Biết rõ về chế độ thai sản năm 2017 và 2018 sẽ giúp các chị em bảo đảm được lợi ích của mình trong suốt quá trình mang thai. Nhất là với những ai đang chuẩn bị hoặc đang trong giai đoạn thai kì, thì càng nên chú ý đến những thay đổi mới nhất, về luật bảo hiểm thai sản. Và để giúp các chị em dễ dàng theo dõi, trong bài viết này Blogtretho.edu.vn sẽ cập nhật thông tin về chế độ thai sản một cách chi tiết và cụ thể nhất.
Bạn đang đọc: Chế độ thai sản trong năm 2017 và 2018 mẹ cần biết
Contents
- 1 1. Chế độ thai sản năm 2017
- 2 2. Những thay đổi mới trong chế độ thai sản 2018
- 2.1 2.1. Bổ sung thêm chế độ thai sản cho người chồng
- 2.2 2.2. Chế độ phục hồi, dưỡng sức sau sinh
- 2.3 2.3. Chế độ thai sản sau sinh trường hợp mẹ mất hoặc con mất
- 2.4 2.4. Quy định về việc đi làm trước hạn
- 2.5 2.5. Chế độ cho mẹ bầu sẩy thai, nạo hút thai hoặc thai chết lưu
- 2.6 2.6. Chế độ thai sản đối với phụ nữ mang thai hộ
1. Chế độ thai sản năm 2017
Theo Luật bảo hiểm xã hội hiện hành, phụ nữ sinh con từ ngày 1/7/2017, trợ cấp thai sản sẽ tăng 7,4% dựa trên mức lương cơ bản. Riêng các chế độ nghỉ dưỡng, tính lương sẽ được chia cụ thể theo ba giai đoạn sau.
1.1. Khi mang thai và trong suốt 40 tuần thai kì
Chế độ thai sản bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày đầu tiên bạn biết mình có thai. Theo đó, mẹ bầu được quyền nghỉ việc để đi khám thai 5 lần, mỗi lần được nghỉ 1 ngày công. Ngoài ra, với những mẹ bầu ở vùng sâu vùng xa, di chuyển đến cơ sở y tế khó khăn hoặc trường hợp thai nhi cần chăm sóc đặc biệt sẽ được nghỉ phép 2 ngày cho mỗi lần khám.
Bên cạnh đó, nếu có bất kì biến chứng nào xảy ra trong suốt thời gian mang thai như sảy thai, thai chết lưu, sinh con non… người mẹ cũng được hưởng một số đặc quyền như:
- Trường hợp sảy thai dưới 1 tháng được nghỉ phép 10 ngày
- Từ 1-3 tháng được nghỉ phép 20 ngày
- Từ 3-6 tháng được nghỉ phép 40 ngày
- Từ 6 tháng trở lên được nghỉ phép 50 ngày
Chú ý những ngày nghỉ trên đã bao gồm các ngày nghỉ lễ, tết và ngày nghỉ hàng tuần.
1.2. Khi sinh con
Thời gian nghỉ phép
Thời gian nghỉ trước và sau sinh con của các mẹ tổng cộng là 6 tháng, trong đó thời gian nghỉ trước khi sinh không quá 2 tháng. Riêng với những trường hợp đặc biệt sẽ được tính như sau:
- Mẹ mang đa thai, từ bé thứ 2 trở đi: được tính thêm 1 tháng/1 bé vào thời gian nghỉ.
- Mẹ muốn nghỉ thêm: có thể xin nghỉ phép nghỉ không hưởng lương.
- Mẹ muốn đi làm trước thời gian nghỉ phép: vẫn được trợ cấp thai sản đầy đủ theo quy định, cộng thêm phần tiền lương cho những ngày làm việc.
- Mẹ là giáo viên nghỉ thai sản dịp hè: được nghỉ bù thêm 2 tháng, tổng cộng 8 tháng. Tuy nhiên, mẹ bầu lưu ý 2 tháng nghỉ này sẽ không được bảo hiểm chi trả.
Mức trợ cấp thai sản
Mẹ bầu sẽ được hưởng bằng 100% bình quân tiền lương hàng tháng của 6 tháng liền kề trước khi sinh. Ngoài ra, mẹ sẽ được trợ cấp 2 tháng lương tối thiểu chung cho mỗi bé một lần khi sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 4 tháng tuổi.
Hỗ trợ sau khi sinh
Trong khoảng thời gian 30 ngày kể từ ngày làm việc đầu tiên sau chế độ nghỉ thai sản, mẹ có quyền xin nghỉ thêm nếu sức khỏe chưa phục hồi nhưng vẫn được nhận 30% lương tối thiểu chung/ngày (trường hợp nghỉ tại nhà), hoặc 40% lương tối thiểu chung/ngày (trường hợp nghỉ tại cơ sở tập trung hay cơ sở làm việc).
Ngoài ra, trong năm làm việc, mẹ còn được hưởng quyền nghỉ thêm. Cụ thể:
- Trường hợp bình thường được nghỉ 5 ngày/1 năm.
- Trường hợp sinh mổ được nghỉ tối đa 7 ngày/1 năm.
- Trường hợp mang đa thai được nghỉ tối đa 10 ngày/ năm.
2. Những thay đổi mới trong chế độ thai sản 2018
2.1. Bổ sung thêm chế độ thai sản cho người chồng
Theo Luật Bảo hiểm xã hội mới nhất, nếu người chồng tham gia bảo hiểm xã hội sẽ được trợ cấp một lần bằng 2 tháng lương cơ sở cho mỗi bé nếu vợ sinh con. Ngoài ra, người chồng cũng được nghỉ phép từ 5 đến 14 ngày theo chế độ thai sản. Cụ thể như sau:
- Nếu vợ sinh thường: nghỉ 5 ngày làm việc.
- Vợ sinh con phải phẫu thuật hoặc sinh con dưới 32 tuần tuổi: nghỉ 7 ngày làm việc.
- Vợ sinh đôi: nghỉ 10 ngày làm việc. Ngoài ra mỗi đứa con cộng thêm 3 ngày làm việc nếu từ sinh 3 trở đi.
- Vợ sinh đôi và phải phẫu thuật: nghỉ 14 ngày làm việc.
Lưu ý thời gian nghỉ trên được tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con.
Tìm hiểu thêm: Ăn mực trong thai kỳ ảnh hưởng gì đến thai nhi và mẹ?
2.2. Chế độ phục hồi, dưỡng sức sau sinh
Theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội, chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau sinh là từ 5 đến 10 ngày trong 30 ngày kể từ ngày làm việc đầu tiên.
Mức hưởng phụ cấp sau sinh một ngày sẽ bằng 30% số mức lương cơ sở, tăng 5% so với trước.
2.3. Chế độ thai sản sau sinh trường hợp mẹ mất hoặc con mất
Theo quy định, trường hợp không may con mất sau sinh sẽ được nghỉ 4 tháng tính từ ngày sinh con. Đồng thời mẹ sẽ được nhận một khoản trợ cấp bằng 02 lần lương cơ sở.
Trường hợp sức khỏe người mẹ sau khi sinh còn yếu thì có thể được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ 05 ngày đến 10 ngày. Thời gian nghỉ này đã bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết và ngày nghỉ hằng tuần.
Nếu thời gian nghỉ rơi vào từ cuối năm trước chuyển tiếp sang đầu năm sau thì thời gian nghỉ đó được tính cho năm trước. Thời gian nghỉ sẽ phụ thuộc vào người sử dụng lao động và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở quyết định. Cụ thể như sau:
- Phụ nữ sinh một lần từ hai con trở lên nghỉ tối đa 10 ngày.
- Phụ nữ sinh con phải phẫu thuật nghỉ tối đa 07 ngày.
- Các trường hợp khác nghỉ tối đa 05 ngày.
Theo quy định về trường hợp mẹ mất sau sinh, nếu cả cha và mẹ đều tham gia BHXH thì cha sẽ là người được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản đối với thời gian còn lại thay người mẹ.
Mức hưởng chế độ thai sản của người cha sẽ tính bằng mức bình quân 06 tháng liền kề mức tiền lương đóng BHXH, trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trong trường hợp, người cha chưa đóng đủ 06 tháng bảo hiểm, thì mức hưởng sẽ tính trên mức bình quân tiền lương đóng BHXH những tháng đã đóng BHXH trước đó của cha.
Trường hợp đặc biệt, nếu mẹ không đủ điều kiện để hưởng chế độ thai sản thì cha hay người trực tiếp nuôi bé sẽ được nghỉ việc và hưởng chế độ thai sản khi con đủ 6 tháng tuổi. Ngoài ra nếu cha hay người trực tiếp nuôi không nghỉ việc, thì bên cạnh tiền lương những ngày làm việc, còn được hưởng mức trợ cấp theo quy định của chế độ thai sản với thời gian còn lại của mẹ.
2.4. Quy định về việc đi làm trước hạn
Theo quy định mới, mẹ sau sinh sẽ được đi làm trước hạn sau khi đã nghỉ ít nhất là 4 tháng. Đồng thời, mẹ đang nghỉ thai sản cần phải báo trước và chỉ được người sử dụng lao động đồng ý thì mới được đi làm trước hạn. Về tiền lương sẽ vẫn được hưởng nguyên như trước và cộng thêm hưởng chế độ thai sản cho đến khi đủ 6 tháng.
2.5. Chế độ cho mẹ bầu sẩy thai, nạo hút thai hoặc thai chết lưu
Trong trường hợp mẹ bầu bị sẩy thai, hay nạo hút thai hoặc thai chết lưu sẽ được nghỉ phép theo quy định. Cụ thể:
- Thai dưới 1 tháng tuổi nghỉ 10 ngày.
- Thai từ 1 tháng đến dưới 3 tháng nghỉ 20 ngày.
- Từ 3 tháng đến dưới 6 tháng nghỉ 40 ngày.
- Từ 6 tháng trở lên nghỉ 50 ngày.
2.6. Chế độ thai sản đối với phụ nữ mang thai hộ
Theo quy định, người mang thai hộ cũng được hưởng các chế độ thai sản như các mẹ bầu bình thường, cho đến thời điểm giao đứa trẻ cho người mẹ nhờ mang thai hộ, nhưng không vượt quá 6 tháng.
>>>>>Xem thêm: Cảnh báo các mẹ bầu cơ thể thiếu vitamin E sẽ làm tăng nguy cơ sẩy thai
Nếu kể từ ngày sinh đến lúc giao đứa trẻ mà thời gian hưởng chế độ thai sản chưa đủ 60 ngày, thì người mang thai hộ vẫn được hưởng chế độ thai sản cho đến khi đủ 60 ngày, bao gồm ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết và ngày nghỉ hằng tuần.
Về phía người mẹ nhờ mang thai hộ cũng được hưởng chế độ thai sản theo quy định là từ thời điểm nhận con cho đến khi con đủ 6 tháng tuổi.
Hi vọng với những thông tin về chế độ thai sản Blogtretho.edu.vn vừa chia sẻ, cập nhật trên đây, các chị em sẽ hiểu rõ hơn về các chính sách, quy định bảo hiểm đối với phụ nữ khi mang thai. Điều này nhằm giúp chị em có thể tự bảo vệ quyền lợi cho chính mình. Mến chúc chị em sức khỏe, hạnh phúc.
Lâm Phong tổng hợp