Trong giai đoạn ăn dặm trẻ thường có biểu hiện buồn nôn và nôn trớ, thậm chí một số trẻ nôn trớ nhiều lần trong ngày khiến cơ thể giảm khả năng hấp thu dinh dưỡng và ảnh hưởng đến sự phát triển về thể chất, tâm lý.
Bạn đang đọc: Chỉ cần ăn 8 thực phẩm này trẻ sẽ giảm ngay nôn ói trong thời kỳ ăn dặm đấy mẹ ơi!
Để khắc phục tình trạng này, mẹ hãy tham khảo một số thực phẩm sau để giúp giảm cảm giác nôn ói ở trẻ khi ăn dặm nhé.
Contents
1. Táo
Táo chứa hàm lượng chất xơ lớn nên hỗ trợ kiềm chế chất gây buồn nôn trong hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, mẹ không nên cho trẻ ăn nhiều vì ăn nhiều sẽ không đạt được hiệu quả như mong muốn. Mẹ chỉ cần cho trẻ ăn khoảng 1 miếng nhỏ và ăn trước hoặc sau bữa ăn đều được.
2. Gừng
Không chỉ có tác dụng trị đau đầu hay tiêu chảy mà gừng còn là thần dược trị cảm giác nôn ói, ói mửa ở trẻ nhỏ. Nếu trẻ thường xuyên bị nôn ói sau khi ăn xong mẹ đừng quên cho trẻ uống một tách trà gừng nóng, pha thêm chút đường (hay mật ong nếu trẻ trên 1 tuổi) để trẻ uống. Cảm giác buồn nôn sẽ giảm nhanh chóng.
Gừng không chỉ giảm cảm giác nôn ói ở trẻ em mà còn giảm cảm giác nôn ói khi mang thai và say xe nữa đó mẹ!
3. Chuối
Cho trẻ ăn chuối thường xuyên sẽ giúp trẻ giảm cảm giác nôn ói và ói mửa trong giai đoạn thơ ấu. Do chuối chứa hàm lượng kali lớn – đây chính là vi chất giúp trẻ giảm ói mửa và tiêu chảy nhanh.
Tuy nhiên, mẹ đừng cho trẻ ăn quá nhiều chuối có thể dẫn đến táo bón. Mỗi ngày mẹ chỉ cần cho trẻ ăn một quả chuối nhỏ là được.
4. Trà bạc hà
Một nhánh bạc hà có thể nhai trực tiếp hoặc cho trẻ uống trà bạc hà cũng là cách giúp trẻ giảm cảm giác nôn ói rất tốt. Bạc hà được xem là thuốc quý dành cho dạ dày, có thể giúp giải quyết các vấn đề như hội chứng ruột kích thích, buồn nôn, đau bụng tiêu chảy hoặc táo bón. Mẹ có thể cho trẻ dễ dàng sử dụng trà bạc hà vì nó không chứa đường như kẹo bạc hà.
5. Quả hạch
Tìm hiểu thêm: Cách cho bé bú bình an toàn và không gây đầy hơi cho bé
Loại quả này gồm nhiều thành phần dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe của trẻ và không phải mẹ nào cũng biết. Theo đó, quả hạch không chỉ tốt cho tim mạch, giàu selen chống lại quá trình oxy hóa các gốc tự do trong có thể mà còn chứa nhiều protein giúp cung cấp protein cho cơ thể và ngăn ngừa cảm giác nôn ói ở trẻ.
Mẹ có thể sử dụng quả hạch như món ăn nhẹ hàng ngày cho trẻ để thay đổi khẩu vị cho trẻ.
6. Bánh quy
Bánh quy là thực phẩm giàu tinh bột giúp con hấp thu axit trong dạ dày và tạm giải quyết những vấn đề ở dạ dày như hội chứng kích thích ruột và gây buồn nôn ở trẻ. Tuy nhiên, bánh quy chứa khá nhiều đường và muối, mẹ cũng không nên lạm dụng thực phẩm này.
Mẹ có thể chỉ nên cho con ăn khoảng 1 – 2 miếng trong ngày để con giảm cảm giác buồn nôn mà thôi. Khi trẻ không còn bị thường xuyên nôn ói nữa, mẹ có thể giảm lượng bánh quy mỗi ngày xuống.
7. Nước
>>>>>Xem thêm: Thuốc ngừa thai Drosperin có an toàn và chất lượng không?
Nước sẽ hỗ trợ giảm cảm giác buồn nôn, ngay khi bé cảm thấy buồn nôn mẹ có thể cho trẻ uống một chút nước. Mẹ không nên cho trẻ uống nhiều một lúc, hãy cho trẻ uống từng ngụm một để tránh những cơn đau đầu xuất hiện và kèm theo chứng buồn nôn.
Ngoài ra, cần bổ sung nước đầy đủ cho trẻ để tăng sự trao đổi chất trong cơ thể, giúp cơ thể thải độc tố và tăng sức đề kháng.
8. Thức ăn lỏng
Trẻ hay bị nôn ói, buồn nôn trong giai đoạn ăn dặm mẹ không nên cho ăn các loại thực phẩm cứng, khó tiêu. Nên cho trẻ ăn các loại thức ăn lỏng như súp gà hay các loại súp khác để làm nhẹ các vấn đề bao tử.
Ngoài ra, mẹ có thể cho trẻ uống các thức uống giúp buồn nôn như trà gừng, nước chanh hay kem cũng giúp giảm cảm giác buồn nôn ở trẻ.
Blogtretho.edu.vn (Tổng hợp)