nguy cơ mắt các bệnh trong tương lai như: tiểu đường tuýp 2, tim mạch, trầm cảm…
2. Sự khác nhau giữa chỉ số BMI của trẻ em với BMI người lớn
Ở người trưởng thành, chỉ số BMI không liên quan đến tuổi và giống nhau ở cả hai giới tính, còn ở trẻ em sẽ hơi khác. Bé gái và bé trai phát triển khác nhau và có tỷ lệ lượng mỡ cơ thể khác nhau. Ngoài ra, trẻ em từ 2 – dưới 20 tuổi có chiều cao và cân nặng thay đổi nhanh chóng trong quá trình tăng trưởng, phát triển. Điều này có nghĩa chỉ số BMI sẽ thay đổi theo độ tuổi và giới tính khi trẻ lớn lên. Vì lý do này mà cách đo BMI cho trẻ sẽ được xem xét dựa trên hai yếu tố này.
Thông thường, chỉ số BMI của trẻ em được so sánh dưới dạng biểu đồ theo tuổi và giới tính của bé. Trong đó, biểu đồ tăng trưởng BMI theo tuổi được sử dụng phổ biến nhất để đo lường mức tăng trưởng của trẻ em và các thanh thiếu niên. Biểu đồ sẽ thể hiện 4 chỉ số: BMI, mức %, độ tuổi và tình trạng sức khỏe của trẻ.
3. Cách tính chỉ số BMI của trẻ em như thế nào?
Nếu bạn muốn biết BMI của bé nhà mình như thế nào có thể áp dụng ngay cách tính dưới đây.
3.1. Công thức tính chỉ số BMI trẻ em
Cách tính chỉ số BMI của trẻ em bước đầu khá giống như các tính chỉ số BMI của người lớn là dựa vào chiều cao và cân nặng, công thực cụ thể như sau:
BMI = Cân nặng / Chiều cao * Chiều cao
Trong đó: + Cân nặng tính bằng đơn vị kilogram (kg)
+ Chiều cao tính bằng đơn vị mét (m)
Ví dụ như một bé trai 6 tuổi có cân nặng 22kg và chiều cao 1,2m thì chỉ số BMI của trẻ sẽ là: BMI = 22/1,2*1,2 = 15,2
Đối chiếu với biểu đồ bên trên bạn sẽ thấy chỉ số BMI = 15,2 sẽ nằm giữa vùng màu xanh nghĩa là trẻ có sức khỏe và dinh dưỡng tốt, thuộc trong khoảng 5 – 85%.
3.2. Lưu ý khi tính chỉ số BMI của trẻ em
Để cách tính chỉ số BMI của trẻ em được chính xác nhất, các bố mẹ cần lưu ý tháo giày, quần áo (chỉ mặc quần áo mỏng, nhẹ) và những vật dụng tên người bé như: khăn, cột tóc, kẹp tóc,…Sử dụng cân kỹ thật số trên một mặt phẳng để có được số cân nặng đúng.
Đồng thời lúc đo chiều cao, bạn để trẻ đứng với tư thế thẳng đứng, hai chân chụm lại dựa vào tường, đầu, vai, lưng, mong và cả gót chân phải thẳng. Nhớ thực hiện cân đo ở cùng một thời điểm cố định trong ngày nhé!
4. Kết quả chỉ số BMI trẻ em phản ánh điều gì?
Kết quả chỉ số BMI ở trẻ em tuy không đủ chính xác để sử dụng như một công cụ chẩn đoán, nhưng cũng có thể xem nó là một công cụ sàng lọc các vấn đề liên quan đến cân nặng tiềm ẩn ở trẻ.
Chỉ số BMI của trẻ em dưới 5%
Những trẻ có chỉ số BMI nằm trong khoảng dưới 5% cho thấy trẻ đang thiếu cân. Hoặc sự tăng trưởng về thể chất của bé đang ở mức kém so hơn so với những bạn cùng trang lứa. Như vậy, trẻ sẽ dễ gặp các chứng bệnh như loãng xương, còi xương , cao huyết áp,…Vì cơ thể không được bổ sung đủ dưỡng chất, vitamin, các khoáng chất thiết yếu cho xương chắc khỏe. Ngoài ra, những trẻ trong nhóm này hệ miễn dịch cũng kém hơn nên dễ bị tiêu chảy , viêm hô hấp, khô da, khô tóc.
Tìm hiểu thêm: Top 3 mùng chụp tự bung chống muỗi an toàn cho bé mùa cao điểm sốt xuất huyết
Chỉ số BMI của trẻ em từ 5 – 85%
Nếu kết quả chỉ số BMI của bé nhà bạn đang ở trong ngưỡng từ 5 – 85% thì chúc mừng bé và gia đình. Bởi, bé đang phát triển cân đối và cơ một sức khỏe đảm bảo. Khi có chỉ số BMI lý tưởng, cân nặng và chiều cao tương xứng đồng nghĩa với việc cơ thể trẻ sẽ ít bị bệnh, thể lực tốt, bé cũng trở nên năng động, hoạt bát hơn. Bố mẹ hãy giúp con duy trì sự phát triển này nhé!
Chỉ số BMI của trẻ em từ 85 – 95%
Trường hợp chỉ số BMI trẻ em từ 85 – 95% cho thấy trẻ đang chuyển dần sang giai đoạn béo phì. Nhiều bậc phụ huynh cho rằng, trẻ thừa cân ở lứa tuổi này là bình thường, thậm chí là mũm mĩm, đáng yêu. Tuy nhiên, mẹ lại không biết rằng nó có thể khiến con gặp nhiều vấn đề về sức khỏe trong tương lai.
Những bé có dấu hiệu béo phì thường ít vận động nên cơ thể kém linh hoạt, khó hòa nhập với môi trường, nhiều trẻ còn bị bạn bè trêu chọc. Từ đó, trẻ trở nên tự ti, không dám tiếp xúc nhiều dẫn đến hiện tượng trầm cảm.
Chỉ số BMI của trẻ em trên 95%
Chỉ số BMI của trẻ ở mức trên 95%, đây là con số đáng báo động, các bố mẹ không được chủ quan. Bởi trẻ đã thuộc vào dạng thừa cân trầm trọng. Khi bị béo phì trẻ dễ gặp các vấn đề như: rối loạn lipid máu, huyết áp cao, các bệnh lý mạch vành… Nếu mở tích tụ nhiều ở cơ hoành sẽ làm giảm chức năng hô hấp của trẻ. Đôi lúc trẻ cảm thấy khó thở, ngưng thở khi ngủ khiến não thiếu oxy, từ đó dẫn đến hội chứng Pickwick.
Không những vậy, những trẻ quá thừa cân cũng dễ mắc một số bệnh về tiêu hóa như gan nhiễm mỡ, máu nhiễm mỡ, sỏi mật. Trẻ cũng có nguy cơ cao gặp các bệnh khác như ruột nhiễm mỡ hoặc gây đầy hơi, táo bón, một số bệnh về đại tràng, trực tràng khác.
5. Bố mẹ nên làm gì để giữ chỉ số BMI của trẻ em trong phạm vi khỏe mạnh?
Như đã nói, trẻ bị thiếu cân (suy dinh dưỡng) hay thừa cân (béo phì) đều khiến chỉ số BMI bị thay đổi. Nếu quá thấp dưới 5% hoặc quá cao trên 85% có nghĩa cơ thể, sức khỏe của trẻ đang sự không tốt. Để hạn chế nguy cơ mắc các bệnh trên, các bố mẹ nên hỗ trợ để trẻ phát triển cân nặng trong giới hạn, ở mức có thể kiểm soát được bằng cách cách sau:
- Mẹ nên điều chỉnh lại chế độ ăn uống, đặc biệt bổ sung nhiều rau và trái cây mỗi ngày. Ngay cả khi trẻ không thích ăn rau bạn cũng nên tập cho trẻ và đưa thêm các loại trái vào những bữa ăn chính, ăn phụ.
- Khuyến khích trẻ thường xuyên vận động, tập luyện thể dục thể thao. Mỗi ngày dành ra một ít thời gian cho các hoạt động thể chất. Dù chỉ là những bài tập nhỏ thôi nhưng sẽ tăng cường sự dẻo dai và sức khỏe của bé đó.
>>>>>Xem thêm: 5 lời khuyên tốt nhất dành cho các mẹ có con hay bị bạn bè bắt nạt
- Cho trẻ uống nhiều nước, tuyệt đối không cho trẻ dùng nhiều thức uống có đường, nước có gas, trà và cà phê thêm đường. Đồng thời, tránh ăn thức ăn nhanh, đồ nhiều dầu mỡ. Bởi chúng sẽ khiến bé tăng cân nhanh chóng.
- Trẻ cần ngủ đủ giấc để thúc đẩy protein trong mô, tăng thể tích và thúc đẩy sự phát triển của cơ thể, cả về hệ thống xương. Cải thiện chiều cao và cân nặng chuẩn của cơ thể. Thức khuya thường xuyên có tỷ lệ tăng cân cao hơn so với người ngủ sớm.
Chắc hẳn qua những thông tin mà Chuyên mục Thể chất của trẻ vừa chia sẻ, bố mẹ đã hiểu hơn về chỉ số BMI của trẻ em là gì, cộng dụng và cách tính của rồi phải không nào? Tuy có thể không hoàn toàn chính xác nhưng đây cũng là cách nhận biết về thể trạng cơ thể bé khá hay. Từ đó, bố mẹ có cách điều chỉnh phù hợp. Vì thế, hãy theo dõi chỉ số này của trẻ thường xuyên thay vì chỉ dự đoán vào chân nặng hay chiều cao nhé!
Tuyết Nhi